BIC ra mắt bảo hiểm sức khỏe, tổng mức chi trả lên đến 2 tỷ đồng |
Ảnh minh hoạ |
UBND TP.HCM vừa có văn bản chỉ đạo giải quyết tình hình chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên địa bàn TP. Theo đó, thời gian qua đa số các doanh nghiệp đã thực hiện tốt chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế cho người lao động. Nhưng vẫn còn nhiều doanh nghiệp chậm đóng gây khó khăn cho việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội, ảnh hưởng quyền lợi của người lao động.
Cụ thể, theo số liệu của Bảo hiểm Xã hội thành phố, tính đến ngày 30/6/2023, tổng số doanh nghiệp chậm đóng là 82.258 đơn vị với số tiền chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế là 6.222 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 7,26% so với kế hoạch thu.
Trong đó, có 5.113 đơn vị chậm đóng từ 6 đến dưới 12 tháng, với số tiền gần 570 tỷ đồng, chiếm 9% số tiền chậm đóng. Đặc biệt, có 29.478 đơn vị chậm đóng từ 12 tháng trở lên với số tiền 3.392 tỷ đồng, chiếm 54,52% tổng số tiền chậm đóng.
Vì vậy, UBND TP chỉ đạo các sở, ban, ngành TP; UBND quận, huyện, TP Thủ Đức tiếp tục phối hợp chặt chẽ với cơ quan bảo hiểm xã hội xây dựng kế hoạch tổ chức kiểm tra, thanh tra các doanh nghiệp chậm đóng. Kiên quyết xử lý hành vi vi phạm về pháp luật bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
UBND TP đề nghị Liên đoàn Lao động TP thông báo tình hình chậm đóng của doanh nghiệp cho công đoàn cơ sở để thông tin lại cho người lao động được biết và tác động để doanh nghiệp nộp kịp thời.
Đáng chú ý, TP còn giao Công an TP.HCM phối hợp với Bảo hiểm xã hội thực hiện xác minh, củng cố hồ sơ và đề nghị khởi tố một vài đơn vị chậm đóng bảo hiểm theo điều 216 Bộ luật Hình sự hoặc yêu cầu các doanh nghiệp chậm đóng xây dựng kế hoạch cam kết và thực hiện nộp tiền.
Còn nhiều khó khăn để khởi kiện doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội |