Theo đó, trong khoản nợ ngắn hạn phải trả hơn 2.957 tỷ đồng Fecon có 2 khoản nợ đang chú ý liên quan đến người lao động. Cụ thể, đơn vị này còn đang nợ người lao động 42,9 tỷ đồng, con số này so với nợ phải trả đầu kỳ tăng 3,8 tỷ đồng. Còn nợ quỹ khen thưởng phúc lợi 7,8 tỷ đồng, giá trị này thấp hơn đầu kỳ 700 triệu đồng.
Fecon nợ 42,9 tỷ đồng tiền của người lao động |
Ngoài ra, đơn vị này cũng nợ gần 2,9 tỷ kinh phí công đoàn, so với đầu năm con số này tăng 700 triệu, nợ bảo hiểm xã hội gần 719 triệu đồng, nợ 153 triệu tiền bảo hiểm y tế, nợ 82 triệu đồng tiền bảo hiểm thất nghiệp.
Các khoản phải trả ngắn hạn khác |
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho thấy, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của FECON đang âm 209 tỷ đồng, năm 2021 âm tới 110 tỷ đồng. Điều này cho thấy FECON đang đang gặp khó khăn về dòng tiền.
Giai đoạn 2019 đến 2022, doanh thu của FECON loanh quanh ở mức khoảng 3.000 tỷ đồng, mức doanh thu thuần của năm 2022 cũng chỉ đạt 3.043,5 tỷ đồng, kém cả doanh thu năm 2019.
Doanh thu đi ngang nhưng lợi nhuận liên tục sụt giảm qua từng năm, năm 2019, lợi nhuận sau thuế đạt 211 tỷ đồng nhưng đến năm 2022, lợi nhuận này chỉ còn vỏn vẹn 51,3 tỷ đồng.
Xét về tài chính, tính đến năm 2022, FCN đang có khố tài sản lên tới 7.566 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là tài sản ngắn hạn chiếm 5.055 tỷ đồng. Hết năm, FCN đang có các khoản phải thu ngắn hạn đạt gần 3.000 tỷ đồng, tuy nhiên chất lượng các khoản phải thu tích cực khi FECON chỉ phải dự phòng con số rất nhỏ là 3,8 tỷ đồng.