"Một số doanh nghiệp bất động sản đang dùng các biện pháp “đau đớn” để tồn tại"

07/11/2022 19:24 Bất động sản Huyền Châm
HOREA nêu, doanh nghiệp bất động sản đang rất khó khăn, đối mặt rủi ro sụt giảm sâu thanh khoản, thậm chí có thể mất thanh khoản...

Nhận định được Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HOREA) nêu trong văn bản ngày 6/11 gửi Thủ tướng Chính phủ về việc “Kiến nghị một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người mua nhà, nhà đầu tư để thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững”.

Hiệp hội nhận thấy, hiện nay thị trường bất động sản đang rất khó khăn và đứng trước khả năng có thể rơi vào suy thoái và có một số tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản cũng đang rất khó khăn, đặc biệt là rủi ro bị sụt giảm sâu thanh khoản, thậm chí có thể bị mất thanh khoản, thể hiện qua việc một số tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản phải thực hiện các biện pháp “đau đớn” để tồn tại trước mắt.

Cụ thể, một số tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản đang thu hẹp quy mô đầu tư sản xuất kinh doanh như dừng, đình hoãn hoạt động đầu tư, thi công xây dựng một số dự án; dừng triển khai các dự án mới; dừng phát hành cổ phiếu tăng vốn; dừng IPO, mà điều này sẽ tác động đến sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế, trực tiếp làm giảm nguồn thu ngân sách nhà nước.

Một số tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản phải tinh giản tối đa bộ máy, giảm lực lượng lao động, thậm chí có tập đoàn giảm đến 50% lực lượng lao động tác động đến vấn đề an sinh xã hội, hoặc phải giảm lương tác động đến cuộc sống người lao động.

Do tắc nguồn vốn tín dụng, tắc nguồn vốn trái phiếu, tắc cả nguồn vốn huy động từ khách hàng, nên một số tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản đói vốn nên phải vay vốn ngoài xã hội với lãi suất rất cao, đầy rủi ro, hoặc phải bán bớt tài sản, dự án hoặc bán sản phẩm bất động sản, nhà ở với chiết khấu sâu (thậm chí đến 40% giá hợp đồng) tạo cơ hội cho khách hàng mua với giá rẻ, nhưng có rủi ro do là sản phẩm hình thành trong tương lai.

Bên cạnh đó, việc bán dự án với giá hời có thể tạo lợi thế cho các nhà đầu tư có tiềm lực tài chính mạnh, trong đó có nhà đầu tư nước ngoài có cơ hội thôn tính có thể làm mất đi lợi thế của doanh nghiệp nội địa đang thống lĩnh thị trường bất động sản hiện nay.

Khác biệt với cuộc khủng hoảng trước

HOREA nêu, tình thế khó khăn hiện nay của thị trường bất động sản có một số điểm tương đồng, nhưng cũng có điểm khác biệt so với thời điểm “tiền khủng hoảng” đã dẫn đến thị trường bất động sản bị “khủng hoảng đóng băng” trong giai đoạn 2008 - 2013 (trừ khoảng thời gian phục hồi ngắn ngủi từ cuối năm 2009 - 2010).

Cụ thể, năm 2023, có nguy cơ xảy ra lạm phát, suy thoái kinh tế, đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, mà nếu xảy ra sẽ tác động rất lớn đến nền kinh tế và thị trường bất động sản nước ta. Ba quý đầu năm 2022 thị trường bất động sản cũng bị sốt giá nhà đất, là điểm khá tương đồng.

Năm 2022, thị trường bất động sản bị sốt giá nhà đất, lệch pha cung - cầu, thiếu nguồn cung lệch pha phân khúc thị trường, lệch về phân khúc nhà ở cao cấp và rất thiếu nhà ở thương mại vừa túi tiền, nhà ở xã hội, đây là điểm khá tương đồng, nên rất cần cơ chế, chính sách của Nhà nước để tăng nguồn cung nhà ở vừa túi tiền, nhà ở xã hội.

Năm 2022, quy mô nền kinh tế ước khoảng 394,5 tỷ USD, gấp 5,53 lần năm 2007, là điểm khác biệt tốt hơn.

Năm 2022, thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, linh hoạt với mục tiêu tăng trưởng tín dụng không quá 14%, là điểm khác biệt tốt hơn.

Năm 2022, dự trữ ngoại hối gấp 5,3 lần so với năm 2007, nhưng vừa bị giảm từ 110 tỷ USD xuống còn 87 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm 2022, sau khi phải bán ra 21 tỷ USD để hỗ trợ nền kinh tế thể hiện sức chống chịu tốt, là điểm khác biệt tốt hơn.

Tăng trưởng tín dụng kinh doanh bất động sản chiếm 7,35% thấp hơn mức tăng trưởng tín dụng 9 tháng là 11%, là điểm khác biệt tốt hơn.

Vấn đề mới cần quan tâm so với năm 2007 - 2008 là năm 2023 - 2024 ước khoảng 790.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn, là điểm khác biệt cần xử lý thỏa đáng nên rất cần cơ chế, chính sách của Nhà nước tạo điều kiện để thị trường bất động sản vận hành thông suốt. Mặt tích cực hiện nay là doanh nghiệp đang nỗ lực mua lại trái phiếu trước thời hạn lên đến 142.000 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2022 để giảm rủi ro cho nhà đầu tư.

Vấn đề hàng tồn kho đến tháng 6/2022 của 45 doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên sàn chứng khoán, ghi nhận khoảng 273.373 tỷ đồng hàng tồn kho chiếm quá nửa giá trị tài sản và đáng quan ngại đối với hàng tồn kho thuộc các dự án dở dang, nên cần tháo gỡ vướng mắc về pháp lý để tháo gỡ hàng tồn kho.

HOREA đề cập, năm 2008 và năm 2011, Chính phủ thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt đột ngột dẫn đến thị trường bất động sản ngay lập tức rơi vào “khủng hoảng đóng băng”.

Trong khi đó, năm 2022, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thực hiện chính sách “tiền tệ thận trọng, linh hoạt, không siết chặt tín dụng bất động sản bất hợp lý, kiên định mục tiêu chống lạm phát đi đôi với chống suy thoái kinh tế và hỗ trợ nền kinh tế phục hồi và tăng trưởng”.

Năm 2007, năm 2009, Chính phủ thực hiện chính sách “tiền tệ nới lỏng” đi đôi với gói tín dụng kích cầu đầu tư tương đương 1 tỷ USD nhưng do chưa kiểm soát chặt nên kích thích thị trường bất động sản quay trở lại “bong bóng” năm 2007 và năm 2010.

Năm 2013, Chính phủ có gói tín dụng kích cầu tiêu dùng với quy mô 30.000 tỷ đồng (thực chi là 34.826 tỷ đồng) chủ yếu để hỗ trợ người mua nhà ở xã hội và nhà ở thương mại có giá dưới 1,05 tỷ đồng/căn (tăng tổng cầu nhà ở) và hỗ trợ chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội giúp thị trường bất động sản phục hồi và tăng trưởng trở lại từ cuối năm 2013.

Năm 2022, Quốc hội và Chính phủ có gói 350.000 tỷ đồng để hỗ trợ nền kinh tế phục hồi sản xuất, kinh doanh sau đại dịch COVID-19, trong đó có 40.000 tỷ đồng hỗ trợ 2% lãi vay và 15.000 tỷ đồng hỗ trợ người mua nhà ở xã hội, người thuê phòng trọ, nhưng phần lớn gói này dành để phát triển kết cấu hạ tầng, đường giao thông là chính sách rất đúng đắn, tạo điều kiện cho nền kinh tế và thị trường bất động sản phát triển trong trung, dài hạn.

Cần nới room tín dụng thêm 1-2%

Từ các phân tích ở trên, Hiệp hội nêu kiến nghị một số giải pháp thực hiện mục tiêu phát triển thị trường bất động sản an toàn, lành mạnh, bền vững.

Theo đó, Hiệp hội đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ xem xét sửa đổi Luật Quy hoạch đô thị, Luật Xây dựng, Luật Đấu giá tài sản, Luật Thuế GTGT, Luật Thuế TNDN, Luật Đầu tư, Bộ Luật Dân sự… để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất.

Hiệp hội đề nghị Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, người mua nhà và nhà đầu tư được tiếp cận nguồn vốn tín dụng đối với các dự án bất động sản, nhà ở thương mại, các dự án nhà ở giá vừa túi tiền và các dự án nhà ở xã hội, nhất là các doanh nghiệp có uy tín thương hiệu, thực hiện tốt các nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước, có dự án đảm bảo yếu tố pháp lý, đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, có sản phẩm bán tốt, có thanh khoản tốt, giúp làm tăng nguồn cung nhà ở.

Hiệp hội đề nghị Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước xem xét có thể nới trần (room) tín dụng thêm khoảng từ 1-2% để có thêm nguồn vốn tín dụng khoảng 100-200 ngàn tỷ đồng để hỗ trợ cho nền kinh tế trong giai đoạn cao điểm cuối năm.

Hiệp hội đề nghị Bộ Tài chính và Chính phủ xem xét, tạo điều kiện cho nhà đầu tư cá nhân không phải là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp được đầu tư, mua trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ với một tỷ lệ nhất định.

Hiệp hội đề nghị Chính phủ và Bộ Xây dựng xem xét tháo gỡ vướng mắc thủ tục đầu tư dự án nhà ở xã hội do doanh nghiệp nhận chuyển nhượng quỹ đất để tăng nguồn cung nhà ở xã hội.

Hiệp hội đề nghị Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép thí điểm áp dụng tương tự Nghị quyết 42 của Quốc hội khoá XIV đã cho phép doanh nghiệp chủ đầu tư được “chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án khi đã có Giấy chứng nhận hoặc có quyết định giao đất, cho thuê đất”.

Hiệp hội đề nghị Bộ Xây dựng và Bộ Kế hoạch Đầu tư trình Chính phủ xem xét chỉ đạo cho phép chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại, khu đô thị được quyền đầu tư xây dựng, kinh doanh trên phần đất thương mại, dịch vụ của dự án như công trình y tế, giáo dục, công viên vui chơi giải trí, công viên chuyên đề…

Các tin khác

Bất động sản công nghiệp - động lực phát triển công nghiệp hỗ trợ vùng Đồng bằng Sông Hồng

Bất động sản công nghiệp - động lực phát triển công nghiệp hỗ trợ vùng Đồng bằng Sông Hồng

Bất động sản công nghiệp đang trở thành yếu tố then chốt trong chiến lược phát triển công nghiệp hỗ trợ, đặc biệt tại vùng Đồng bằng Sông Hồng. Tuy nhiên, bên cạnh tiềm năng to lớn, khu vực này vẫn đối mặt với nhiều thách thức. Để thúc đẩy sự phát triển bền vững của công nghiệp hỗ trợ, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền, doanh nghiệp và các tổ chức tài chính.
Cơ hội đầu tư và tiềm năng tăng trưởng bền vững của Vinhomes Wonder City - đại đô thị phía Tây Hà Nội

Cơ hội đầu tư và tiềm năng tăng trưởng bền vững của Vinhomes Wonder City - đại đô thị phía Tây Hà Nội

Sở hữu vị trí chiến lược tại Đan Phượng, Vinhomes Wonder City được kỳ vọng trở thành tâm điểm mới của bất động sản phía Tây Hà Nội. Với quy hoạch bài bản, hệ thống tiện ích đẳng cấp và thiết kế linh hoạt, dự án không chỉ mang đến không gian sống lý tưởng mà còn mở ra cơ hội gia tăng giá trị bền vững cho nhà đầu tư.
Giải mã lý do Eurowindow Twin Parks “lọt mắt xanh” nhà đầu tư

Giải mã lý do Eurowindow Twin Parks “lọt mắt xanh” nhà đầu tư

Sở hữu vị trí chiến lược ở lõi trung tâm Gia Lâm, Eurowindow Twin Parks được hưởng lợi trực tiếp từ kết quả quá trình “quận hóa” khi hạ tầng giao thông được đầu tư kết nối đồng bộ và hạ tầng xã hội đầy đủ tiện ích, trong khi mức giá bất động sản đang ở mức hấp dẫn so với mặt bằng thị trường.
Giá thuê nhà tại Hà Nội tăng cao - thách thức cho người lao động trẻ

Giá thuê nhà tại Hà Nội tăng cao - thách thức cho người lao động trẻ

Giá thuê nhà tại Hà Nội tiếp tục leo thang, khiến nhiều người lao động, đặc biệt là người trẻ, gặp khó khăn trong việc duy trì cuộc sống tại đô thị. Nhiều người buộc phải thuê nhà xa trung tâm, đối mặt với những thách thức về chất lượng sống.
Quy tụ nhiều dự án tỷ đô - bất động sản Đông Anh tiếp đà tăng trưởng mạnh

Quy tụ nhiều dự án tỷ đô - bất động sản Đông Anh tiếp đà tăng trưởng mạnh

Thị trường bất động sản Hà Nội đang bước vào một chu kỳ tăng trưởng đầy hứa hẹn, mở ra những cơ hội hấp dẫn cho giới đầu tư. Nổi bật trong làn sóng này, Đông Anh vươn lên trở thành tâm điểm, hứa hẹn bùng nổ trong năm 2025 với tiềm năng phát triển vượt trội và hàng loạt dự án đột phá.
Tranh chấp tại chung cư C2 Xuân Đỉnh: Cư dân đòi minh bạch, chủ đầu tư chậm bàn giao

Tranh chấp tại chung cư C2 Xuân Đỉnh: Cư dân đòi minh bạch, chủ đầu tư chậm bàn giao

Cư dân chung cư C2 Xuân Đỉnh (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) bức xúc khi chủ đầu tư niêm phong các phòng kỹ thuật, chậm bàn giao 2 tầng hầm và thiếu minh bạch về quỹ bảo trì tòa nhà. Tranh chấp kéo dài khiến người dân lo ngại về quyền lợi chính đáng và vấn đề an toàn khi sinh sống tại đây.
Nhà ở xã hội: Hướng đi nào để vừa hỗ trợ người mua, vừa thu hút doanh nghiệp đầu tư?

Nhà ở xã hội: Hướng đi nào để vừa hỗ trợ người mua, vừa thu hút doanh nghiệp đầu tư?

Dù nhà ở xã hội được xem là một giải pháp giúp người lao động có thu nhập thấp và trung bình thực hiện giấc mơ an cư, nhưng thực tế, không phải ai cũng có thể dễ dàng tiếp cận. Để cân bằng giữa việc hỗ trợ người mua và thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển nhà ở xã hội, cần có những chính sách đồng bộ, cơ chế linh hoạt và sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan.
Đừng để mua nhà trở thành “ác mộng”!

Đừng để mua nhà trở thành “ác mộng”!

Ước mơ an cư lạc nghiệp luôn cháy bỏng trong mỗi người lao động, đặc biệt tại các thành phố lớn. Tuy nhiên, bài toán tài chính khi quyết định “gánh” trên vai một khoản vay lớn để mua nhà luôn là một thách thức không nhỏ đối với mỗi người. Vậy, làm thế nào để giấc mơ an cư không trở thành “ác mộng” nợ nần? Vay bao nhiêu là đủ và an toàn để không gánh nặng cuộc sống?
Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam: Một thập kỷ kết nối, thúc đẩy thị trường minh bạch, bền vững

Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam: Một thập kỷ kết nối, thúc đẩy thị trường minh bạch, bền vững

Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) vừa kỷ niệm 10 năm thành lập, đánh dấu một thập kỷ nỗ lực không ngừng trong việc kiến tạo một môi trường kinh doanh bất động sản công bằng, minh bạch và cạnh tranh.
Bán nhà ở xã hội giá từ 540 triệu đồng/căn ở nơi đông công nhân nhất Đà Nẵng

Bán nhà ở xã hội giá từ 540 triệu đồng/căn ở nơi đông công nhân nhất Đà Nẵng

Trong bối cảnh giá bất động sản đô thị tiếp tục xu hướng tăng, việc tìm kiếm nhà ở phù hợp với khả năng tài chính là một thách thức đối với nhiều người, đặc biệt là người lao động tại các khu công nghiệp. Tại Đà Nẵng, dự án nhà ở xã hội Bàu Tràm Lakeside tại quận Liên Chiểu được xem là một nỗ lực nhằm giải quyết phần nào nhu cầu này cho lực lượng công nhân đông đảo trong khu vực. Dự án sắp mở bán 250 căn hộ với mức giá phù hợp, hứa hẹn mang đến cơ hội an cư thiết thực cho người lao động.
Bất động sản Haaland - Đối tác uy tín trong lĩnh vực chuyển nhượng chung cư tại Hà Nội

Bất động sản Haaland - Đối tác uy tín trong lĩnh vực chuyển nhượng chung cư tại Hà Nội

Trong bối cảnh thị trường bất động sản không ngừng biến động, việc tìm kiếm một đối tác uy tín, chuyên nghiệp để đảm bảo các giao dịch an toàn, minh bạch trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Công ty TNHH Dịch vụ Bất động sản Haaland ra đời với sứ mệnh trở thành cái tên hàng đầu trong lĩnh vực chuyển nhượng chung cư tại Hà Nội, mang đến những giải pháp tốt nhất cho khách hàng.
Bất động sản bền vững - "Chìa khóa" tăng trưởng hai con số trong kỷ nguyên mới

Bất động sản bền vững - "Chìa khóa" tăng trưởng hai con số trong kỷ nguyên mới

Thị trường bất động sản Việt Nam đang đứng trước cơ hội và thách thức lớn trong kỷ nguyên mới. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng hai con số, việc chuyển đổi sang mô hình phát triển bền vững không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu cấp thiết.
Chuyển đổi xanh cho thị trường bất động sản Việt Nam - xu hướng tất yếu để phát triển bền vững

Chuyển đổi xanh cho thị trường bất động sản Việt Nam - xu hướng tất yếu để phát triển bền vững

Ngày 19/2, dưới sự chỉ đạo của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam (Reatimes) và Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam (VIRES) phối hợp tổ chức Lễ Vinh danh thương hiệu Bất động sản dẫn đầu năm 2024 - 2025 trong khuôn khổ Diễn đàn Bất động sản Mùa Xuân lần thứ V; đồng thời công bố và triển khai đề án “Chuyển đổi xanh cho thị trường bất động sản Việt Nam”.
"Kỷ nguyên mới" của thị trường bất động sản: Thích ứng để bứt phá, phát triển bền vững

"Kỷ nguyên mới" của thị trường bất động sản: Thích ứng để bứt phá, phát triển bền vững

Tại Diễn đàn Bất động sản Mùa Xuân lần thứ V, các chuyên gia và doanh nghiệp cùng nhau phân tích thực trạng, xu hướng thị trường trong "kỷ nguyên mới". Thị trường bất động sản Việt Nam năm 2025 đối diện nhiều cơ hội tăng trưởng, song vẫn còn không ít thách thức về pháp lý, vốn và biến động kinh tế vĩ mô đòi hỏi doanh nghiệp phải thích ứng linh hoạt để phát triển bền vững.
Có bao nhiêu tiền tích lũy thì suy nghĩ đến việc mua nhà?

Có bao nhiêu tiền tích lũy thì suy nghĩ đến việc mua nhà?

Mua nhà là một trong những quyết định lớn nhất trong cuộc đời của mỗi người, đặc biệt là đối với người trẻ. Với tình hình giá bất động sản tăng cao và lãi suất không ngừng thay đổi, câu hỏi đặt ra là: khi nào là thời điểm thích hợp để mua nhà? Có bao nhiêu tiền tích lũy thì có thể mua? Và vay bao nhiêu là hợp lý?
Xu hướng đầu tư bất động sản dịch chuyển ra khu vực ngoài trung tâm sẽ ngày càng được định hình rõ nét

Xu hướng đầu tư bất động sản dịch chuyển ra khu vực ngoài trung tâm sẽ ngày càng được định hình rõ nét

Đây là nhận định của các chuyên gia Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS). Theo đó, thời gian gần đây, giá bất động sản tại khu vực trung tâm tăng mạnh, hiện chỉ phù hợp với các nhà đầu tư có tiềm lực tài chính mạnh, nhu cầu tích lũy tài sản trong dài hạn. Trong khi giá bất động sản tại một số khu vực có quy hoạch tốt, hạ tầng phát triển có biên độ tăng giá lớn trong tương lai.
Masterise Homes ra mắt SOLA - Đảo Ánh Dương - bán đảo villa vườn giữa tâm điểm kết nối trung tâm Sài Gòn

Masterise Homes ra mắt SOLA - Đảo Ánh Dương - bán đảo villa vườn giữa tâm điểm kết nối trung tâm Sài Gòn

Masterise Homes chính thức ra mắt dự án SOLA - Đảo Ánh Dương - phân khu bán đảo villa vườn duy nhất tại trung tâm mới The Global City - khu đô thị biểu tượng đầu tiên tại Việt Nam được thiết kế bởi Foster+Partners.
Sắp diễn ra Diễn đàn “Thị trường bất động sản vươn mình trong kỷ nguyên mới”

Sắp diễn ra Diễn đàn “Thị trường bất động sản vươn mình trong kỷ nguyên mới”

Ngày 19/2 sẽ diễn ra Diễn đàn Bất động sản Mùa Xuân lần thứ V, bàn về động lực và triển vọng vươn mình của thị trường bất động sản trong kỷ nguyên mới. Sự kiện còn vinh danh các thương hiệu bất động sản dẫn đầu năm 2024-2025, ghi nhận những đóng góp xuất sắc vào sự phát triển của ngành.
Trước và sau Tết Ất Tỵ, nhà đầu tư bất động sản đổ về đâu, tập trung phân khúc nào?

Trước và sau Tết Ất Tỵ, nhà đầu tư bất động sản đổ về đâu, tập trung phân khúc nào?

Dữ liệu của Batdongsan.com.vn, sau Tết Nguyên đán, tại Hà Nội nhu cầu tìm kiếm của người mua tập trung vào chung cư về phía Tây ở các quận Nam Từ Liêm, Hà Đông; đất nền khu vực ngoại ô (quận Long Biên, Hoài Đức, Hà Đông,…); và nhà riêng ở các quận đông dân gồm Đống Đa, Hoàng Mai, Long Biên. Trong khi đó, tại TP. HCM, phần lớn lượng quan tâm đất nền tập trung ở Quận 9. Người có nhu cầu mua chung cư chủ yếu tìm kiếm căn hộ ở Quận 2, Quận 7. Còn đối với nhà riêng, Bình Thạnh, Gò Vấp là các quận thu hút mức độ quan tâm nhiều hơn cả.
Thu nhập bao nhiêu để mua được nhà tại từng quận ở Hà Nội?

Thu nhập bao nhiêu để mua được nhà tại từng quận ở Hà Nội?

Giá nhà tăng “chóng mặt” trong khi thu nhập cải thiện không tương ứng khiến khả năng chi trả nhà ở tại Hà Nội liên tục sụt giảm trong vài năm qua. Người có thu nhập ở mức trung bình ngày càng khó sở hữu một căn nhà tại Thủ đô.
Xem thêm
Phiên bản di động