Nhân viên y tế nghỉ việc ồ ạt: Giải quyết phần 'gốc' để giữ chân y, bác sĩ

19/07/2022 06:12 Nhịp cầu lao động Đức Trân - Phạm Sỹ
Việc hàng chục nghìn cán bộ, nhân viên y tế nghỉ việc, nhất là những người có trình độ chuyên môn cao chắc chắn sẽ tạo ra sự thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao tại các cơ sở y tế công lập. Vậy Bộ Y tế sẽ giải quyết vấn đề này như thế nào?
Thăm khám bệnh cho người dân. Ảnh TL.
Thăm khám bệnh cho người dân. Ảnh TL.

Từ năm 2021 đến nay, nhân lực y tế dịch chuyển từ khu vực công sang khu vực tư nhân diễn ra với số lượng lớn. Bộ Y tế cho biết, theo báo cáo từ các địa phương, từ đầu năm 2021 đến hết tháng 6/2022, có gần 10.000 nhân viên y tế thôi việc, chuyển việc.

Thu nhập thấp, áp lực công việc cao

Cụ thể, theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, giai đoạn 2021 và 6 tháng đầu năm 2022 có tổng số 9.397 viên chức y tế xin thôi việc, bỏ việc. Trong đó, năm 2021 có 5.284 viên chức y tế xin thôi việc hoặc bỏ việc; 6 tháng đầu năm 2022, có 4.113 viên chức y tế xin thôi việc, bỏ việc (3.756 viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của các Sở Y tế và 357 viên chức công tác tại các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế).

Một số tỉnh, thành phố có số lượng viên chức thôi việc, bỏ việc cao như: TP.HCM, Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương, An Giang, Đà Nẵng…

Thông tin từ Sở Y tế Hà Nội cũng cho biết năm 2021, toàn ngành y tế Hà Nội có 532 người xin nghỉ việc, 82 người xin chuyển công tác và từ tháng 1/2022 đến 30/4/2022, đã có 226 người nghỉ việc, 17 người xin chuyển công tác. Những người nghỉ việc này tập trung ở các bệnh viện lớn như Đức Giang, Xanh Pôn, Hà Đông…

Tại TP.HCM con số này còn cao hơn. Đơn cử như năm 2021, có hơn 1.000 nhân viên y tế nghỉ việc; quý I/2022, có gần 400 người nghỉ việc.

Lý giải về nguyên nhân của tình trạng nói trên, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho rằng, nguyên nhân chủ yếu là do: Thu nhập thấp, lương và chế độ phụ cấp chưa bảo đảm nhu cầu cuộc sống, nhất là tại các cơ sở y tế dự phòng và y tế cơ sở; Chính sách thu hút nguồn nhân lực tốt của hệ thống y tế tư nhân, nhất là đối với nhân lực có trình độ cao, chuyên môn sâu.

Nhân viên y tế nghỉ việc ồ ạt: Giải quyết phần 'gốc' để giữ chân y, bác sĩ ảnh 1
Nhân viên y tế kiểm tra các mẫu xét nghiệm Covid-19. Ảnh: TTXVN.

Bên cạnh đó là áp lực công việc cao, cường độ lao động lớn, đặc biệt từ khi dịch Covid-19 bùng phát đến nay. Đồng thời môi trường làm việc nguy hiểm, có nguy cơ mắc bệnh cao, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng. Ngoài ra, còn do các nguyên nhân khác như lý do gia đình, sức khỏe, ảnh hưởng tâm lý do tác động của các vụ việc vi phạm quy định của pháp luật trong mua sắm, đấu thầu thời gian qua...

Thực tế, một nghiên cứu của Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam được thực hiện trên 2.700 nhân viên y tế đã chỉ ra rằng, khoảng 60% nhân viên y tế được hỏi cho biết họ đã phải cáng đáng khối lượng công việc và thời gian làm việc tăng lên đáng kể trong thời gian diễn ra đại dịch Covid-19; 48% phải làm thêm giờ. Trong khi đó, 30% nhân viên y tế cho biết lương, thưởng và phụ cấp của họ đã bị giảm, bên cạnh hơn 62% nhân viên tham gia chống dịch được khảo sát đến nay chưa nhận được bất kỳ một khoản phụ cấp nào về dịch Covid-19.

Một trong số những nhân y tế xin nghỉ việc trong thời gian vừa qua, Chị Bùi Thị T., nguyên cán bộ y tế quận Đống Đa (Hà Nội) chia sẻ, suốt quãng thời gian chống dịch 2 năm qua, chị rơi vào tình trạng mất ngủ, căng thẳng nặng bởi quá mệt mỏi với áp lực công việc từ truy vết, điều tra dịch tễ, đến tiêm chủng, trực đường dây nóng, không có thời gian nghỉ ngơi.

Đêm đến, mọi người thay phiên nhau cập nhập số liệu F0, hoàn thiện báo cáo. Áp lực chồng chất, nhưng chỉ được cộng thêm khoảng 500.000 đồng tiền trách nhiệm mỗi tháng.

“Không chỉ riêng tôi, thật sự cuộc sống của các đồng nghiệp cũng rất khó khăn. Có người sau 7 năm làm việc mức thu nhập vẫn chỉ là 2.470.000 đồng và là nhân viên hợp đồng nên không có phụ cấp hay khoản thu nhập nào khác. Trong khi suốt 2 năm vừa rồi, nhất là trong đợt dịch vừa qua, chưa ngày nào được về nhà trước 10 giờ đêm”.

Tự chủ bệnh viện còn nhiều bất cập

Trao đổi với PV Báo Đại Đoàn Kết dưới góc độ một nhà quản lý bệnh viện, PGS. TS Nguyễn Duy Ánh - Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho rằng: Nguyên nhân khiến các nhân viên y tế nghỉ việc ồ ạt trong thời gian vừa qua, đặc biệt ở thời điểm dịch Covid-19 bùng phát thì nguyên nhân chính là do áp lực của công tác chống dịch.

Còn ở thời điểm gần đây, khi dịch đã ổn định thì nguyên nhân ở đây là do đời sống. Bệnh viện ít bệnh nhân, thu nhập giảm trong khi lại thực hiện tự chủ tài chính. Thu nhập nhân viên y tế chỉ còn đồng lương khiến đời sống của anh em không được đảm bảo.

Lấy ví dụ đơn giản, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội thời gian qua mặc dù lượng bệnh nhân vẫn giữ được ở mức cao thế nhưng thu nhập của nhân viên y tế cũng giảm 1 nửa so với thời điểm Covid-19 chưa xuất hiện.

Một trường hợp khác đó là Bệnh viện Tuệ Tĩnh, như chúng ta đều biết, 8 tháng trời nhân viên y tế tại đây không được trả lương. Vấn đề ở đây theo tôi thấy rất dễ hiểu, khi bệnh viện đã tự chủ tài chính thì đồng nghĩa với việc người bệnh mới là người trả lương cho cán bộ, công nhân viên của bệnh viện. Do vậy, khi không có bệnh nhân thì đương nhiên anh em đều không có thu nhập.

Ở thời điểm này các bệnh viện tư nhân họ mời chào thì đương nhiên là nhân viên y tế được quyền chọn lựa công việc để đảm bảo thu nhập của bản thân. Bởi vậy dẫn tới tình trạng nghỉ việc nhiều trong thời gian qua. Tuy nhiên, tôi cho rằng những trường hợp này chỉ mang tính nhất thời. Trong tương lai, khi bệnh nhân dần trở lại ổn định, các bệnh viện công dần đảm bảo được nguồn thu nhập thì sẽ không còn việc y bác sĩ ồ ạt nghỉ việc nữa”.

Mặc dù lạc quan cho rằng bản chất về nguồn lực y tế không mất đi đâu mà chỉ là chuyển từ khu vực công sang khu vực tư, nhưng PGS. TS Nguyễn Duy Ánh cũng cho rằng, nếu tình trạng này còn tiếp diễn thì sẽ gây rối loạn rất lớn cho việc bảo đảm sức khỏe nhân dân vì khi các bác sĩ chuyển hết sang bệnh viện tư thì hệ quả là mất công bằng xã hội.

“Khi nguồn chất xám, những y bác sĩ giỏi sẽ chỉ chữa bệnh cho người có thu nhập cao trong khi đó nước ta vẫn có một phần không nhỏ là người có thu nhập trung bình và thấp. Bác sĩ bỏ viện công đi viện tư hết thì ai khám chữa cho người nghèo bây giờ? Do vậy, rất cần những chính sách để bệnh viện công có thể phát triển, để giữ chân nguồn lao động hài hòa cùng sự phát triển của bệnh viện tư nhân”.

Bác sĩ Trần Văn Phúc - Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn: Gánh nặng cơm áo không đùa với ngành y

Theo quan sát của tôi, y bác sĩ nghỉ việc tại bệnh viện công với tốc độ ngày càng nhanh, nhiều người trong số họ là bác sĩ xương sống của những bệnh viện hàng đầu. Nguyên nhân là gì?

Đối với những y bác sĩ bệnh viện công chúng tôi, ai cũng phải làm việc ít nhất 8-10 giờ mỗi ngày, trực 24 tiếng vào các ngày thứ Sáu, thứ Bảy và ngày lễ đều không nghỉ bù theo quy định của pháp luật, nhưng cũng không được tính công làm thêm giờ, chẳng ai nghỉ phép nếu gia đình không có việc hệ trọng. Bệnh viện hạng 1 tiền trực của bác sĩ là 115.000 đồng. Hầu hết nhân viên y tế chỉ có lương cơ bản. Trang thiết bị máy móc luôn cũ kĩ, lạc hậu, thậm chí kém chất lượng đến mức rất khó khăn để làm chẩn đoán và thực hiện các thủ thuật can thiệp.

Nhiều người nói với tôi rằng, y tế công lập đang bị sai cả hệ thống, người bỏ đi được thì đã đi rồi, chỉ những người không có khả năng hay quá lười thay đổi mới bám trụ ở lại. Tôi nghĩ không hẳn là như vậy. Mọi thứ đều có điểm mạnh và điểm yếu, bác sĩ trong hệ thống y tế công cũng vậy, ưu điểm là nghề nghiệp ổn định, bệnh viện là nơi đào tạo tay nghề để trưởng thành, là nơi tốt để học hỏi nâng cao năng lực chuyên môn. Chưa kể, những người theo sự nghiệp y khoa là họ yêu bệnh nhân, muốn làm những điều gì đó tốt đẹp cho cuộc sống để xoa dịu nỗi đau, nên chừng nào họ còn xoay xở được thì vẫn cố gắng ở lại, họ chỉ “bỏ chạy” khi những đòi hỏi về cơm áo gạo tiền quá bức bách.

Ông Nguyễn Đình Hưng - Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội: Thu nhập và đãi ngộ chưa tương xứng

Số nhân viên y tế của thành phố Hà Nội nghỉ việc, chuyển công tác trong 18 tháng (1/2021-6/2022) gần 900, tập trung ở một số bệnh viện lớn như Bệnh viện Thanh Nhàn, Xanh Pôn, Hà Đông, Đức Giang. Đó là những người có bằng đại học, tay nghề cao và đa số dịch chuyển sang khối y tế ngoài công lập.

Phần lớn, cán bộ, nhân viên y tế nghỉ do công việc quá vất vả sau 2 năm chống dịch Covid-19. Mặt khác, khi các cơ sở y tế tập trung phòng, chống dịch thì không có thêm nguồn thu, nhất là với những nơi tự chủ, từ đó cán bộ y tế không có thu nhập thêm, chủ yếu sống bằng tiền lương. Hiện cán bộ, nhân viên trung tâm y tế thu nhập khoảng 5-6 triệu đồng/tháng; khối bệnh viện lớn 11-12 triệu/tháng. So với bệnh viện tư là quá thấp. Đào tạo được một bác sĩ phải mất 6 năm, sau đó thực hành ở bệnh viện 15 tháng mới được phép hành nghề. Ngoài ra, họ còn phải học thêm chuyên khoa 1, 2, học thạc sĩ, tiến sĩ... Cá nhân tôi mất khoảng 15 năm học mới có thể trở thành bác sĩ cứng tay nghề, nhưng thực tế thu nhập và đãi ngộ vẫn chưa tương xứng.

Các tin khác

Twitter tiếp tục cắt giảm nhân sự trên phạm vi toàn cầu

Twitter tiếp tục cắt giảm nhân sự trên phạm vi toàn cầu

Theo hãng tin AFP, sau khi tỷ phú Elon Musk trở thành chủ sở hữu chính thức của Twitter, nền tảng mạng xã hội này trải qua quãng thời gian cải cách lớn, với nhân sự xáo trộn và sa thải hàng loạt.
Bà Rịa-Vũng Tàu: Làng nghề truyền thống tất bật vụ cuối năm

Bà Rịa-Vũng Tàu: Làng nghề truyền thống tất bật vụ cuối năm

Những ngày này, tại làng hoa Kim Dinh,TP. Bà Rịa, người dân trồng hoa đang hối hả chuẩn bị công đoạn cuối cùng trước khi đưa hoa ra thị trường.
Kinh tế khó khăn, công nhân không về quê nghỉ Tết Dương 2023

Kinh tế khó khăn, công nhân không về quê nghỉ Tết Dương 2023

Nhà xa, trong tài khoản không có nổi 1 triệu đồng, công nhân lựa chọn ở lại phòng trọ thay vì về quê sum họp cùng gia đình dịp nghỉ Tết Dương lịch 2023.
Đảm bảo an sinh xã hội cuối năm tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Đảm bảo an sinh xã hội cuối năm tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Trước tình hình nhiều lao động phải giảm giờ làm hoặc mất việc làm, các cấp, các ngành và doanh nghiệp đang có những giải pháp giảm khó khăn cho công nhân, góp phần ổn định thị trường lao động.
Năm 2023: Nguy cơ thất nghiệp và thiếu việc làm gia tăng

Năm 2023: Nguy cơ thất nghiệp và thiếu việc làm gia tăng

Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm trong năm 2022 thấp hơn so với năm trước, nhưng dự báo năm 2023 tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp còn gặp khó khăn, đơn hàng sẽ tiếp tục bị cắt giảm có thể hết quý 1, thậm chí quý 2/2023 dẫn đến nhiều người lao động bị thiếu, mất việc làm.
Lao động nước ngoài làm việc tại Hàn Quốc có thể kéo dài thời gian cư trú

Lao động nước ngoài làm việc tại Hàn Quốc có thể kéo dài thời gian cư trú

Về phương án sửa đổi chế độ cấp phép tuyển dụng đối với lao động nước ngoài, Hàn Quốc sẽ áp dụng đặc cách có điều kiện để thời gian cư trú kéo dài từ 4 năm 10 tháng như hiện nay lên thành 10 năm.
Ước mơ của công nhân, người lao động trong năm mới 2023

Ước mơ của công nhân, người lao động trong năm mới 2023

Trải qua một năm 2022 đầy khó khăn, vất vả, bước sang năm 2023, công nhân lao động ngoài mong muốn thu nhập ổn định, họ còn hi vọng được làm nhiều điều ý nghĩa cho gia đình và bản thân hơn.
Thu nhập nâng cao từ phát triển vùng trồng bưởi hữu cơ

Thu nhập nâng cao từ phát triển vùng trồng bưởi hữu cơ

Xã Yên Sở là vùng sản xuất bưởi tập trung của thành phố, với nhiều giống bưởi đặc sản có từ 40-50 năm về trước, chất lượng cao. Mỗi năm cho thu nhập từ 50 triệu đến hàng trăm triệu đồng/ 1 sào.
Thị trường lao động gặp nhiều khó khăn, nhu cầu tuyển dụng giảm mạnh

Thị trường lao động gặp nhiều khó khăn, nhu cầu tuyển dụng giảm mạnh

Nhu cầu tuyển dụng lao động trong 3 tháng cuối năm 2022 ghi nhận giảm trung bình 25%, chỉ riêng tháng 12 giảm mạnh đến 42% so với thời điểm trước dịch.
Tiết lộ thưởng Tết năm 2023 của lao động ngành Công nghệ thông tin

Tiết lộ thưởng Tết năm 2023 của lao động ngành Công nghệ thông tin

Theo một số nhân viên làm trong ngành Công nghệ thông tin của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, tiền thưởng Tết của nhân viên thường là một tháng lương thứ 13 (gồm lương cứng và cộng thêm một phần hiệu suất công việc).
Doanh nghiệp có phải công khai quy chế thưởng Tết?

Doanh nghiệp có phải công khai quy chế thưởng Tết?

Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và dù là thưởng Tết hay thưởng nói chung thì doanh nghiệp đều phải công bố công khai tại nơi làm việc.
Nỗ lực duy trì việc làm cho công nhân

Nỗ lực duy trì việc làm cho công nhân

Năm nay, Tết Nguyên đán đến sớm hơn nhưng với nhiều NLĐ bị ảnh hưởng việc làm, thu nhập thì chưa thấy niềm vui. Hàng chục nghìn lao động mất việc đồng nghĩa với từng ấy gia đình bị ảnh hưởng. Đau đáu trước những khó khăn ấy, nhiều doanh nghiệp, tổ chức, các cấp Công đoàn đã vào cuộc để nỗ lực giữ việc cho công nhân.
Từ 1/1/2023, áp dụng chế độ phụ cấp mới cho cán bộ công đoàn

Từ 1/1/2023, áp dụng chế độ phụ cấp mới cho cán bộ công đoàn

Hệ số phụ cấp trách nhiệm cán bộ công đoàn cơ sở được xác định theo số lượng đoàn viên công đoàn, kết quả nộp đoàn phí công đoàn của năm trước liền kề, thực hiện theo khung số lượng đoàn viên.
Hàn Quốc sẽ gia hạn thời gian lưu trú có điều kiện cho lao động nước ngoài lên 10 năm

Hàn Quốc sẽ gia hạn thời gian lưu trú có điều kiện cho lao động nước ngoài lên 10 năm

Bộ Lao động và Việc làm Hàn Quốc ngày 29/12 đã thông báo về phương án sửa đổi chế độ cấp phép tuyển dụng đối với lao động nước ngoài trong đó sẽ áp dụng đặc cách có điều kiện để thời gian cư trú kéo dài từ 4 năm 10 tháng như hiện nay lên thành 10 năm.
Ngành nghề thiếu lao động thời vụ dịp cuối năm

Ngành nghề thiếu lao động thời vụ dịp cuối năm

Thời điểm cuối năm, rất nhiều ngành nghề như thương mại - dịch vụ; dịch vụ khách sạn - nhà hàng; sản xuất, bán lẻ... đang cần tuyển dụng lao động thời vụ.
Mức tiền lương bình quân năm 2022 tăng 6%, đạt 8,25 triệu đồng/tháng

Mức tiền lương bình quân năm 2022 tăng 6%, đạt 8,25 triệu đồng/tháng

Tình hình sản xuất kinh doanh đã phục hồi và tăng trưởng sau hai năm đại dịch, tạo thuận lợi để doanh nghiệp có điều kiện chăm sóc tốt hơn đến các vấn đề tiền lương, đời sống của người lao động.
Thưởng Tết Nguyên đán năm 2023 tăng 11% so với năm 2022

Thưởng Tết Nguyên đán năm 2023 tăng 11% so với năm 2022

Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội từ 54.202 doanh nghiệp ở 63 tỉnh, thành phố cho thấy mức thưởng Tết Nguyên đán tăng hơn so với năm trước.
Loại hình doanh nghiệp nào có mức thưởng Tết năm 2023 cao nhất?

Loại hình doanh nghiệp nào có mức thưởng Tết năm 2023 cao nhất?

Đến nay, gần 30 địa phương đã công bố mức t hưởng Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán 2023 cho công nhân, người lao động. Nhiều lao động nhận mức thưởng Tết "khủng".
Lương tháng thứ 13 có phải là tiền thưởng Tết hay không?

Lương tháng thứ 13 có phải là tiền thưởng Tết hay không?

Hiện nay, nhiều người lao động vẫn còn băn khoăn về khoản tiền lương tháng thứ 13 có phải tiền thưởng Tết không?
Chính phủ đã triển khai nhiều biện pháp giảm bớt khó khăn cho người lao động

Chính phủ đã triển khai nhiều biện pháp giảm bớt khó khăn cho người lao động

Theo Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu, cùng với các giải pháp của Chính phủ, sự vào cuộc của các bộ, ngành, địa phương, người lao động trên cả nước đã từng bước vượt lên khó khăn, ổn định đời sống.
Xem thêm
FinanceAsia: SHB là “Ngân hàng Tốt nhất cho Khách hàng Khu vực công” năm 2025 tại Việt Nam

FinanceAsia: SHB là “Ngân hàng Tốt nhất cho Khách hàng Khu vực công” năm 2025 tại Việt Nam

Trong khuôn khổ FinanceAsia Awards 2025, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) được vinh danh là “Ngân hàng Tốt nhất cho Khách hàng Khu vực công” tại Việt Nam.
Ngày 10/6, SHB chốt danh sách cổ đông để chi trả cổ tức bằng tiền năm 2024

Ngày 10/6, SHB chốt danh sách cổ đông để chi trả cổ tức bằng tiền năm 2024

Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) vừa thông báo về ngày chốt danh sách cổ đông để chi trả cổ tức năm 2024 bằng tiền mặt với tỷ lệ 5%. Theo Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên năm 2025, SHB chi trả cổ tức năm 2024 với tổng tỷ lệ 18%, gồm 5% bằng tiền và 13% bằng c
Đón hè rực rỡ cùng loạt ưu đãi hấp dẫn cho chủ thẻ quốc tế SHB

Đón hè rực rỡ cùng loạt ưu đãi hấp dẫn cho chủ thẻ quốc tế SHB

SHB hợp tác cùng các thương hiệu nổi tiếng trên cả nước tung ra hàng loạt voucher, giảm giá độc quyền dành riêng cho chủ thẻ quốc tế khi thanh toán các dịch vụ giao vận, ẩm thực, nghỉ dưỡng, lữ hành...
SHB ra mắt dịch vụ Loa thanh toán, hỗ trợ khách hàng phòng tránh gian lận giao dịch

SHB ra mắt dịch vụ Loa thanh toán, hỗ trợ khách hàng phòng tránh gian lận giao dịch

Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) chính thức ra mắt dịch vụ Loa thanh toán - thiết bị hỗ trợ thông báo biến động số dư bằng giọng nói, đồng thời dành tặng nhiều ưu đãi, quà tặng hấp dẫn khác.
SHB ra mắt giải pháp tài trợ linh hoạt cho ngành gạo, đồng hành phát triển nông nghiệp bền vững

SHB ra mắt giải pháp tài trợ linh hoạt cho ngành gạo, đồng hành phát triển nông nghiệp bền vững

SHB chính thức triển khai giải pháp tài chính toàn diện dành cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lúa gạo. Giải pháp tập trung vào tài trợ vốn, giúp đảm bảo dòng tiền lưu thông trong toàn bộ chuỗi sản xuất - kinh doanh, từ thu mua nguyên liệu, tạ
Kao Siêu Lực: Từ tay trắng đến “vua bánh mì”

Kao Siêu Lực: Từ tay trắng đến “vua bánh mì”

Hơn 40 năm trước, giữa những con phố tấp nập của khu Quận 6 và Quận 11 (TP.HCM), một gia đình người Hoa chạy nạn từ Campuchia đặt chân đến mảnh đất này với hai bàn tay trắng.
Nguyễn Đăng Quang: Từ tiến sĩ vật lý đến “doanh nhân mì gói”

Nguyễn Đăng Quang: Từ tiến sĩ vật lý đến “doanh nhân mì gói”

Nguyễn Đăng Quang không chỉ xây dựng một “đế chế” Masan hùng mạnh mà còn góp phần thay đổi thói quen tiêu dùng của hàng triệu người Việt.
Trương Gia Bình: "Người Việt không biết cúi đầu"!

Trương Gia Bình: "Người Việt không biết cúi đầu"!

Trương Gia Bình không chỉ là một nhà lãnh đạo xuất sắc, mà còn là một biểu tượng của tinh thần tiên phong, không ngừng đổi mới và vượt qua nghịch cảnh.
Johnathan Hạnh Nguyễn: Tiên phong mở cửa “bầu trời” và thương mại xa xỉ

Johnathan Hạnh Nguyễn: Tiên phong mở cửa “bầu trời” và thương mại xa xỉ

Từ một người tiên phong "mở cửa bầu trời" Việt Nam, Johnathan Hạnh Nguyễn đã trở thành người đặt nền móng cho thị trường hàng hiệu, phát triển hệ thống bán lẻ sân bay...
Mai Hữu Tín: Người kiến tạo những "cú bắt tay" tỷ đô

Mai Hữu Tín: Người kiến tạo những "cú bắt tay" tỷ đô

Được ví là "ông trùm” M&A “mát tay”, doanh nhân Mai Hữu Tín đã ghi dấu ấn sâu đậm trong giới kinh doanh Việt Nam.
Cần quy định khung giá trần hoặc giá sàn nhà ở xã hội theo khu vực

Cần quy định khung giá trần hoặc giá sàn nhà ở xã hội theo khu vực

Nếu không có khung giá, người lao động có thể tiếp tục rơi vào cảnh "nhà ở xã hội nhưng không với tới được" vì giá vẫn vượt xa thu nhập.
Dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân: Bảo vệ quyền con người trong không gian số

Dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân: Bảo vệ quyền con người trong không gian số

Việc xây dựng dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân nhằm thể chế hóa quy định của Hiến pháp về quyền con người, quyền công dân, quyền riêng tư của cá nhân.
Bộ Xây dựng “thúc” các địa phương đẩy nhanh tiến độ nhà ở xã hội, gỡ vướng cho doanh nghiệp

Bộ Xây dựng “thúc” các địa phương đẩy nhanh tiến độ nhà ở xã hội, gỡ vướng cho doanh nghiệp

Bộ trưởng Bộ Xây dựng vừa ban hành Công điện yêu cầu quyết liệt hơn nữa trong việc đôn đốc, triển khai đầu tư xây dựng nhà ở xã hội.
Lâm Đồng phấn đấu hoàn thành 402 căn nhà ở xã hội năm nay

Lâm Đồng phấn đấu hoàn thành 402 căn nhà ở xã hội năm nay

UBND tỉnh Lâm Đồng mới đây ban hành kế hoạch phát triển nhà ở xã hội năm 2025. Theo đó, địa phương phấn đấu đạt chỉ tiêu năm 2025 hoàn thành 402 căn nhà ở xã hội.
Giải "cơn khát" nhà ở cho người lao động ở phía Tây thành phố Đà Nẵng

Giải "cơn khát" nhà ở cho người lao động ở phía Tây thành phố Đà Nẵng

Sở Xây dựng thành phố Đà Nẵng thông báo về việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuê nhà tại 02 khối nhà 05 tầng thuộc Khu ký túc xá tập trung phía Tây - Mở rộng, tọa lạc trong Khu đô thị công nghiệp Hòa Khánh.
Bùng nổ xu hướng làm đẹp hiện đại tại Beautycare Expo Hà Nội 2025

Bùng nổ xu hướng làm đẹp hiện đại tại Beautycare Expo Hà Nội 2025

Triển lãm quốc tế ngành làm đẹp Beautycare Expo 2025, diễn ra tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế IEC, đã thu hút đông đảo sự quan tâm của giới chuyên môn và doanh nghiệp với nhiều hoạt động nổi bật.
Lối ra cho thị trường dược liệu Việt Nam: Để người trồng sống được với nghề

Lối ra cho thị trường dược liệu Việt Nam: Để người trồng sống được với nghề

thị trường dược liệu Việt Nam đang đứng trước một ngã rẽ “sinh tử” hoặc tự tái thiết để lớn mạnh bền vững, hoặc tiếp tục “trượt dài” trong cảnh tự phát, manh mún.
Trứng gà cà gai leo Sadu: Điểm khác biệt làm nên "giá trị vàng"

Trứng gà cà gai leo Sadu: Điểm khác biệt làm nên "giá trị vàng"

Trứng gà cà gai leo Sadu là kết tinh của tâm huyết, sáng tạo và ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp, mang đến sản phẩm an toàn, bổ dưỡng cho người tiêu dùng.
Người đưa bưởi Lam Điền lên bản đồ OCOP

Người đưa bưởi Lam Điền lên bản đồ OCOP

Doanh nhân Nguyễn Tiến Luyện đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là với sản phẩm bưởi OCOP tại xã Lam Điền, huyện Chương Mỹ, Hà Nội.
Hơn 2,3 triệu lượt hộ nghèo, đối tượng chính sách được vay vốn chính sách

Hơn 2,3 triệu lượt hộ nghèo, đối tượng chính sách được vay vốn chính sách

Năm 2024, với tổng nguồn vốn tín dụng đạt gần 377.000 tỷ đồng, Ngân hàng Chính sách xã hội đã hỗ trợ hàng triệu hộ nghèo và đối tượng chính sách.

AI

Người trẻ có nên mua nhà lúc này?

Người trẻ có nên mua nhà lúc này?

Chương trình AI - Tài chính và Địa ốc lần này là cuộc trò chuyện giữa chuyên gia AI Lily Phạm và bà Ngô Thị Thanh, Trưởng phòng chính sách và sản phẩm thế chấp, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Chúng Việt Nam (PVCcomBank) về chủ đề: Người trẻ có nên mua n
Nhà ở xã hội giá 25 triệu đồng/m2 có hợp lý không?

Nhà ở xã hội giá 25 triệu đồng/m2 có hợp lý không?

Chương trình AI - tài chính và địa ốc cùng chuyên gia AI Lily Phạm với khách mời là ông Nguyễn Anh Quê - Chủ tịch Tập đoàn G6 về chủ đề: Nhà ở xã hội giá 25 triệu đồng/m2 có hợp lý không?
Dưới 3 tỷ đồng - Xu hướng đầu tư dòng tiền

Dưới 3 tỷ đồng - Xu hướng đầu tư dòng tiền

AI và Tài chính - Địa ốc tuần này là cuộc trò chuyện giữa chuyên gia bất động sản AI Lily Phạm và ông Vũ Cương Quyết - TGĐ Đất Xanh Miền Bắc về chủ đề "Dưới 3 tỷ đồng - Xu hướng đầu tư dòng tiền"
Phú Quốc trước thềm APEC 2027: Liệu thị trường bất động sản có bứt phá?

Phú Quốc trước thềm APEC 2027: Liệu thị trường bất động sản có bứt phá?

Cuộc trò chuyện giữa chuyên gia AI bất động sản Lily Phạm với ông Nguyễn Anh Quê - Chủ tịch Tập đoàn G6 về chủ đề "Phú Quốc trước thềm APEC 2027: Liệu thị trường bất động sản có bứt phá?"
Xu hướng thị trường bất động sản 2025 và hiến kế giải pháp giải nhiệt thị trường

Xu hướng thị trường bất động sản 2025 và hiến kế giải pháp giải nhiệt thị trường

Cuộc trò chuyện giữa ông Nguyễn Quốc Khánh - Phó CT Hội Môi giới BĐS VN - Chủ tịch Công ty CP Đầu tư và phân phối DTJ và chuyên gia AI LiLy Phạm về “Xu hướng BĐS 2025 và hiến kế giải pháp giải nhiệt thị trường”.
Phiên bản di động