Nhiều doanh nghiệp "đổi màu" lỗ, lãi sau soát xét

24/08/2022 10:07 Tài chính Đinh Thơm
Sau soát xét báo cáo tài chính bán niên năm 2022, bức tranh lợi nhuận của các doanh nghiệp đã có không ít thay đổi so với báo cáo tự lập. Trong đó, nhiều trường hợp ghi nhận lợi nhuận giảm sâu, thậm chí chuyển từ lãi thành lỗ sau soát xét.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Thống kê các doanh nghiệp đã công bố báo cáo tài chính (BCTC) bán niên soát xét năm 2022 cho thấy, lợi nhuận của không ít doanh nghiệp đã thay đổi sau soát xét. Đa phần thay đổi theo chiều hướng giảm lợi nhuận, thậm chí có doanh nghiệp còn chuyển từ đang có lãi sang lỗ và nhiều doanh nghiệp tiếp tục bị kiểm toán nghi ngờ về khả năng tiếp tục hoạt động.

Nhiều doanh nghiệp báo lãi giảm, chuyển từ lãi sang lỗ

Trong số các doanh nghiệp chuyển từ lãi sang lỗ sau khi công bố BCTC bán niên soát xét, CTCP Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (mã SHS) là một trong những ví dụ điển hình.

Theo BCTC bán niên năm 2022 được soát xét bởi công ty TNHH hãng kiểm toán AASC, lợi nhuận sau thuế (LNST) của SHS nửa đầu năm âm 68,2 tỷ đồng, trong khi BCTC tự lập ghi nhận mức lãi gần 32,2 tỷ đồng. Như vậy, LNST kỳ này đã giảm 649 tỷ đồng so với con số thực hiện cùng kỳ là 580,8 tỷ đồng.

Lý giải về kết quả kinh doanh thua lỗ 6 tháng đầu năm, Chứng khoán SHS cho biết, nửa đầu năm doanh thu hoạt động của công ty chỉ tăng 2,1% từ 621,4 tỷ đồng lên 634,2 tỷ đồng, trong khi chi phí hoạt động tăng tới 31,9% từ 433,8 tỷ đồng lên 572,2 tỷ đồng.

Nguyên nhân là do công ty giữ nguyên phân loại cổ phiếu TCB và GEX ở mục tài sản tài chính ghi nhận qua lãi/lỗ (FVTPL) thay vì mục tài sản tài chính sẵn sàng để bán (AFS) như trong BCTC quý 2 tự lập. Cụ thể, chênh lệch tăng đánh giá lại tài sản FVTPL sau soát xét tăng gần 13 tỷ đồng so với báo cáo tự lập. Cùng với đó, chênh lệch giảm đánh giá lại tài sản tài chính FVTPL tăng 138,4 tỷ đồng. Đây là nguyên nhân chính kéo lợi nhuận của công ty giảm mạnh so với BCTC tự lập.

Theo SHS, thị trường chứng khoán 6 tháng đầu năm nay diễn biến tiêu cực bất ngờ dẫn đến mảng tự doanh gặp nhiều khó khăn, khiến lợi nhuận sau thuế bị lỗ.

Tương tự, sau soát xét, CTCP Cung ứng và Dịch vụ Kỹ thuật Hàng Hải (mã MAC) cũng báo lỗ ròng hơn 4,4 tỷ đồng, trong khi báo cáo tự lập lãi gần 130 triệu đồng.

Sự thay đổi này là do chi phí tài chính điều chỉnh tăng gấp 25 lần (do hoàn nhập dự phòng tổn thất đầu tư) và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng hơn 3 tỷ đồng (do tăng chi phí cho nhân viên và dự phòng phải thu khó đòi).

So với cùng kỳ năm 2021, công ty ghi nhận doanh thu thuần giảm 18%, đạt hơn 36,7 tỷ đồng và lỗ ròng hơn 4,4 tỷ đồng (cùng kỳ lỗ hơn 5,4 tỷ đồng). Qua đó, nâng tổng lỗ lũy kế đến ngày 30/6/2022 lên hơn 30 tỷ đồng.

Đáng chú ý, tại BCTC soát xét bán niên 2022 của MAC, đơn vị kiểm toán đã đưa ra ý kiến ngoại trừ liên quan đến kết quả hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa công ty với CTCP Đầu tư Xây dựng và Thương mại Motachi.

Đơn vị kiểm toán cũng lưu ý trong kỳ kế toán kết thúc ngày 30/6/2022, MAC tiếp tục bị lỗ hơn 4,4 tỷ đồng và lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh âm 3,5 tỷ đồng.

Ngoài ra, tại ngày 30/6, MAC đang có lỗ lũy kế hơn 30 tỷ đồng. Những điều kiện này cho thấy sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của công ty.

Nhiều doanh nghiệp "đổi màu" lỗ, lãi sau soát xét ảnh 1
Thay đổi lợi nhuận sau thuế bán niên sau soát xét của một số doanh nghiệp so với báo cáo tự lập.

Bên cạnh các doanh nghiệp chuyển từ lãi thành lỗ, sau soát xét, nhiều doanh nghiệp ghi nhận lợi nhuận càng âm nặng hơn. Như CTCP Đầu tư Phát triển Nhà Đà Nẵng (mã NDN) công bố LNST 6 tháng đầu năm sau kiểm toán âm 95,2 tỷ đồng, tăng 4,4 so với con số âm 90,8 tỷ đồng trong báo cáo tự lập (cùng kỳ lãi 133 tỷ đồng).

Ngoài ghi nhận lỗ trong 6 tháng đầu năm, BCTC soát xét bán niên 2022 của NDN cũng bị đơn vị kiểm toán cho ý kiến ngoại trừ.

Theo BCTC hợp nhất soát xét nửa đầu năm 2022, LNST của Tổng công ty Cơ khí Xây dựng (mã TCK) cũng tăng từ mức âm 400 triệu đồng trong báo cáo tự lập, lên âm hơn 700 triệu đồng. Theo giải trình từ công ty, sự chênh lệch này do trong quá trình kiểm toán phát hiện nhầm lẫn, sai sót một số bút toán về doanh thu và chi phí.

Theo đó, công ty điều chỉnh doanh thu hoạt động tài chính giảm 9% so với báo cáo tự lập, còn gần 300 triệu đồng. Lợi nhuận thuần giảm 33%, xuống 700 triệu đồng. So với cùng kỳ năm trước, doanh thu thuần tăng 17%, đạt gần 151 tỷ đồng và lỗ ròng hơn 700 triệu đồng, cùng kỳ lỗ hơn 3 tỷ đồng. Qua đó, tổng lỗ lũy kế tính đến ngày 30/6/2022 lên hơn 336 tỷ đồng.

Cũng trong BCTC soát xét, đơn vị kiểm toán đưa ra loạt vấn đề nhấn mạnh và nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục của công ty.

Trong khi đó, giải trình về việc kiểm toán từ chối đưa ra ý kiến cho báo cáo tài chính soát xét 6 tháng 2022 cũng nhưng việc tăng lỗ sau soát xét, CTCP Thương mại Hà Tây (mã HTT) cho biết sau soát xét, doanh thu của công ty vẫn giữ nguyên ở mức hơn 2 tỷ đồng. Song do chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 48% lên hơn 4 tỷ đồng nên công ty lỗ ròng 7,4 tỷ đồng, trong khi báo cáo tự lập chỉ lỗ 6 tỷ đồng.

Theo HTT, sở dĩ công ty lỗ nặng hơn sau soát xét do phải tăng trích lập dự phòng thêm 20% đối với một số khoản nợ.

Ở chiều ngược lại, dù vẫn ghi nhận lỗ ròng sau kiểm toán, song khoản lỗ bán niên của CTCP Licogi 14 (mã L14) đã giảm mạnh từ hơn 234 tỷ đồng ở báo cáo hợp nhất tự lập xuống gần 24 tỷ đồng sau soát xét.

So với báo cáo tự lập, các chỉ tiêu kinh doanh đồng loạt giảm mạnh sau soát xét. Trong đó, doanh thu thuần giảm 20% (giảm 23 tỷ đồng), giá vốn giảm 34% (giảm 20 tỷ đồng), doanh thu tài chính giảm 94% (giảm hơn 146 tỷ đồng), chi phí bán hàng giảm 7% và chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 61%.

Yếu tố chính khiến khoản lỗ của L14 giảm gần 211 tỷ đồng, chỉ còn lỗ ròng 24 tỷ đồng sau soát xét, đến từ chi phí tài chính với mức giảm 85% so với báo cáo tự lập, từ hơn 418 tỷ đồng xuống còn 64 tỷ đồng.

Dù giảm lỗ đáng kể sau soát xét, kết quả kinh doanh của L14 vẫn ảm đạm so với mức lãi hơn 30 tỷ đồng nửa đầu năm 2021.

Đến thời điểm hiện tại, CTCP Lọc Hóa dầu Bình Sơn (mã BSR) là một những trường hợp hiếm hoi ghi nhận lãi sau thuế tăng sau soát xét bán niên 2022. Cụ thể, lãi ròng của công ty đã tăng 1,8% lên 12.473 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng 223 tỷ đồng nhờ giá vốn hàng bán cùng một số chi phí giảm.

Cụ thể, giá vốn hàng bán của Bình Sơn đã giảm 0,3% sau soát xét còn 13.509 tỷ đồng giúp lợi nhuận gộp tăng 1,7% lên 13.509 tỷ đồng. Doanh thu tài chính sau kiểm toán đạt 670,2 tỷ đồng, tăng 3,4% trong khi chi phí tài chính giảm từ 444,1 tỷ đồng còn 443,9 tỷ đồng.

Năm 2022, cổ đông thông qua kế hoạch với tổng doanh thu hợp nhất 91.678 tỷ đồng, LNST 1.295 tỷ đồng. Như vậy sau 6 tháng, lợi nhuận công ty đã gấp 9,6 lần kế hoạch năm.

Nhiều doanh nghiệp bị cắt margin

Với việc chuyển từ lãi sang lỗ sau khi công bố BCTC bán niên soát xét, mới đây, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) đã loại cổ phiếu SHS của Công ty Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội khỏi danh sách được giao dịch ký quỹ (margin) và cắt margin từ ngày 23/8.

Tương tự, HNX cũng thêm cổ phiếu NDN của CTCP Đầu tư Phát triển Nhà Đà Nẵng vào danh sách chứng khoán không được phép giao dịch ký quỹ và cắt margin từ ngày 22/8.

Một loạt cổ phiếu khác cũng bị cắt margin do LNST theo BCTC soát xét bán niên là số âm như TVC, APS, L14,...

Theo đó cổ phiếu TVC của CTCP Tập đoàn Quản lý tài sản Trí Việt bắt đầu bị cắt margin từ ngày 24/8 do LNST nửa đầu năm âm 257 tỷ đồng, không thay đổi so với BCTC tự lập. So với 6 tháng năm 2021, LNST của TVC giảm tới 521 tỷ đồng.

Theo giải trình của TVC, doanh thu nửa đầu năm giảm 61% so với cùng kỳ năm 2021 và đạt 94 tỷ đồng trong khi các chi phí tăng 102% là nguyên nhân khiến lợi nhuận âm nặng. Sự sụt giảm doanh thu và tăng đột biến chi phí có nguyên nhân từ việc thị trường chứng khoán giảm điểm mạnh trong những tháng đầu năm 2022, khiến công ty trích phải lập dự phòng gần 300 tỷ đồng.

Cổ phiếu APS của CTCP Chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương - Apec cũng bị cắt margin từ ngày 19/8 do LNST bán niên 2022 sau kiểm toán là số âm. Cụ thể, nửa đầu năm 2022, APS ghi nhận doanh thu tăng gấp 4 lần lên mức 108 tỷ đồng, song gánh nặng chi phí cùng khoản lỗ đậm tại mảng tự doanh khiến doanh nghiệp báo lỗ sau thuế kiểm toán 304 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi 37,7 tỷ.

Trước đó tại báo cáo tự lập, APS ghi nhận doanh thu chỉ 56 tỷ đồng (giảm mạnh so với quý 1) trong khi chi phí hoạt động lại tăng gấp hơn 12 lần quý trước đó lên 492 tỷ đồng (chủ yếu do thua lỗ mảng tự doanh) dẫn đến công ty lỗ sau thuế 362 tỷ đồng.

Với cổ phiếu L14 của CTCP Licogi 14, dù LNST đã thu nhỏ từ 234 tỷ đồng xuống 24 tỷ đồng sau soát xét, nhưng vẫn là con số âm. Do đó, HNX đã đưa cổ phiếu L14 vào danh sách chứng khoán không được phép giao dịch ký quỹ kể từ ngày 19/8.

Tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE), một số mã chứng khoán cũng vừa được bổ sung vào danh sách cổ phiếu bị cắt margin vì thua lỗ trong 6 tháng đầu năm 2022.

Điển hình là cổ phiếu PSH của CTCP Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu. Nửa đầu năm, doanh thu thuần của PSH tăng 28% lên mức 3.771 tỷ đồng, song giá xăng dầu thế giới và trong nước biến động làm ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành nguyên vật liệu đầu vào của PSH dẫn đến giá vốn tăng cao. Kết quả, 6 tháng đầu năm công ty lỗ 260 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước vẫn lãi 84 tỷ đồng.

Với cổ phiếu KHP của CTCP Điện lực Khánh Hoà, mặc dù, doanh thu thuần nửa đầu năm của KHP tăng xấp xỉ 10% lên 2.391 tỷ đồng, song giá vốn tăng cùng các chi phí không được tiết giảm khiến LNST âm 126 tỷ đồng. Dù vậy, con số này đã cải thiện đáng kể so với khoản lỗ 182 tỷ đồng cùng kỳ năm trước.

Cổ phiếu HAS của CTCP Hacisco cũng bị cắt margin với lý do tương tự. Theo BCTC bán niên 2022 đã soát xét, doanh thu thuần 6 tháng đầu năm đạt gần 35 tỷ đồng, giảm 74% so với cùng kỳ năm 2021. Dù giá vốn cũng giảm sâu, song do doanh thu lao dốc nên HAS vẫn chứng kiến lỗ sau thuế hơn 470 triệu đồng trong nửa đầu năm, trong khi cùng kỳ lãi gần 1,8 tỷ đồng.

Các tin khác

VPBank NEOBiz được Global Banking and Finance Review xướng tên ở giải thưởng danh giá

VPBank NEOBiz được Global Banking and Finance Review xướng tên ở giải thưởng danh giá

Vượt qua nhiều ứng cử viên sáng giá, VPBank NEOBiz đã xuất sắc được vinh danh là “Ứng dụng Ngân hàng tốt nhất cho doanh nghiệp Micro SME và SME 2024” do Global Banking and Finance Review (GBAF) - tạp chí tài chính uy tín hàng đầu tại Anh trao tặng.
TPBank dự kiến lợi nhuận năm 2025 cao nhất từ trước đến nay, chưa có kế hoạch chia cổ tức

TPBank dự kiến lợi nhuận năm 2025 cao nhất từ trước đến nay, chưa có kế hoạch chia cổ tức

Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank - mã CK: TPB) vừa công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025. Ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2025 sẽ tăng trưởng khoảng 18,4% so với thực hiện năm 2024.
Ngân hàng Lộc Phát (LPBank) phát động giải chạy trực tuyến LPBank Run4change 2025

Ngân hàng Lộc Phát (LPBank) phát động giải chạy trực tuyến LPBank Run4change 2025

Sáng ngày 30/3/2025, Ngân hàng Lộc Phát (LPBank) đã tổ chức thành công Lễ phát động giải chạy trực tuyến LPBank - Run4change 2025, thu hút sự tham gia của gần 6.000 cán bộ nhân viên trên toàn quốc, khách hàng và đối tác trên khắp cả nước. Sự kiện là bước khởi đầu đầy khí thế cho giải chạy trực tuyến thường niên được mong chờ nhất của LPBank.
Giá vàng gần chạm mốc 100 triệu/lượng: Cẩn trọng khi đầu tư

Giá vàng gần chạm mốc 100 triệu/lượng: Cẩn trọng khi đầu tư

Thị trường vàng trong nước đang trải qua giai đoạn biến động mạnh, khiến không ít nhà đầu tư "đứng ngồi không yên". Giá vàng liên tục "nhảy múa" với biên độ lớn, tạo ra những cơn "sóng thần" trên thị trường, ảnh hưởng trực tiếp đến túi tiền của người dân, đặc biệt là những người lao động có ý định tích lũy tài sản.
Ngày hội Văn hóa SHB - T&T 2025: Ba thập kỷ “Nhất Tâm”, vững bước cùng đất nước vươn Tầm

Ngày hội Văn hóa SHB - T&T 2025: Ba thập kỷ “Nhất Tâm”, vững bước cùng đất nước vươn Tầm

Với tinh thần “Nhất Tâm” và khát vọng cất cánh, SHB và T&T Group đã sẵn sàng đồng hành cùng đất nước tiến vào kỷ nguyên mới. Tại đây, mỗi bước tiến là lời khẳng định đầy tự hào về sức mạnh, sự sáng tạo và tinh thần dân tộc.
VPBank đưa ra công cụ tối ưu tài chính, giúp tiền sinh tiền, lời sinh lời

VPBank đưa ra công cụ tối ưu tài chính, giúp tiền sinh tiền, lời sinh lời

Với thao tác đơn giản, chỉ cần 1 phút đăng ký, tiền nhàn rỗi trong tài khoản của khách hàng sẽ tự động sinh lời theo ngày với mức lợi suất cố định 3,5%/năm trên bất kể kỳ hạn hoặc mức tiền nào. Khách hàng sẽ được nhận tiền gốc và lãi đều đặn mỗi ngày, đặc biệt, vẫn có thể chi tiêu khi cần.
Kỳ 2: Vững tài chính để “an cư lạc nghiệp”

Kỳ 2: Vững tài chính để “an cư lạc nghiệp”

Trong kỳ trước, chúng ta đã cùng nhau nhìn nhận tầm quan trọng của việc xác định những yếu tố cần cân nhắc trước khi đưa ra quyết định mua NOXH. Kỳ này, chúng tôi sẽ đi sâu vào vấn đề cốt lõi làm thế nào để mỗi người lao động có thể quản lý tài chính một cách hiệu quả, từng bước tích lũy để biến giấc mơ sở hữu NOXH thành hiện thực.
“Agribank - Thêm cây, thêm sự sống”, lan tỏa hành trình “Vì tương lai xanh” tại Mê Linh

“Agribank - Thêm cây, thêm sự sống”, lan tỏa hành trình “Vì tương lai xanh” tại Mê Linh

Ngày 14/3/2025, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) đã phối hợp cùng UBND huyện Mê Linh tổ chức chương trình trồng cây xanh với thông điệp “Agribank - Vì một tương lai xanh - Thêm cây, thêm sự sống”.
VPBank tiên phong cung cấp sản phẩm Thấu chi ứng lương lên tới 80 triệu đồng

VPBank tiên phong cung cấp sản phẩm Thấu chi ứng lương lên tới 80 triệu đồng

Thủ tục đơn giản, thời gian phê duyệt nhanh chóng, hạn mức lên tới 80 triệu đồng, sản phẩm Thấu chi ứng lương của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) sẽ giúp người lao động nhanh chóng giải quyết khó khăn khi có nhu cầu tài chính cấp bách.
Đẩy mạnh cho vay sản xuất, kinh doanh lúa gạo

Đẩy mạnh cho vay sản xuất, kinh doanh lúa gạo

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 21/CĐ-TTg ngày 04/3/2025 và chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, Agribank đã khẩn trương ban hành văn bản yêu cầu các Chi nhánh trong toàn hệ thống đẩy mạnh cung ứng vốn tín dụng cho vay sản xuất, kinh doanh lúa gạo.
AI sẽ “soán ngôi” kế toán viên? Giải mã tương lai ngành kế toán trong kỷ nguyên số

AI sẽ “soán ngôi” kế toán viên? Giải mã tương lai ngành kế toán trong kỷ nguyên số

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang tạo ra làn sóng thay đổi mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực, và kế toán cũng không ngoại lệ. Liệu AI có thể thay thế hoàn toàn kế toán viên hay chỉ là một công cụ hỗ trợ đắc lực? Các kế toán viên cần làm gì để thích ứng và phát triển trong kỷ nguyên số?
Công đoàn Ngân hàng: Đồng hành cùng phụ nữ đổi mới, sáng tạo trong kỷ nguyên số

Công đoàn Ngân hàng: Đồng hành cùng phụ nữ đổi mới, sáng tạo trong kỷ nguyên số

Chuyển đổi số mang đến cơ hội lớn nhưng cũng đặt ra không ít thách thức cho lao động nữ ngành Ngân hàng. Nhận thức rõ điều này, Công đoàn Ngân hàng Việt Nam đã và đang chủ động phối hợp, triển khai nhiều hoạt động thiết thực, khẳng định vai trò nòng cốt trong việc hỗ trợ, tạo điều kiện để phụ nữ phát huy tối đa năng lực, không ngừng đổi mới, sáng tạo, góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững của Ngành.
Nữ đoàn viên Agribank phát huy năng lực, phấn đấu đạt thành tích xuất sắc trên các mặt hoạt động

Nữ đoàn viên Agribank phát huy năng lực, phấn đấu đạt thành tích xuất sắc trên các mặt hoạt động

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Công đoàn Ngân hàng Việt Nam, Đảng ủy, Hội đồng thành viên, Ban Điều hành Agribank, phong trào “Giỏi việc ngân hàng, Đảm việc nhà” trong nữ đoàn viên, người lao động (ĐV-NLĐ) được các cấp Công đoàn phát động sâu rộng trong toàn hệ thống. Phong trào đã thực sự trở thành điểm tựa niềm tin, là đòn bảy tích cực khích lệ nữ ĐV-NLĐ lao động giỏi, lao động sáng tạo, phát huy năng lực, phấn đấu đạt thành tích xuất sắc trên các mặt hoạt động.
Techcombank dẫn đầu bảng xếp hạng thương hiệu năm 2024 ngành ngân hàng

Techcombank dẫn đầu bảng xếp hạng thương hiệu năm 2024 ngành ngân hàng

Ngành Ngân hàng hoạt động nổi bật trên mạng xã hội năm 2024 với sự đa dạng hóa chiến dịch truyền thông, kết hợp nội dung văn hóa, giải trí và sự kiện thể thao. Sự sôi động của các chương trình truyền hình lớn như “Anh trai vượt ngàn chông gai”, “Anh trai say hi”, đầu tư vào tài trợ chương trình, cùng các minigame tương tác để thu hút người dùng, livestream tài chính cá nhân, tổ chức giải chạy marathon và video ngắn cũng giúp các ngân hàng tạo lượng lớn thảo luận trong năm.
Tăng trưởng hàng lần trong thập kỷ qua, các ngân hàng Việt thiếu điều gì để lọt Top khu vực?

Tăng trưởng hàng lần trong thập kỷ qua, các ngân hàng Việt thiếu điều gì để lọt Top khu vực?

Trong những năm qua, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng ấn tượng với nhiều nhà băng bắt đầu ghi dấu trên bản đồ xếp hạng ngân hàng toàn cầu. Tuy nhiên, ngân hàng Việt vẫn đứng trước bài toán hóc búa về chiến lược kinh doanh dài hạn. Trong bối cảnh đó, mô hình hệ sinh thái được xem không chỉ là cơ hội, mà còn là hướng đi tất yếu để họ có thể bứt phá, nâng tầm vị thế trong kỷ nguyên số.
Sau “ông lớn” Techcombank Sinh lời tự động, nhiều nhà băng ồ ạt chạy theo xu hướng mới này

Sau “ông lớn” Techcombank Sinh lời tự động, nhiều nhà băng ồ ạt chạy theo xu hướng mới này

Techcombank Sinh Lời Tự Động vừa ra mắt phiên bản 2.0, nâng trải nghiệm khách hàng lên tầm cao mới, tiếp tục khẳng định vị trí dẫn đầu trong xu hướng phát triển giải pháp sinh lời mà nhiều ngân hàng đã gia nhập cuộc đua sau khi Techcombank cho ra đời phiên bản Sinh Lời Tự Động tự đầu tiên cách đây hơn 1 năm.
Tiên phong dẫn dắt sinh lời tự động, Techcombank hút hơn 2,6 triệu khách hàng

Tiên phong dẫn dắt sinh lời tự động, Techcombank hút hơn 2,6 triệu khách hàng

Sau hơn 1 năm tiên phong mở ra kỉ nguyên sinh lời tự động, tối ưu dòng tiền nhàn rỗi cho khách hàng, Techcombank đã tối ưu hóa dòng tiền và trải nghiệm cho hơn 2,6 triệu khách hàng và mở ra kỷ nguyên sinh lời tự động cho hơn 15,4 triệu người dùng. Không chỉ vậy, Ngân hàng liên tục cập nhật các phiên bản Sinh Lời Tự Động thế hệ mới với nhiều ưu đãi “khủng” và lợi ích vượt trội cho khách hàng.
Agribank thúc đẩy tăng trưởng xanh, hướng tới phát triển bền vững

Agribank thúc đẩy tăng trưởng xanh, hướng tới phát triển bền vững

Với vị thế ngân hàng chủ lực trong phát triển khu vực nông nghiệp, nông thôn, Agribank xác định thúc đẩy tăng trưởng xanh, hướng tới phát triển bền vững là nhiệm vụ quan trọng, trọng tâm phát triển kinh tế xanh từ “Tam nông”.
Techcombank 3 năm liên tiếp đạt chứng nhận “Nơi làm việc xuất sắc” bởi Great Place To Work

Techcombank 3 năm liên tiếp đạt chứng nhận “Nơi làm việc xuất sắc” bởi Great Place To Work

Great Place To Work® - Tổ chức toàn cầu về văn hóa nơi làm việc, vừa chính thức công bố Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) là ngân hàng duy nhất tại Việt Nam đạt chứng nhận toàn cầu “Nơi làm việc xuất sắc”. Đây là năm thứ ba liên tiếp Techcombank nhận danh hiệu này, với kết quả khảo sát qua các năm đều đạt tỷ lệ trên 90% và cao hơn nhiều so với mức trung bình của thế giới năm 2024 là 59% (dựa trên nghiên cứu Great Place to Work® 2021 Global Employee Engagement Study).
Techcombank ưu đãi lớn cho khách hàng chuyển tiền Quốc tế nhân dịp năm mới

Techcombank ưu đãi lớn cho khách hàng chuyển tiền Quốc tế nhân dịp năm mới

Không chỉ nhân 3 ưu đãi cho khách hàng chuyển tiền quốc tế nhân dịp đầu năm mới, Techcombank cũng vừa chính thức triển khai tính năng chuyển tiền quốc tế trên ứng dụng Techcombank Mobile để gia tăng tiện ích và tối ưu hóa trải nghiệm cho khách hàng.
Xem thêm
Phiên bản di động