Các nhà băng Việt đang chi bao nhiêu cho bảo hiểm tiền gửi? |
Ảnh minh hoạ |
Ngân hàng Nhà nước vừa công bố số liệu về tiền gửi của khách hàng vào hệ thống ngân hàng. Theo đó, tính đến cuối tháng 3, tiền gửi của nhóm khách hàng dân cư đã tăng thêm 100.800 tỷ đồng, lên hơn 6.280.815 tỷ đồng, con số này cao nhất từ trước đến nay.
Cụ thể, tiền gửi của dân cư tăng tới hơn 7,08%. Đáng chú ý, tiền gửi từ dân cư tăng mạnh, bất chấp lãi suất ngân hàng đã có dấu hiệu điều chỉnh giảm những tháng đầu năm.
Trong khi đó, tiền gửi của các tổ chức kinh tế lại giảm gần 5% so với cuối năm 2022. Tính đến cuối tháng 3, tiền gửi của các tổ chức kinh tế đạt 5.663.747 tỷ đồng, giảm gần 290.000 tỷ đồng so với cuối năm ngoái. Như vậy, tính từ đầu năm, tiền gửi của tổ chức kinh tế sụt 4,87%. Con số này thấp hơn nhiều so với nhóm khách hàng dân cư .
Ngoài ra, thông tin từ Cục Thống kê Hà Nội, tổng tiền gửi vào các ngân hàng trên địa bàn Hà Nội tính đến cuối tháng 5 đạt 4,959 triệu tỷ đồng, tăng 0,12% so với tháng trước và tăng 2,17% so với thời điểm kết thúc năm 2022.
Cuối năm 2022, lãi suất huy động của các ngân hàng liên tục duy trì ở mức cao lên tới 9 - 10%/năm đối với kỳ hạn trên 12 tháng, trong đó có ngân hàng nâng mức lãi suất cao nhất lên tới gần 12%/năm. Tuy nhiên, trong những tháng đầu năm các ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất 0,5 - 1 điểm % ở các kỳ hạn.
Được biết, diễn biến ngược chiều của tiền gửi cá nhân và tiền gửi tổ chức thời gian qua đến từ những thay đổi về lãi suất trên thị trường cuối năm 2022 và đầu năm 2023. Lãi suất huy động tăng cao đã thúc đẩy người dân gửi nhiều tiền hơn vào ngân hàng trong những tháng đầu năm, đồng thời hạn chế các khoản chi tiêu, đầu tư.
Trong khi ngược lại, lãi suất cho vay cao khiến các doanh nghiệp hạn chế đi vay, phải rút bớt tiền gửi để trang trải cho các hoạt động và đảm bảo thanh khoản. Tình hình kinh doanh khó khăn cũng khiến các doanh nghiệp thiếu hụt dòng tiền trong những tháng đầu năm nay. Vì vậy, mặc dù tăng trưởng ở khách hàng dân cư khá tích cực nhưng tăng trưởng huy động tiền gửi tổng thể vẫn còn chậm, chỉ đạt 1,1% trong 3 tháng đầu năm. Mức tăng trưởng này cũng thấp hơn so với tăng trưởng tín dụng (2,58%).
Quý I/2023 ngành Ngân hàng: Dòng tiền đổ mạnh vào chứng chỉ tiền gửi |