![]() |
Ông Hà Dương Minh chia sẻ tại họp báo |
Ý kiến được ông Hà Dương Minh, Giám đốc khoa học, Sáng kiến về chuyển đổi năng lượng Việt Nam (VIET) đề cập tại buổi họp báo khai mạc Triển lãm Quốc tế về Giải pháp Năng lượng & Điện (EPV) - Hệ thống nhiệt, Thông gió, Điều hoà, Lọc khí và Hệ thống làm lạnh (HVACR) - Hàng hải (INMEX) do Công ty Informa Markets Việt Nam tổ chức ngày 7/9 tại SECC, TP.HCM.
Theo ông Minh, chúng ta đang đối diện với cuộc khủng hoảng năng lượng lần thứ 4, lần này có khác biệt lớn, giá năng lượng cao tác động tới mọi chi phí. Điều cần làm lúc này là làm sao giải quyết được khủng hoảng năng lượng.
Vị này nêu, điện từ năng lượng mặt trời, điện gió rẻ hơn nhiệt điện từ than, khí đốt… Lấy ví dụ, chí phí sản xuất trung bình tại châu Âu với năng lượng hóa thạch là 23 cent/Kwh, điện khí đốt đắt gấp 4-6 lần so với điện năng lượng mặt trời và gió ở châu Âu hay Việt Nam. Việt Nam là một trong những nước có thể mang lại lợi nhuận đối với dự án điện áp mái nhà công nghiệp.
Cũng theo ông Minh, hiện có 2 mâu thuẫn cơ bản định hình năng lượng Việt Nam hiện nay. Một, mâu thuẫn giữa tính chất việc giảm phát thải nhà kính. Mục tiêu trung hòa carbon đến 2050 đòi hỏi thay đổi tư duy các bên, mất nhiều thời gian. Sự bùng nổ năng lượng thủy điện, mặt trời, gió cho thấy bối cảnh năng lượng Việt Nam khá lớn. Các nhà máy trung hòa carbon và các khu công nghiệp, các lò đốt chất thải thành điện xuất hiện nhiều…
Điểm nữa là sự tự do hóa thị trường. Các ràng buộc về an ninh quốc gia đòi hỏi xây dựng mạng truyền dẫn tập trung. Tuy nhiên tốc độ và nguồn tài chính lại phù hợp với nguồn đầu tư của tư nhân cho các dự án phát điện mới.
Ngành năng lượng Việt Nam vẫn còn do Nhà nước quản lý nhiều, trong đó các DNNN chiếm ưu thế cho lĩnh vực than khí điện. Có nghĩa luật sẽ định nghĩa về quy hoạch. Việc quy hoạch bắt đầu bằng dự báo nhu cầu điện, thiết lập các nhà máy, sau đó xây dựng các đường dây, trạm biến áp…Tuy nhiên mỗi kế hoạch phải có sự điều chỉnh phù hợp theo hoàn cảnh. Ví dụ năm vừa qua sử lại Quy hoạch điện 7, cho tư nhân tham gia vào. Nhà nước không thể đưa ra quyết định cuối cùng cho các nhà đầu tư tư nhân, một số quy hoạch không mang tính bắt buộc mà chỉ mang tính chỉ dẫn…
“Các nhà hoạch định chính sách cần công bằng để giải quyết những mâu thuẫn trên. Chúng ta phải xây dựng hệ thống có thể giống như điều khiển một con tàu, có kế hoạch cụ thể đích đến”, ông Hà Dương Minh nêu.
Ông Minh cho rằng, với bối cảnh hiện nay, vốn đầu tư tư nhân có sẵn, cần thúc đẩy năng lượng tái tạo. Chính phủ đang nỗ lực phát triển ngàng năng lượng mạnh mẽ, đẩy mạnh đấu giá, thỏa thuận điện tiêu thụ. Các dự án năng lượng mặt trời, gió đòi hỏi hệ thống năng lượng phát triển. Điều này cần thu hút quỹ đầu tư vào.
Và đề thu hút đầu tư năng lượng tại Việt Nam, chuyên gia VIET nêu một số điểm. Một, chúng ta phải giải quyết được hiệu quả về điện, có những phương pháp khác nhau. Ví dụ có những chính sách về năng lượng áp mái thông minh để có thể áp dụng tại các khu đô thị thông minh. Hai là chính sách về năng lượng mặt trời, gió.
Vị này nêu, Việt Nam đã phát triển năng lượng trong 10 năm qua, nếu chúng ta nhập khẩu năng lượng càng đắt hơn nữa. Cần có sự hỗ trợ về bảo đảm giá cả, ưu đãi về thuế. Và điều quan trọng phải cung cấp cơ chế thị trường.
Ngoài ra, phải tăng giá bán lẻ điện. Cuối cùng, cho phép nhà đầu tư năng lượng tiếp cận thị trường tài chính, những quỹ tài chính xanh, trái phiếu xanh. Nhà nước có thể cung cấp cho EVN trái phiếu xanh để họ có thể thu hút vốn đầu tư trên thị trường.
Chuỗi triển lãm EPV - HVACR – INMEX với diện tích 4.000 m2 và hơn 200 đơn vị tham gia , trong đó hơn 80% đến từ 22 quốc gia phát triển như Đức, Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Singapore,…
Những doanh nghiệp quy mô lớn trong ngành sản xuất đồng hành cùng EPV - HVACR - INMEX bao gồm Makel Elektrik, Transformator Elektromekanik, Thyssenkrupp Electrical Steel Gmbh, Sauter Asia Pacific, Superlon Việt Nam, Wartsila Singapore Pte Ltd, Sun Fong Waterproof,... Trong 3 ngày của triễn lãm, có rất nhiều thiết bị/ công nghệ mới đột phá được trưng bày tại đây.