Lợi nhuận tăng nhẹ, một ngân hàng nhỏ tăng 20% thu nhập cho nhân viên trong nửa đầu năm |
Ảnh minh hoạ |
Quán quân Vietcombank: Lợi nhuận 6 tháng đạt hơn 20.000 tỷ đồng
Đứng đầu danh sách lợi nhuận quý II của các ngân hàng, Vietcombank tiếp tục tiếp tục dẫn đầu trong hệ thống với lợi nhuận trước thuế của ngân hàng nửa đầu năm 2023 đạt 20.499 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2022.
Mức lãi của Vietcombank cũng bỏ xa những ngân hàng còn lại, gấp 1,5 lần so với ngân hàng đứng thứ 2 là BIDV.
Bên cạnh đó, ngân hàng này tiếp tục nằm trong nhóm có chất lượng tài sản tốt nhất, với tỷ lệ nợ xấu/dư nợ cho vay được ghi nhận ở mức 0,82%. Đặc biệt, tỷ lệ bao phủ nợ xấu đạt 393%, cao nhất hệ thống.
BIDV: Lợi nhuận 6 tháng đạt hơn 13.000 tỷ đồng
Với mức lãi trước thuế hơn 13.800 tỷ đồng, tăng 26% so với cùng kỳ, BIDV có bước nhảy ngoạn mục vươn lên vị trí á quân từ vị trí thứ 6. Đây cũng là mức lãi cao nhất lịch sử mà BIDV đạt được trong 6 tháng đầu năm.
Tổng tài sản BIDV tăng 0,2% trong 6 tháng đầu năm và đạt hơn 2,12 triệu tỷ đồng. Dư nợ cho vay khách hàng của ngân hàng tăng 7% lên hơn 1,6 triệu tỷ. Tiền gửi khách hàng tăng 4,9% lên hơn 1,5 triệu tỷ đồng.
Tại ngày 30/6/2023, nợ xấu của BIDV ở mức 25.970 tỷ đồng, tăng 47% so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ cho vay theo đó tăng từ 1,16% lên 1,59%. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu của BIDV đạt 153%. Tỷ lệ CASA khoảng 17%.
Thứ ba, Agribank
Ngày 24/6/2023, Quốc hội thông qua Nghị quyết chấp thuận chủ trương đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho Agribank tương ứng với số lợi nhuận còn lại Agribank thực nộp NSNN giai đoạn 2021-2023, tối đa là 17.100 tỷ đồng; trong đó 6.753 tỷ đồng được thực hiện từ dự toán chi ngân sách trung ương năm 2023 đã được Quốc hội phê duyệt; phần còn lại 10.347 tỷđồng được bố trí từ NSNN và thực hiện chuyển cấp trong năm 2024. Đến 30/6/2023, tổng tài sản Agribank đạt trên 1,9 triệu tỷ đồng; nguồn vốn đạt trên 1,75 triệu tỷ đồng; dư nợ cho vay nền kinh tế đạt trên 1,46 triệu tỷ đồng; các tỷ lệ an toàn hoạt động đảm bảo theo quy định.
Trong 6 tháng đầu năm Agribank triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ nền kinh tế vượt qua khó khăn, nỗ lực hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả. Agribank đã 7 lần điều chỉnh giảm lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng. Agribank đồng thời tích cực triển khai các chính sách như: chính sách cơ cấu lại nợ theo Thông tư 02, đến hết tháng 6 Agribank đã cơ cấu lại nợ cho hơn 2.000 khách hàng; Agribank đã hỗ trợ lãi suất theo Nghị định 31, với doanh số cho vay là 10.813 tỷ đồng, dư nợ 4.973 tỷ đồng, số tiền hỗ trợ lãi suất là 57,4 tỷ đồng,...
Thêm ngân hàng công bố KQKD nửa đầu năm, lợi nhuận sụt giảm Lợi nhuận bán niên của Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank- mã chứng khoán VAB) cũng giảm nhẹ giữa bối cảnh ngành Ngân hàng đang ... |