Lợi nhuận doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp phân hóa

07/08/2022 13:11 Tài chính Đinh Thơm
Hầu hết các doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp đều báo lãi trong quý 2 song mức tăng trưởng lợi nhuận lại phân hóa rõ nét giữa các doanh nghiệp có sẵn quỹ đất cho thuê và các doanh nghiệp đã lấp đầy diện tích khu công nghiệp.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đã được kiểm soát, nhiều doanh nghiệp đã quay trở lại các khu công nghiệp (KCN) để tiếp tục sản xuất, kinh doanh. Bối cảnh thuận lợi đã giúp doanh thu và lợi nhuận của nhóm doanh nghiệp bất động sản(BĐS) KCN tiếp tục ghi nhận sự tăng trưởng.

Thống kê kết quả kinh doanh (KQKD) quý 2 của một số doanh nghiệp BĐS KCN cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp đều có lãi. Tuy nhiên, bức tranh lợi nhuận lại có sự phân hóa rõ nét với gam màu sáng hơn nghiêng về các doanh nghiệp có sẵn quỹ đất trống sẵn sàng cho thuê, trong khi gam màu tối lại phủ lên các doanh nghiệp có diện tích KCN đã lấp đầy.

Lợi nhuận nhiều doanh nghiệp tăng bằng lần

Trong quý 2, Tổng công ty Idico (mã IDC) ghi nhận doanh thu và lợi nhuận cao kỷ lục nhờ các dự án KCN. Theo đó, công ty đạt doanh thu thuần hợp nhất 3.307 tỷ đồng, gấp 2,6 lần so với cùng kỳ 2021 và lợi nhuận sau thuế (LNST) 1.467 tỷ, gấp 4,6 lần cùng kỳ. LNST cổ đông công ty mẹ đạt 1.426 tỷ, gấp 6,2 lần cùng kỳ.

Theo giải trình, doanh thu và lợi nhuận quý 2 của công ty tăng do ghi nhận doanh thu từ các dự án KCN Nhơn Trạch 5, Phú Mỹ 2, Phú Mỹ 2 mở rộng và Hựu Thạnh. Cụ thể, khoản doanh thu chưa thực hiện dài hạn của tổng công ty giảm từ 6.047 tỷ đồng đầu năm về 4.522 tỷ đồng vào cuối quý 2.

Idico đã ghi nhận giảm doanh thu chưa thực hiện dài hạn tại dự án KCN Nhơn Trạch 5 từ 1.395 tỷ đồng về 0, dự án KCN Phú Mỹ 2 từ 1.506 tỷ về 1.415 tỷ, dự án KCN Phú Mỹ 2 mở rộng từ 822 tỷ về 465 tỷ. Ngược lại, KCN Hựu Thạnh tăng doanh thu chưa thực hiện dài hạn từ 24 tỷ lên 154 tỷ, KCN Quế Võ 2 từ 901 tỷ lên 1.055 tỷ.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, LNST của công ty đạt 1.751 tỷ đồng, gấp 5,1 lần nửa đầu năm 2021. Như vậy, sau 2 quý, công ty đã hoàn thành 62,5% kế hoạch doanh thu và 79% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm.

Tổng Công ty Viglacera (mã VGC) cũng công bố lãi lớn trong quý 2 với LNST xấp xỉ 691 tỷ đồng, tăng 98% so với cùng kỳ năm 2021 và doanh thu thuần đạt 4.268 tỷ, tăng 40,6%.

Lũy kế 6 tháng, công ty đạt 8.100 tỷ đồng doanh thu, tăng 90% so với cùng kỳ, 1.740 tỷ đồng lãi trước thuế và 1.443 tỷ đồng lãi sau thuế, lần lượt tăng 121% và 129% so với 6 tháng đầu năm ngoái. Năm 2022, Viglacera đặt kế hoạch doanh thu 15.000 tỷ đồng và lãi trước thuế 1.700 tỷ đồng. Như vậy, sau nửa đầu năm, công ty đã vượt kế hoạch lợi nhuận năm.

Viglacera cho biết, nguyên nhân giúp KQKD quý 2 tăng mạnh là lĩnh vực BĐS KCN tiếp tục phát huy vai trò dẫn dắt đóng góp chủ yếu và mức tăng trưởng lợi nhuận của công ty so với cùng kỳ. Trong khi đó, lĩnh vực vật liệu xây dựng có sự tăng trưởng về quy mô và lợi nhuận do công ty hợp nhất báo cáo tài chính của Công ty TNHH Kính nổi siêu trắng Phú Mỹ do nâng tỷ lệ sở hữu từ 35% lên 65%.

Cùng ghi nhận doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng mạnh trong quý 2, Tổng công ty Đầu tư và phát triển công nghiệp - (Becamex IDC, mã BCM) cho biết doanh thu trong kỳ đạt 1.979 tỷ đồng, tăng 11,7% và LNST gần 979 tỷ, tăng 88% so với cùng kỳ năm trước. Đóng góp chính cho kết quả này là doanh thu kinh doanh BĐS và BĐS đầu tư với 1.512 tỷ đồng, tăng 24% so với cùng kỳ.

Lũy kế 6 tháng, Becamex IDC đạt tổng doanh thu 3.358 tỷ đồng, tăng 7%; LNST đạt xấp xỉ 1.370 tỷ đồng, tăng gần 3% so với cùng kỳ. So với kế hoạch đặt ra năm 2022, BCM đã thực hiện được 34% mục tiêu doanh thu và 46% mục tiêu lợi nhuận.

Tổng CTCP Phát triển Khu Công nghiệp (Sonadezi, mã SNZ) cũng vừa báo doanh thu quý 2 đạt gần 1.317 tỷ, tăng 4% và lãi sau thuế gần 424 tỷ, tăng 41% so với cùng kỳ nhờ doanh thu từ kinh doanh KCN đạt gần 337 tỷ đồng, tăng gần 47%.

Bên cạnh đó, doanh thu từ các mảng dịch vụ cảng và xử lý nước thải cũng lần lượt đạt 296 tỷ (tăng hơn 17%) và 259 tỷ (tăng 29%). Ngoài ra, doanh thu từ hoạt động tài chính cũng tăng tới 75%, đạt gần 210 tỷ.

Nhờ KQKD quý 2 tích cực, LNST 6 tháng đầu năm của Sonadezi tăng trưởng 10% so với cùng kỳ lên 671 tỷ đồng.

Cũng đạt KQKD khả quan trong quý 2, CTCP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (mã ITA) báo doanh thu thuần tăng gấp đôi lên 310 tỷ và LNST gấp hơn 6 lần lên gần 118 tỷ. 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần công ty đạt hơn 373 tỷ và LNST xấp xỉ 134 tỷ, tăng 16% và 77% so với nửa đầu năm ngoái. Mức tăng này chủ yếu là nhờ nguồn thu từ cho thuê đất đã phát triển cơ sở hạ tầng với gần 246 tỷ, tăng 26% so với cùng kỳ.

Lợi nhuận doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp phân hóa ảnh 1

Trong khi các doanh nghiệp trên đều ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng nhờ mảng kinh doanh cốt lõi là cho thuê đất KCN thì Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (mã KBC) lại ghi nhận lãi đột biến từ thu nhập khác.

Trong kỳ, công ty ghi nhận doanh thu thuần giảm 47% xuống 395 tỷ đồng song LNST lại đạt gần 1.934 tỷ, cao gấp gần 24 lần cùng kỳ. Đây là khoản lãi kỷ lục của Kinh Bắc kể từ khi lên sàn và cũng là mức lợi nhuận cao nhất trong nhóm bất động sản KCN.

Đóng góp chính vào mức lợi nhuận cao đột biến này là khoản thu nhập khác lên tới gần 1.918 tỷ đồng. Theo thuyết minh báo cáo tài chính, trong kỳ, KBC ghi nhận hơn 2.397 tỷ đồng là chênh lệch giữa phần sở hữu trong tài sản thuần của bên bị mua và giá phí hợp nhất kinh doanh từ giao dịch tăng tỷ lệ sở hữu lên 48% với CTCP Đầu tư Sài Gòn Đà Nẵng.

Như vậy, sau 6 tháng, Kinh Bắc thu về gần 1.087 tỷ đồng doanh thu thuần và gần 2.457 tỷ LNST, giảm 61% về doanh thu nhưng tăng 210% về lợi nhuận so với cùng kỳ.

Ở chiều ngược lại, do tỷ lệ đất cho thuê tại các KCN gần như đã lấp đầy, lại không có khoản thu nhập khác, doanh thu và lợi nhuận của một số doanh nghiệp như Đầu tư Sài Gòn VRG, Long Hậu, Tín Nghĩa, Sonadezi Châu Đức lại chứng kiến bước thụt lùi so với cùng kỳ dù tiền mặt và "của để dành" là doanh thu chưa thực hiện còn khá lớn.

Là doanh nghiệp có "của để dành" lớn nhất trong nhóm doanh nghiệp BĐS KCN với doanh thu chưa thực hiện lên tới 10.591 tỷ đồng song KQKD của CTCP Đầu tư Sài Gòn VRG (mã SIP) không mấy khả quan trong quý 2. Trong kỳ, công ty ghi nhận doanh thu thuần giảm nhẹ còn 1.610 tỷ và LNST giảm 29% còn 266 tỷ. Lũy kế 6 tháng, doanh thu của công ty tăng nhẹ 3% lên 3.087 tỷ, song lãi sau thuế giảm 9,1% xuống 501 tỷ.

Tình cảnh tương tự cũng xảy ra với CTCP Long Hậu (mã LHG) khi doanh thu giảm 58% so với cùng kỳ xuống 233 tỷ và LNST giảm 81% còn 41 tỷ. Nguyên nhân do doanh thu mảng kinh doanh cốt lõi là cho thuê lại đất đã phát triển cơ sở hạ tầng và nhà xưởng giảm 65% so với cùng kỳ từ 494 tỷ về 173 tỷ.

Lũy kế trong 6 tháng đầu năm, Long Hậu ghi nhận doanh thu đạt 348 tỷ, giảm 47,8% so với cùng kỳ và LNST đạt gần 90 tỷ, giảm 64,4% so với cùng kỳ.

CTCP Phát triển Khu công nghiệp Tín Nghĩa (mã TIP) cũng chứng kiến doanh thu và LNST quý 2 giảm lần lượt 35% và 42% so với cùng kỳ, xuống 38 tỷ và gần 12 tỷ. Lũy kế 6 tháng, doanh thu thuần của công ty đạt 77 tỷ đồng và LNST đạt gần 18 tỷ, lần lượt giảm 51% và 71% so với cùng kỳ. Đến cuối kỳ, khoản tiền mặt của công ty tăng mạnh từ 216 tỷ lên 1.096 tỷ, chiếm 60% tổng tài sản doanh nghiệp.

Trong khi đó, dù vẫn duy trì được doanh thu thuần quý 2 đạt gần 263 tỷ, tăng 17% so với cùng kỳ song LNST của CTCP Sonadezi Châu Đức (mã SZC) lại sụt giảm 44% còn hơn 61 tỷ do giá vốn và chi phí tài chính tăng mạnh. Với kết quả trên, lãi sau thuế nửa đầu năm của công ty bị kéo lùi 28%, về mức gần 137 tỷ đồng.

LNST duy trì đà tăng trưởng nhờ nhu cầu và giá thuê đất tiếp tục tăng

Trong báo cáo cập nhật ngành bất động sản KCN mới đây, SSI Research kỳ vọng trong nửa cuối năm 2022, LNST của các doanh nghiệp BĐS KCN sẽ tăng trưởng 47,3% so với cùng kỳ, nhờ vào nhu cầu đất công nghiệp được kỳ vọng sẽ phục hồi tích cực khi nền kinh tế mở cửa và giá thuê dự kiến tiếp tục tăng trung bình 8-20% so với cùng kỳ, tùy khu vực.

Trong đó, LNST của BCM dự kiến tăng 239% so với cùng kỳ, chủ yếu nhờ chuyển nhượng 18,9ha đất thương mại tại Thành phố mới Bình Dương cho CapitaLand. LNST của IDC dự kiến tăng 266% so với cùng kỳ nhờ thay đổi phương pháp hạch toán từ ghi nhận đều sang ghi nhận một lần tại KCN Phú Mỹ mở rộng và cho thuê mới tại KCN Hựu Thạnh.

Nếu thương vụ mua bán 30 ha tại Khu đô thị Tràng Cát thành công, lợi nhuận ròng của KBC trong 6 tháng cuối năm 2022 dự kiến sẽ tăng trưởng gấp 3 lần so với cùng kỳ.

Lợi nhuận doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp phân hóa ảnh 2
Nguồn cung và giá thuê BĐS KCN một số tỉnh phía Bắc và phía Nam trong quý 2/2022 - Nguồn: JLL

SSI Research cũng dự báo nhu cầu thuê đất KCN sẽ tiếp tục tăng trưởng tích cực trong năm 2023 do xu hướng chuyển dịch sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam vẫn tiếp tục.

Bên cạnh đó, các chính sách thu hút FDI cũng thúc đẩy các nhà đầu tư quay trở lại đầu tư vào Việt Nam, có thể kể đến những chính sách ưu đãi như miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm đầu hoạt động, giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 5 năm tiếp theo, và nhiều ưu đãi khác.

Ngoài ra, việc cải thiện cơ sở hạ tầng trong thời gian tới như các dự án đường vành đai 3 và đường vành đai 4, đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, đường Dầu Giây - Phan Thiết, đường cao tốc Bắc - Nam, cảng Cái Mép Thị Vải và cảng Gemalink sẽ tạo ra kết nối thuận tiện hơn giữa các KCN.

Theo SSI Research, năm 2023, lợi nhuận ròng của các công ty phát triển KCN niêm yết dự kiến sẽ tăng trưởng khoảng 18% so với cùng kỳ do tổng diện tích đất cho thuê tăng trưởng 10%/năm; giá thuê đất dự kiến sẽ tăng 8% tại các KCN phía Nam Việt Nam và 6% tại các KCN phía Bắc Việt Nam vào năm 2023.

Trong đó, LNST của KBC ước đạt 3.7000 tỷ đồng (tăng 25% so với cùng kỳ) do các dự án hiện nay tiếp tục là nguồn thu chính, bên cạnh giai đoạn 3 của dự án KCN Tràng Duệ và các KCN tại Long An có thể bắt đầu tạo ra thu nhập. Lợi nhuận ròng của IDC ước đạt 2.200 tỷ đồng (tăng 24% so với cùng kỳ) chủ yếu do ghi nhận lợi nhuận từ các KCN Hựu Thạnh và Phú Mỹ mở rộng, bên cạnh việc thoái vốn tại các công ty con.

Tuy nhiên, SSI Research cũng lưu ý một số rủi ro là tỷ lệ lấp đầy của các trung tâm công nghiệp như Bình Dương, Đồng Nai và Bắc Ninh đều đã đạt trên 80%. Cùng với đó, thời gian đền bù giải phóng mặt bằng chậm, dẫn đến nguồn cung đất ở các KCN còn lại ít, ảnh hưởng đến việc cho thuê với diện tích lớn.

Các tin khác

VPBank NEOBiz được Global Banking and Finance Review xướng tên ở giải thưởng danh giá

VPBank NEOBiz được Global Banking and Finance Review xướng tên ở giải thưởng danh giá

Vượt qua nhiều ứng cử viên sáng giá, VPBank NEOBiz đã xuất sắc được vinh danh là “Ứng dụng Ngân hàng tốt nhất cho doanh nghiệp Micro SME và SME 2024” do Global Banking and Finance Review (GBAF) - tạp chí tài chính uy tín hàng đầu tại Anh trao tặng.
TPBank dự kiến lợi nhuận năm 2025 cao nhất từ trước đến nay, chưa có kế hoạch chia cổ tức

TPBank dự kiến lợi nhuận năm 2025 cao nhất từ trước đến nay, chưa có kế hoạch chia cổ tức

Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank - mã CK: TPB) vừa công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025. Ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2025 sẽ tăng trưởng khoảng 18,4% so với thực hiện năm 2024.
Ngân hàng Lộc Phát (LPBank) phát động giải chạy trực tuyến LPBank Run4change 2025

Ngân hàng Lộc Phát (LPBank) phát động giải chạy trực tuyến LPBank Run4change 2025

Sáng ngày 30/3/2025, Ngân hàng Lộc Phát (LPBank) đã tổ chức thành công Lễ phát động giải chạy trực tuyến LPBank - Run4change 2025, thu hút sự tham gia của gần 6.000 cán bộ nhân viên trên toàn quốc, khách hàng và đối tác trên khắp cả nước. Sự kiện là bước khởi đầu đầy khí thế cho giải chạy trực tuyến thường niên được mong chờ nhất của LPBank.
Giá vàng gần chạm mốc 100 triệu/lượng: Cẩn trọng khi đầu tư

Giá vàng gần chạm mốc 100 triệu/lượng: Cẩn trọng khi đầu tư

Thị trường vàng trong nước đang trải qua giai đoạn biến động mạnh, khiến không ít nhà đầu tư "đứng ngồi không yên". Giá vàng liên tục "nhảy múa" với biên độ lớn, tạo ra những cơn "sóng thần" trên thị trường, ảnh hưởng trực tiếp đến túi tiền của người dân, đặc biệt là những người lao động có ý định tích lũy tài sản.
Ngày hội Văn hóa SHB - T&T 2025: Ba thập kỷ “Nhất Tâm”, vững bước cùng đất nước vươn Tầm

Ngày hội Văn hóa SHB - T&T 2025: Ba thập kỷ “Nhất Tâm”, vững bước cùng đất nước vươn Tầm

Với tinh thần “Nhất Tâm” và khát vọng cất cánh, SHB và T&T Group đã sẵn sàng đồng hành cùng đất nước tiến vào kỷ nguyên mới. Tại đây, mỗi bước tiến là lời khẳng định đầy tự hào về sức mạnh, sự sáng tạo và tinh thần dân tộc.
VPBank đưa ra công cụ tối ưu tài chính, giúp tiền sinh tiền, lời sinh lời

VPBank đưa ra công cụ tối ưu tài chính, giúp tiền sinh tiền, lời sinh lời

Với thao tác đơn giản, chỉ cần 1 phút đăng ký, tiền nhàn rỗi trong tài khoản của khách hàng sẽ tự động sinh lời theo ngày với mức lợi suất cố định 3,5%/năm trên bất kể kỳ hạn hoặc mức tiền nào. Khách hàng sẽ được nhận tiền gốc và lãi đều đặn mỗi ngày, đặc biệt, vẫn có thể chi tiêu khi cần.
Kỳ 2: Vững tài chính để “an cư lạc nghiệp”

Kỳ 2: Vững tài chính để “an cư lạc nghiệp”

Trong kỳ trước, chúng ta đã cùng nhau nhìn nhận tầm quan trọng của việc xác định những yếu tố cần cân nhắc trước khi đưa ra quyết định mua NOXH. Kỳ này, chúng tôi sẽ đi sâu vào vấn đề cốt lõi làm thế nào để mỗi người lao động có thể quản lý tài chính một cách hiệu quả, từng bước tích lũy để biến giấc mơ sở hữu NOXH thành hiện thực.
“Agribank - Thêm cây, thêm sự sống”, lan tỏa hành trình “Vì tương lai xanh” tại Mê Linh

“Agribank - Thêm cây, thêm sự sống”, lan tỏa hành trình “Vì tương lai xanh” tại Mê Linh

Ngày 14/3/2025, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) đã phối hợp cùng UBND huyện Mê Linh tổ chức chương trình trồng cây xanh với thông điệp “Agribank - Vì một tương lai xanh - Thêm cây, thêm sự sống”.
VPBank tiên phong cung cấp sản phẩm Thấu chi ứng lương lên tới 80 triệu đồng

VPBank tiên phong cung cấp sản phẩm Thấu chi ứng lương lên tới 80 triệu đồng

Thủ tục đơn giản, thời gian phê duyệt nhanh chóng, hạn mức lên tới 80 triệu đồng, sản phẩm Thấu chi ứng lương của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) sẽ giúp người lao động nhanh chóng giải quyết khó khăn khi có nhu cầu tài chính cấp bách.
Đẩy mạnh cho vay sản xuất, kinh doanh lúa gạo

Đẩy mạnh cho vay sản xuất, kinh doanh lúa gạo

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 21/CĐ-TTg ngày 04/3/2025 và chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, Agribank đã khẩn trương ban hành văn bản yêu cầu các Chi nhánh trong toàn hệ thống đẩy mạnh cung ứng vốn tín dụng cho vay sản xuất, kinh doanh lúa gạo.
AI sẽ “soán ngôi” kế toán viên? Giải mã tương lai ngành kế toán trong kỷ nguyên số

AI sẽ “soán ngôi” kế toán viên? Giải mã tương lai ngành kế toán trong kỷ nguyên số

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang tạo ra làn sóng thay đổi mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực, và kế toán cũng không ngoại lệ. Liệu AI có thể thay thế hoàn toàn kế toán viên hay chỉ là một công cụ hỗ trợ đắc lực? Các kế toán viên cần làm gì để thích ứng và phát triển trong kỷ nguyên số?
Công đoàn Ngân hàng: Đồng hành cùng phụ nữ đổi mới, sáng tạo trong kỷ nguyên số

Công đoàn Ngân hàng: Đồng hành cùng phụ nữ đổi mới, sáng tạo trong kỷ nguyên số

Chuyển đổi số mang đến cơ hội lớn nhưng cũng đặt ra không ít thách thức cho lao động nữ ngành Ngân hàng. Nhận thức rõ điều này, Công đoàn Ngân hàng Việt Nam đã và đang chủ động phối hợp, triển khai nhiều hoạt động thiết thực, khẳng định vai trò nòng cốt trong việc hỗ trợ, tạo điều kiện để phụ nữ phát huy tối đa năng lực, không ngừng đổi mới, sáng tạo, góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững của Ngành.
Nữ đoàn viên Agribank phát huy năng lực, phấn đấu đạt thành tích xuất sắc trên các mặt hoạt động

Nữ đoàn viên Agribank phát huy năng lực, phấn đấu đạt thành tích xuất sắc trên các mặt hoạt động

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Công đoàn Ngân hàng Việt Nam, Đảng ủy, Hội đồng thành viên, Ban Điều hành Agribank, phong trào “Giỏi việc ngân hàng, Đảm việc nhà” trong nữ đoàn viên, người lao động (ĐV-NLĐ) được các cấp Công đoàn phát động sâu rộng trong toàn hệ thống. Phong trào đã thực sự trở thành điểm tựa niềm tin, là đòn bảy tích cực khích lệ nữ ĐV-NLĐ lao động giỏi, lao động sáng tạo, phát huy năng lực, phấn đấu đạt thành tích xuất sắc trên các mặt hoạt động.
Techcombank dẫn đầu bảng xếp hạng thương hiệu năm 2024 ngành ngân hàng

Techcombank dẫn đầu bảng xếp hạng thương hiệu năm 2024 ngành ngân hàng

Ngành Ngân hàng hoạt động nổi bật trên mạng xã hội năm 2024 với sự đa dạng hóa chiến dịch truyền thông, kết hợp nội dung văn hóa, giải trí và sự kiện thể thao. Sự sôi động của các chương trình truyền hình lớn như “Anh trai vượt ngàn chông gai”, “Anh trai say hi”, đầu tư vào tài trợ chương trình, cùng các minigame tương tác để thu hút người dùng, livestream tài chính cá nhân, tổ chức giải chạy marathon và video ngắn cũng giúp các ngân hàng tạo lượng lớn thảo luận trong năm.
Tăng trưởng hàng lần trong thập kỷ qua, các ngân hàng Việt thiếu điều gì để lọt Top khu vực?

Tăng trưởng hàng lần trong thập kỷ qua, các ngân hàng Việt thiếu điều gì để lọt Top khu vực?

Trong những năm qua, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng ấn tượng với nhiều nhà băng bắt đầu ghi dấu trên bản đồ xếp hạng ngân hàng toàn cầu. Tuy nhiên, ngân hàng Việt vẫn đứng trước bài toán hóc búa về chiến lược kinh doanh dài hạn. Trong bối cảnh đó, mô hình hệ sinh thái được xem không chỉ là cơ hội, mà còn là hướng đi tất yếu để họ có thể bứt phá, nâng tầm vị thế trong kỷ nguyên số.
Sau “ông lớn” Techcombank Sinh lời tự động, nhiều nhà băng ồ ạt chạy theo xu hướng mới này

Sau “ông lớn” Techcombank Sinh lời tự động, nhiều nhà băng ồ ạt chạy theo xu hướng mới này

Techcombank Sinh Lời Tự Động vừa ra mắt phiên bản 2.0, nâng trải nghiệm khách hàng lên tầm cao mới, tiếp tục khẳng định vị trí dẫn đầu trong xu hướng phát triển giải pháp sinh lời mà nhiều ngân hàng đã gia nhập cuộc đua sau khi Techcombank cho ra đời phiên bản Sinh Lời Tự Động tự đầu tiên cách đây hơn 1 năm.
Tiên phong dẫn dắt sinh lời tự động, Techcombank hút hơn 2,6 triệu khách hàng

Tiên phong dẫn dắt sinh lời tự động, Techcombank hút hơn 2,6 triệu khách hàng

Sau hơn 1 năm tiên phong mở ra kỉ nguyên sinh lời tự động, tối ưu dòng tiền nhàn rỗi cho khách hàng, Techcombank đã tối ưu hóa dòng tiền và trải nghiệm cho hơn 2,6 triệu khách hàng và mở ra kỷ nguyên sinh lời tự động cho hơn 15,4 triệu người dùng. Không chỉ vậy, Ngân hàng liên tục cập nhật các phiên bản Sinh Lời Tự Động thế hệ mới với nhiều ưu đãi “khủng” và lợi ích vượt trội cho khách hàng.
Agribank thúc đẩy tăng trưởng xanh, hướng tới phát triển bền vững

Agribank thúc đẩy tăng trưởng xanh, hướng tới phát triển bền vững

Với vị thế ngân hàng chủ lực trong phát triển khu vực nông nghiệp, nông thôn, Agribank xác định thúc đẩy tăng trưởng xanh, hướng tới phát triển bền vững là nhiệm vụ quan trọng, trọng tâm phát triển kinh tế xanh từ “Tam nông”.
Techcombank 3 năm liên tiếp đạt chứng nhận “Nơi làm việc xuất sắc” bởi Great Place To Work

Techcombank 3 năm liên tiếp đạt chứng nhận “Nơi làm việc xuất sắc” bởi Great Place To Work

Great Place To Work® - Tổ chức toàn cầu về văn hóa nơi làm việc, vừa chính thức công bố Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) là ngân hàng duy nhất tại Việt Nam đạt chứng nhận toàn cầu “Nơi làm việc xuất sắc”. Đây là năm thứ ba liên tiếp Techcombank nhận danh hiệu này, với kết quả khảo sát qua các năm đều đạt tỷ lệ trên 90% và cao hơn nhiều so với mức trung bình của thế giới năm 2024 là 59% (dựa trên nghiên cứu Great Place to Work® 2021 Global Employee Engagement Study).
Techcombank ưu đãi lớn cho khách hàng chuyển tiền Quốc tế nhân dịp năm mới

Techcombank ưu đãi lớn cho khách hàng chuyển tiền Quốc tế nhân dịp năm mới

Không chỉ nhân 3 ưu đãi cho khách hàng chuyển tiền quốc tế nhân dịp đầu năm mới, Techcombank cũng vừa chính thức triển khai tính năng chuyển tiền quốc tế trên ứng dụng Techcombank Mobile để gia tăng tiện ích và tối ưu hóa trải nghiệm cho khách hàng.
Xem thêm
Phiên bản di động