Nguồn cung từ thị trường khan hiếm, giá bất động sản khó giảm thêm
![]() |
Nguồn cung khan hiếm, giá bất động sản vẫn tăng |
Nguồn cung khan hiếm là thực tế thị trường bất động sản trong suốt thời gian qua. Theo số liệu của Bộ Xây dựng, nguồn cung về nhà ở thương mại trong quý I/2023 vẫn còn hạn chế và có xu hướng giảm so với quý IV/2022. Cụ thể, số lượng dự án được cấp phép mới trong quý I/2023 là 17 dự án (quý IV/2022 có 22 dự án được cấp phép mới); số lượng dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai là 52 dự án (quý IV/2022 là 59 dự án); số lượng dự án hoàn thành trong quý là 14 dự án (quý IV/2022 là 28 dự án).
Đối với dự án đầu tư xây dựng hạ tầng để chuyển nhượng quyền sử dụng đất xây dựng nhà ở, hoàn thành 11 dự án với 1.237 ô đất nền. Đang triển khai xây dựng có 248 dự án với 66.523 ô đất nền. Được cấp phép mới có 06 dự án với 309 ô đất nền.
Báo cáo thị trường của Savills cũng chỉ ra rằng nguồn cung mới trong quý I/2023 rất hạn chế, dẫn đến khó tồn tại những khó khăn nhất định. Đại diện Savills Hà Nội cho rằng, vấn đề về nguồn cung không dễ được tháo gỡ trong ngắn hạn. Các vấn đề về nguồn cung thiếu hụt hay không phù hợp, mất cân đối cung cầu là một thực trạng đang diễn ra từ năm 2018 do các vấn đề pháp lý chứ không phải từ giai đoạn dịch bệnh Covid-19.
Về vấn đề này, chuyên gia cho rằng có nhiều vấn đề pháp lý khiến thị trường bất động sản thiếu hụt nguồn cung. Trong đó, với các dự án lớn trong đó có nhiều khu đất được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, được điều chỉnh bằng nhiều văn bản pháp luật khác nhau khiến các dự án bất động sản rơi vào cảnh bị thanh tra, nhiều dự án, công trình cũng buộc phải dừng thi công do sai phạm.
Tiếp đến, thị trường bất động sản Việt Nam còn dựa nhiều vào các nguồn vốn khác như tín dụng, cổ phiếu, trái phiếu, chủ đầu tư chỉ lo phần vốn nhỏ từ 25-35% tổng mức đầu tư cho dự án. Khi nguồn vốn từ các kênh huy động đứt gãy hoặc dự án bị dính sai phạm, không huy động được từ khách hàng thì chủ đầu tư không thể tiếp tục dự án.
Mặc dù nguồn cung của thị trường BĐS thời điểm đầu năm không có nhiều thay đổi, tuy nhiên chuyên gia cho rằng, nếu chính sách vĩ mô được điều chỉnh, từ cuối quý II/2023, những dự án phù hợp với nhu cầu như nhà ở bình dân, nhà ở xã hội đang triển khai dở dang, vướng mắc ở giai đoạn trước có khả năng sẽ được khơi thông, giúp đưa vào thị trường một nguồn cung mới.
Ngoài ra, việc chính thức thông qua gói tín dụng 120.000 tỷ đồng để phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân với lãi suất ưu đãi cũng góp phần giải tỏa cơn khát nhà ở, đưa thị trường bất động sản phát triển theo hướng lành mạnh, bền vững và phục vụ nhu cầu thực.
Các tin khác

Lưu ý gì khi xuống tiền mua nhà ở thời điểm hiện nay?

HoREA đề nghị quy định ban hành bảng giá đất định kỳ 2 - 3 năm một lần

TP.HCM đề xuất chuyển 648 ha đất phi nông nghiệp sang đất ở

Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị khẩn trương cấp sổ đỏ cho condotel, officetel

Giá nhà ở tại Việt Nam cao hơn khoảng 20 lần thu nhập bình quân của người dân

Gỡ vướng cho bất động sản: “Không thể cứ họp nhiều nhưng thị trường vẫn như vậy”

Doanh nghiệp môi giới bất động sản báo lỗ, thậm chí không có doanh thu suốt 3 tháng

Danh tính khu resort giá phòng 60 triệu đồng/đêm ở Quảng Nam có rắn bò vào

HoREA kiến nghị bổ sung quy định đặt cọc để tránh "đầu nậu, cò đất" lừa đảo khách hàng

Vẫn áp dụng bảng giá đất hiện hành đến hết năm 2025

Không còn nhà đầu tư dùng đòn bẩy tài chính "lướt sóng" căn hộ

TS. Lê Xuân Nghĩa: Bất động sản tạo ra "ngòi nổ" khủng hoảng kinh tế, cần cứu nhanh

Liệt kê các khó khăn, các doanh nghiệp bất động sản và chuyên gia đề xuất gì?

Gỡ khó cho thị trường bất động sản, các chuyên gia nói gì?

HoREA đề nghị chủ đầu tư bất động sản được nhận tiền đặt cọc khi dự án được chấp thuận

Toàn cảnh thị trường bất động sản Đà Nẵng trong quý I/2023

Thị trường địa ốc Hà Nội ảm đạm trong quý I/2023 do nguồn cung khan hiếm

Đề xuất cấm môi giới bất động sản không có chứng chỉ hành nghề

Làm gì để "gỡ" nút thắt thanh khoản bất động sản, khơi thông thị trường?
