Điểm danh các ngân hàng lỗ đậm do đổ tiền vào chứng khoán đầu tư
Lộ diện ngân hàng chuyển giao bắt buộc về Vietcombank |
Ảnh minh họa |
Ngân hàng "đổ xô" vào chứng khoán đầu tư
Theo Báo cáo tài chính năm 2022 của 27 ngân hàng đang niêm yết, ước tính tổng giá trị danh mục chứng khoán đầu tư của tất cả các ngân hàng này đang chiếm trung bình khoảng 13% tổng tài sản.
Đến cuối năm 2022, tổng tài sản của các ngân hàng xấp xỉ 12,7 triệu tỉ đồng, ước tính các ngân hàng thương mại đổ tổng cộng khoảng 1,65 triệu tỉ đồng vào kênh chứng khoán đầu tư.
Cơ cấu chứng khoán đầu tư của các ngân hàng hiện nay gồm rất nhiều các sản phẩm như trái phiếu, tín phiếu, giấy tờ có giá và trong đó, trái phiếu thường là loại hình đầu tư phổ biến nhất.
Thêm vào đó, bước sang các tháng đầu năm 2023, chứng khoán đầu tư có xu hướng tăng mạnh tại nhiều ngân hàng.
Trong đó, tại VietinBank, danh mục chứng khoán đầu tư tại thời điểm ngày 31/3/2023 tăng vọt hơn 20.000 tỷ đồng so với cuối năm 2022, lên xấp xỉ 200.465 tỷ đồng (chiếm gần 11% tổng tài sản của ngân hàng).
Với BIDV, đến cuối tháng 3/2023 ngân hàng này cũng đang nắm giữ hơn 236.748 tỷ đồng chứng khoán đầu tư các loại, chiếm tới hơn 11,2% tổng tài sản có của ngân hàng.
Tại một số ngân hàng, danh mục chứng khoán đầu tư chiếm đến hơn 20% tổng tài sản của ngân hàng. Như Ngân hàng VIB, danh mục chứng khoán đầu tư bất ngờ tăng vọt hơn 33.480 tỉ đồng so với cuối năm 2022, lên tới gần 73.770 tỷ đồng (chiếm 20,65% tổng tài sản của ngân hàng).
Dựa trên Báo cáo tài chính quý I/2023, danh mục chứng khoán đầu tư cũng tăng mạnh ở nhiều ngân hàng khác, từ quy mô lớn đến nhỏ. Điển hình như Techcombank, danh mục chứng khoán đầu tư có xu hướng giảm nhẹ so với cuối năm 2022. Nhưng ở thời điểm ngày 31/3/2023, nhà băng này vẫn đang nắm giữ tới 99.071 tỷ đồng chứng khoán đầu tư (khoảng 13,7% tổng tài sản).
Loạt ngân hàng thua lỗ
Chứng khoán đầu tư ngoài khả năng sinh lời còn giúp các ngân hàng cân bằng rủi ro và do dễ dàng mua bán nên có thể đáp ứng nhu cầu thanh khoản kịp thời hoặc dùng cầm cố để vay vốn bổ sung. Do đó, đây là mục đầu tư ưa thích của phần lớn các ngân hàng thương mại tại Việt Nam hiện nay.
Tuy nhiên, với hàng loạt biến động trên thị trường tài chính tiền tệ trong năm 2022, chứng khoán đầu tư lại khiến rất nhiều ngân hàng, cả quy mô lớn lẫn nhỏ đều thua lỗ.
Năm 2022, Techcombank ghi nhận khoản lỗ thuần hơn 218 tỷ đồng ở khoản mục chứng khoán đầu tư. Bước sang quý I/2023, nhà băng này tiếp tục ghi nhận lỗ thêm hơn 30,6 tỉ đồng cũng ở khoản mục này.
Ở thời điểm cuối tháng 3.2023, giá trị danh mục chứng khoán đầu tư của Techcombank giảm về còn 99.071 tỷ đồng sau khi trừ đi hơn 336 tỷ đồng dự phòng rủi ro.
VIB ghi nhận lỗ đậm ở mảng chứng khoán đầu tư và kinh doanh ngoại hối vào năm 2022. Ảnh: Chụp báo cáo tài chính |
Tương tự tại Ngân hàng VIB, danh mục đầu tư chứng khoán tăng vọt lên 73.770 tỷ đồng trong năm 2022 khiến ngân hàng này lỗ tổng cộng 176 tỷ đồng ở mảng mua bán danh mục này.
Đến hết quý I/2023, số lỗ của VIB ở danh mục chứng khoán vẫn chưa dừng lại khi ngân hàng ghi nhận thêm khoản lỗ hơn 10,3 tỉ đồng.
Tại nhóm các ngân hàng quốc doanh, ngân hàng BIDV ghi nhận lỗ 165 triệu đồng khi kết thúc 3 tháng đầu năm 2023 ở khoản đầu tư này.
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Lãi suất đang và sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chia sẻ, thời gian tới, lãi suất sẽ tiếp tục giảm để hỗ trợ doanh nghiệp, nền kinh ... |
5 công ty con của EVN gửi ngân hàng hàng chục tỷ đồng EVN đang báo lỗ nặng và liên tục xin tăng giá điện trong khi khi các doanh nghiệp thuộc “hệ sinh thái” EVN vẫn báo ... |
Loạt ngân hàng tiếp tục đua nhau giảm lãi suất huy động Trong vòng chưa đầy nửa tháng sau đợt giảm đồng loạt hồi cuối tháng 5, nhiều ngân hàng giảm lãi suất huy động lần thứ ... |