Nợ xấu 27 ngân hàng tăng hơn 28%, đã có 10 thành viên dự phòng vượt đối ứng

15/11/2022 08:00 Đầu tư Trần Thúy
Hệ thống ngân hàng đang phải đối mặt với những khó khăn về chất lượng tài sản do nợ xấu tăng nhanh sau khi Thông tư 14 kết thúc.

Khi cơ chế giãn nợ xấu dần đi qua...

Dưới tác động sâu sắc thời kỳ hậu đại dịch, khi cả nền kinh tế đang phải đổi mặt với nhiều khó khăn, thách thức lớn, thì chất lượng tài sản của hệ thống ngân hàng cũng là một điều đáng lưu ý. Nợ xấu tại nhiều thành viên đã bắt đầu có dấu hiệu tăng khá nhanh, đặc biệt là sau khi Thông tư 14 về cơ cấu lại các khoản nợ đã chính thức kết thúc.

Diễn biến trên thế hiện ngay trong quý mà GDP ghi nhận kỷ lục tăng trưởng sau nhiều năm.

Thống kê số liệu BCTC quý 3/2022 của 27 ngân hàng cho thấy, tính đến ngày 30/9/2022, tổng nợ xấu nội bảng của 27 ngân hàng ở mức gần 129,8 nghìn tỷ đồng, tăng 28,4% so với đầu năm.

Trong đó, đáng chú ý, tổng nợ nhóm 5, tức nợ có khả năng mất vốn tính đến cuối tháng 9 tăng mạnh tới 62,5% so với đầu năm, lên gần 72,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 55,8% tổng nợ xấu, so với tỷ trọng 44% hồi đầu năm.

Tại NCB, tổng nợ xấu nội bảng tính đến cuối tháng 9/2022 tăng gấp 5,3 lần so với đầu năm, lên 6.648 tỷ đồng. Ban lãnh đạo ngân hàng cho biết, trong bối cảnh chung của toàn hệ thống, nợ xấu của NCB có xu hướng tăng mạnh khi ngân hàng chuyển dần các khoản nợ tái cơ cấu về đúng nhóm nợ, đặc biệt là sau khi Thông tư 14/2021/TT-NHNN liên quan đến cơ cấu lại nợ, giữ nguyên nhóm nợ, miễn giảm lãi suất cho khách hàng do dịch COVID-19 đã hết hạn vào ngày 30/6/2022.

Tương tự, nợ xấu tại ngân hàng OCB cũng tăng gấp đôi trong 9 tháng qua, từ 1.349 tỷ đồng hồi đầu năm lên 2.801 tỷ đồng khi kết thúc quý 3/2022.

Không chỉ các ngân hàng trung và nhỏ, nợ xấu cũng có xu hướng tăng mạnh tại nhiều ngân hàng lớn như BIDV (48,6%), Vietcombank (47%) hay ACB (44,9%),…

Nợ xấu đang tăng nhanh

Con số nợ xấu tăng nhanh khiến tỷ lệ nợ xấu/cho vay khách hàng của nhóm tăng mạnh từ 1,87% hồi đầu năm lên 2,36% khi kết thúc tháng 9/2022. Trong đó, có 15/27 thành viên ghi nhận tỷ lệ nợ xấu gia tăng trong thời gian qua.

Ở chiều ngược lại, Sacombank là trường hợp gây nhiều bất ngờ khi sau nhiều năm, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của nhà băng này xuống dưới 1%. Cụ thể, đến cuối tháng 9/2022, tổng nợ xấu nội bảng của ngân hàng chỉ còn 3.791 tỷ đồng, giảm 34% so với hồi đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu/cho vay theo đó đã giảm từ 1,47% hồi đầu năm xuống còn 0,9% khi kết thúc quý 3.

Tuy nhiên, cũng lưu ý là hiện Sacombank vẫn còn khoảng trên 20 nghìn tỷ đồng nợ xấu đang "gửi tạm" tại VAMC. Ban lãnh đạo ngân hàng cho biết, ngân hàng vẫn đang tích cực đẩy mạnh xử lý số trái phiếu tại đây.

Khẩu vị ứng xử với nợ xấu khác nhau

Như trên, hệ thống ngân hàng đang phải đối mặt với những khó khăn về chất lượng tài sản do nợ xấu tăng nhanh sau khi Thông tư 14 kết thúc. Những thách thức này có thể phần nào được “hóa giải” nếu ngân hàng có bộ đệm dự phòng lớn, đồng thời, kiểm soát chặt chẽ khi giải ngân vào phân khúc có rủi ro cao.

Tuy nhiên, những con số trong báo cáo quý 3 cho thấy, nguồn lực này đang có sự phân hóa mạnh giữa các nhà băng.

Thống kê tại 27 ngân hàng cho thấy, có 14 thành viên tiếp tục gia tăng tỷ lệ dự phòng bao phủ nợ xấu (LLR) trong 9 tháng qua trong khi 13 thành viên còn lại cắt giảm tỷ lệ này.

Nợ xấu đang tăng nhanh

Dù tỷ lệ LLR giảm khá mạnh so với đầu năm (giảm 19 điểm %), Vietcombank vẫn đang dẫn đầu hệ thống với tỷ lệ này với 402%. Điều này có nghĩa, với mỗi đồng nợ xấu, Vietcombank có tới 4,02 đồng dự phòng.

Với tỷ lệ cao này, lãnh đạo ngân hàng cho biết đã thực hiện luôn việc trích 100% cho các khoản nợ được cơ cấu trong chính sách hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi COVID-19.

Tại VietinBank, tỷ lệ bao phủ nợ xấu đến cuối tháng 9 đã được nâng lên 250%, thay vì mức 180% cuối năm 2021. Tại BIDV, tỷ lệ này hiện đang là 214%, tại MBB là 208%, BacABank là 190%,…

Trong số 27 ngân hàng trong nhóm khảo sát, hiện đã có 10 thành viên có tỷ lệ trích dự phòng bao nợ xấu ở mức trên 100%.

Điều này cũng có nghĩa, lợi nhuận cũng như an toàn của ngân hàng sẽ không bị ảnh hưởng ngay cả trong trường hợp xấu nhất là tất cả nợ xấu trở thành không thu hồi được, vì ngân hàng đã có dự phòng đầy đủ.

Bên cạnh đó, tỷ lệ LLR cao cũng cho phép ngân hàng linh hoạt hơn trong việc giảm dự phòng, hoàn nhập và thúc đẩy lợi nhuận gắn với kết quả xử lý nợ xấu trong các năm tiếp theo mà không làm giảm chất lượng tài sản của ngân hàng.

Tuy nhiên, điều đáng tiếc, là đây không phải là kết quả chung của toàn hệ thống. Thống kê cho thấy, có tới 10/27 thành viên đang sở hữu tỷ lệ LLR thấp hơn 60%. Như tại NCB, tỷ lệ này đến cuối tháng 9/2022 mới chỉ ở mức 14%, tức với mỗi đồng nợ xấu, ngân hàng mới chỉ có 0,14 đồng để dự phòng. Tương tự, tại các thành viên như VietBank, Baovietbank, PGBank hay Saigonbank, con số này cũng chỉ ở mức khiêm tốn trên dưới 50%.

Chênh lệch lớn về tỷ lệ bao phủ nợ xấu cho thấy khẩu vị khác nhau trong ứng xử với nợ xấu của các thành viên. Theo đó, một số ngân hàng lựa chọn trích lập luôn toàn bộ nợ xấu, một số khác lại chọn trích lập rải ra trong 3 năm theo cơ chế cho phép.

Dù vậy, nhìn chung, tỷ lệ LLR của toàn ngành vẫn tương đối cao (tỷ lệ LLR trung bình của ở nhóm khảo sát 27 ngân hàng là 109,9%). Điều này có thể làm giảm thiểu rủi ro hệ thống có liên quan đến chất lượng tài sản của toàn ngành.

Các tin khác

Quảng Nam có tổ công tác đặc biệt tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư

Quảng Nam có tổ công tác đặc biệt tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư

Ông Lê Trí Thanh - Chủ tịch UBND tỉnh, Tổ trưởng tổ công tác đặc biệt của UBND tỉnh Quảng Nam về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư trên địa bàn.
Doanh nghiệp Nhật Bản muốn đầu tư bất động sản, công nghệ cao, logistics ở Đà Nẵng

Doanh nghiệp Nhật Bản muốn đầu tư bất động sản, công nghệ cao, logistics ở Đà Nẵng

Mitsubishi Corporation Việt Nam, Liên doanh Indochina Kajima là những doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm các lĩnh vực TP. Đà Nẵng đang tập trung thu hút đầu tư như thương mại, công nghệ cao, logistics và bất động sản công nghiệp.
Hơn 5 triệu trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ giao dịch thành công ngày đầu khai trương

Hơn 5 triệu trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ giao dịch thành công ngày đầu khai trương

Trong ngày đầu khai trương và đi vào hoạt động, hơn 5 triệu trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ giá trị gần 1.800 tỷ đồng được giao dịch thành công.
Dược phẩm TV.Pharm dự kiến tăng mức đầu tư cho khu dược phẩm công nghệ cao

Dược phẩm TV.Pharm dự kiến tăng mức đầu tư cho khu dược phẩm công nghệ cao

CTCP Dược phẩm TV.Pharm (Mã UPCoM: TVP) dự kiến tăng tổng mức đầu tư và bổ sung hạng mục đầu tư nhà máy sản xuất thuốc đông dược và nhà máy sản xuất thuốc tiêm GMP-EU thuộc dự án Khu dược phẩm công nghệ cao TV.Pharm.
Đoàn tàu liên vận quốc tế chạy từ ga Sóng Thần, Bình Dương chính thức khai trương

Đoàn tàu liên vận quốc tế chạy từ ga Sóng Thần, Bình Dương chính thức khai trương

Đoàn tàu liên vận quốc tế chở container lạnh chạy tuyến đường sắt Sóng Thần – Đồng Đăng chính thức khai trương vào chiều ngày 14/7. Buổi lễ được tổ chức tại ga Sóng Thần, TP Dĩ An (Bình Dương) do Công ty Cổ phần Vận tải Đường sắt Hà Nội (HARACO) phối hợp cùng các đơn vị khách hàng thực hiện.
2 doanh nghiệp muốn thực hiện dự án gần 300 tỷ đồng tại Thái Nguyên

2 doanh nghiệp muốn thực hiện dự án gần 300 tỷ đồng tại Thái Nguyên

Theo biên bản mở hồ sơ đăng ký vừa được Sở KH&ĐT Thái Nguyên công bố, CTCP Phát triển đô thị Kha Sơn và CTCP Địa ốc Kim Thi cùng quan tâm, nộp hồ sơ thực hiện dự án khu dân cư Kha Sơn.
Chênh lệch kỳ vọng về giá khiến giao dịch bất động sản khó "chốt kèo"

Chênh lệch kỳ vọng về giá khiến giao dịch bất động sản khó "chốt kèo"

Báo cáo tâm lý người tiêu dùng vừa được Batdongsan công bố cho thấy, giao dịch nhà đất sở dĩ khó thành công do kỳ vọng giữa người bán và người mua vẫn còn nhiều chênh lệch.
Quảng Nam mời đầu tư Nhà máy sản xuất kết cấu thép công nghiệp phụ trợ

Quảng Nam mời đầu tư Nhà máy sản xuất kết cấu thép công nghiệp phụ trợ

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam thông báo mời các nhà đầu tư quan tâm đầu tư dự án Nhà máy sản xuất kết cấu thép công nghiệp phụ trợ tại lô CN5, CN6, Cụm Công nghiệp Tam Mỹ Tây, xã Tam Mỹ Tây, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.
Mê Linh phải trở thành thành phố trong thành phố, lấy công nghiệp làm nền tảng

Mê Linh phải trở thành thành phố trong thành phố, lấy công nghiệp làm nền tảng

Đây là ý kiến của Nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ tại Hội thảo “Quy hoạch xây dựng vùng huyện Mê Linh đến năm 2030 tầm nhìn năm 2050” do UBND huyện Mê Linh phối hợp với Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội tổ chức sáng 30/6.
Thừa Thiên Huế: Sẽ đầu tư hơn 1.000 tỉ đồng xây cầu vượt phá Tam Giang

Thừa Thiên Huế: Sẽ đầu tư hơn 1.000 tỉ đồng xây cầu vượt phá Tam Giang

Tỉnh Thừa Thiên Huế vừa thông qua dự án xây dựng cầu vượt phá Tam Giang nối thị trấn Phú Đa và xã Vinh Xuân (huyện Phú Vang) với tổng mức đầu tư hơn 1.000 tỉ đồng.
Khởi công xây dựng đường Vành đai 4 là kết quả quan trọng, đạt kỷ lục bàn giao mặt bằng

Khởi công xây dựng đường Vành đai 4 là kết quả quan trọng, đạt kỷ lục bàn giao mặt bằng

Kể từ khi Quốc hội ra nghị quyết đến ngày khởi công tuyến đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội là tròn một năm, đó là thông tin vừa được Chủ tịch UBND TP. Hà Nội chia sẻ.
Vốn ngoại rót vào bất động sản giảm 43% trong nửa đầu năm 2023

Vốn ngoại rót vào bất động sản giảm 43% trong nửa đầu năm 2023

Theo số liệu Tổng cục Thống kê, vốn FDI giải ngân vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản trong 6 tháng đầu năm 2023 đạt 502,1 triệu USD, giảm 43% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nghiên cứu lợi thế của huyện Mê Linh, động lực phát triển chính là đường Vành đai 4

Nghiên cứu lợi thế của huyện Mê Linh, động lực phát triển chính là đường Vành đai 4

Mục tiêu xây dựng huyện Mê Linh thành một vùng đô thị công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp sinh thái kết hợp công nghệ cao.
Hải Phòng được một tập đoàn công nghệ hàng đầu Hàn Quốc ngoại 'rót' thêm 1 tỷ USD

Hải Phòng được một tập đoàn công nghệ hàng đầu Hàn Quốc ngoại 'rót' thêm 1 tỷ USD

Tập đoàn công nghệ hàng đầu Hàn Quốc vừa quyết định rót thêm 1 tỷ USD vào dự án ở thành phố cảng Hải Phòng.
Có 11 dự án điện tái tạo được phát điện thương mại lên lưới

Có 11 dự án điện tái tạo được phát điện thương mại lên lưới

EVN cho biết, 11 nhà máy/phần nhà máy với tổng công suất 545,72MW đã hoàn thành thủ tục COD, được phát điện thương mại lên lưới.
Quảng Bình xác định tạo đột phá cải cách hành chính để đến gần nhà đầu tư

Quảng Bình xác định tạo đột phá cải cách hành chính để đến gần nhà đầu tư

Với mục tiêu “Đưa Quảng Bình đến gần nhà đầu tư”, Quảng Bình xác định tạo đột phá từ cải cách hành chính, chuyển từ nền hành chính quản trị sang nền hành chính phục vụ, tạo môi trường an toàn, thuận lợi nhất cho nhà đầu tư.
Công ty CP Nước sạch Quảng Trị đầu tư gần 74 tỉ đồng nâng cấp Nhà máy nước Tân Lương

Công ty CP Nước sạch Quảng Trị đầu tư gần 74 tỉ đồng nâng cấp Nhà máy nước Tân Lương

Để đáp ứng nhu cầu nước sạch cho người dân trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, ngày 23/6, Công ty CP Nước sạch Quảng Trị tổ chức Lễ khánh thành Nhà máy nước Tân Lương, với tổng mức đầu tư gần 74 tỉ đồng.
Hiện thực giấc mơ xây dựng KKT thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo - Đensavẳn

Hiện thực giấc mơ xây dựng KKT thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo - Đensavẳn

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung vừa có buổi làm việc với tỉnh Quảng Trị về Đề án xây dựng Khu kinh tế (KKT) thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo - Đensavẳn (Lào). Về phía tỉnh Quảng Trị, có ông Hà Sỹ Đồng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh tham dự buổi làm việc.
Tập đoàn Đèo Cả triển khai nhiều gói thầu lớn trong năm 2023

Tập đoàn Đèo Cả triển khai nhiều gói thầu lớn trong năm 2023

Tập đoàn Đèo Cả đặt kế hoạch doanh thu hợp nhất năm 2023 dự kiến đạt hơn 6.700 tỷ đồng, tăng 50% so với năm 2022. Với kế hoạch sản xuất kinh doanh này, Tập đoàn đặt kế hoạch chi trả cổ tức tối đa 80% lợi nhuận sau thuế.
Bộ Công thương đề xuất nhiều cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà

Bộ Công thương đề xuất nhiều cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà

Bộ Công Thương cũng đề xuất các cơ chế khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển hệ thống điện mặt trời mái nhà.
Xem thêm
Phiên bản di động