Startup sáng chế Drone AI và khát vọng "cất cánh" nông nghiệp thông minh

20/11/2022 10:00 Đầu tư Tuấn Việt
Nhà sáng lập MiSmast tự tin, drone ứng dụng AI giúp tăng hiệu suất khoảng 25 lần so với cách làm truyền thống, người nông dân không phải tiếp xúc trực tiếp với thuốc trừ sâu nên không độc hại...

Việt Nam được biết tới là quốc gia có nền nông nghiệp lâu đời, đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực và phát triển kinh tế. Tuy nhiên, dù có điều kiện tự nhiên ưu đãi nhưng nền nông nghiệp vẫn phụ thuộc nhiều vào phương thức canh tác truyền thống. Điều này khiến giá trị nông sản Việt còn thấp, hiệu quả canh tác chưa cao và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe con người.

Với nền tảng là các chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp thông minh của Nhà nước thời gian qua, thị trường startup nông nghiệp Việt đang thu hút rất nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư, không chỉ bởi nguồn lợi to lớn mà còn bởi giá trị xã hội mà nông nghiệp đem lại.

Trong đó, việc ứng dụng các nền tảng, sản phẩm công nghệ cao như trí tuệ nhân tạo (AI), drone (thiết bị bay không người lái) hay IoT... để phát triển nông nghiệp thông minh được nhìn nhận sẽ là xu hướng tất yếu của ngành nông nghiệp Việt Nam trong tương lai.

Tăng hiệu suất, tiết kiệm nhân lực và bảo vệ sức khỏe...

"Việt Nam được thiên nhiên ban tặng nhiều điều kiện trù phú nhưng nền nông nghiệp vẫn phụ thuộc phương thức canh tác truyền thống. Điều này khiến giá trị nông sản thấp, hiệu quả canh tác chưa cao và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nông dân...", Nguyễn Thanh Toàn – Nhà sáng lập startup MiSmart bày tỏ sự trăn trở khiến ông và các cộng sự bước vào cuộc chơi "đốt tiền" phát triển drone.

Ông Toàn cho biết, trước đây, ở nền nông nghiệp truyền thống, người nông dân chủ yếu vẫn trực tiếp đi bắt sâu trên từng cây trồng. Sau đó, để nhanh và triệt để hơn, họ chọn phun nhiều thuốc bảo vệ thực vật, diệt côn trùng. Điều này làm cho nông sản vẫn tồn dư một lượng thuốc trừ sâu không nhỏ, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng và làm cho giá trị nông sản bị đánh giá thấp.

Và việc mà MiSmart đang làm là góp phần đưa công nghệ hiện đại vào nông nghiệp Việt bằng cách phát triển giải pháp giám sát, phát hiện sâu bệnh và phun thuốc trừ sâu với drone và AI. Từ đó để tăng hiệu suất làm việc, tiết kiệm nhân lực, bảo vệ sức khỏe con người và hạn chế tối đa chi phí không đáng có.

Theo đó, drone sẽ bay trên các cánh đồng lớn chụp ảnh và chuyển về máy chủ phân tích hình ảnh. Ứng dụng AI sẽ tự động phát hiện ra những điểm bị sâu bệnh và sau đó chính chiếc drone này sẽ làm nhiệm vụ phun thuốc trừ sâu đúng chỗ cây trồng bị ảnh hưởng.

"Như vậy, vừa có thể tiết kiệm lượng thuốc, tăng năng suất và bảo vệ sức khỏe của nông dân", Nguyễn Thanh Toàn nói.

Startup sáng chế Drone AI và khát vọng
Một sản phẩm Drone được ứng dụng trong nông nghiệp (Ảnh minh họa)

Về tính hiệu quả, CEO Nguyễn Thanh Toàn tự tin, các mẫu drone của MiSmast giúp hiệu suất làm việc khoảng 25 lần so với cách làm truyền thống. Bình thường, nếu một người nông dân phun thuốc sâu thủ công chỉ được khoảng 2-3 ha/ngày, nhưng sử dụng drone có thể phun tới 50 ha/ngày. Người lao động lại không phải tiếp xúc trực tiếp với thuốc trừ sâu nên không độc hại.

Thiết bị bay của MiSmast cũng giúp tối ưu hiệu quả trị bệnh cho cây trồng khi giảm tới 30% lượng thuốc và 90% lượng nước sử dụng. Không làm thất thoát lúa do giẫm đạp; giảm 30% thuốc bảo vệ thực vật và tiết kiệm từ 12-15% chi phí sản xuất.

Đáng chú ý, ông Toàn cho biết, drone ứng dụng AI của MiSmast còn có khả năng dập dịch nhanh trên diện tích lớn với tốc độ phun 20 phút/ha. Việc phun tưới chính xác giúp chất lượng nông sản đồng đều, tránh tồn dư hóa chất trên sản phẩm sau thu hoạch.

Toàn chia sẻ, điều ông hài lòng nhất là nhờ thiết bị này mà nông sản giảm được dư lượng thuốc trừ sâu, tăng giá trị cho sản phẩm, đáp ứng đúng đủ các các yêu cầu quy trình của GlobalGap, giúp nông sản của Việt Nam xuất khẩu được ra nước ngoài với giá cao hơn.

Mặt khác, ông Nguyễn Thành Toàn tin rằng, dùng drone về lâu dài còn là giải pháp hoàn hảo bù đắp cho tình trạng thiếu hụt lao động trong nông nghiệp hiện nay do xu hướng dịch chuyển lao động sang khu vực công nghiệp và hiện trạng già hóa dân số.

Dùng "niềm tin mãnh liệt" để thuyết phục nhà cung cấp linh kiện

Chia sẻ với người viết, Nhà sáng lập MiSmast cho biết, những ngày đầu nghiên cứu chế tạo, nhóm gặp rất nhiều khó khăn. Ngay từ bước đầu là mua, đặt linh kiện, thiết bị cũng đã rất khó vì trong nước không có nơi sản xuất.

Theo đó, trong quá trình nghiên cứu và chế tạo, khó khăn lớn nhất đối với đội ngũ MiSmart là tìm kiếm các linh kiện, vì ngành công nghiệp phụ trợ trong nước chưa mạnh.

"Đặt mua thiết bị thì thường bị từ chối vì họ không cung cấp số lượng ít", ông Toàn cho biết.

Trong email trao đổi với đối tác, với niềm tin mãnh liệt, ông Toàn đã phải thuyết phục rằng MiSmart sẽ rất nhanh chóng trở thành đối tác lớn khi đi vào giai đoạn sản xuất. Sản phẩm drone AI, vận hành trên nền tảng dữ liệu lớn (big data) sẽ sớm giúp MiSmart trở thành nhà cung cấp các giải pháp số hóa nông nghiệp số 1 Việt Nam, top 3 khu vực Đông Nam Á.

Thế rồi, ông Toàn cũng đã nhận được những cái "gật đầu" từ các nhà cung cấp. Nhưng chưa hết, CEO của MiSmart cho biết sau đó vẫn còn gặp không ít khó khăn từ thử nghiệm bay, xin giấy phép cũng như tổ chức sản xuất...

Với nhiều nỗ lực, MiSmart đã làm chủ được việc sản xuất bộ phận cơ khí, khung carbon và phần mềm của drone. Thậm chí còn bước đầu tiến hành nghiên cứu việc sản xuất pin tại Việt Nam.

Từ năm 2020, những mẫu drone đầu tiên là Demeter VS20 đã ra đời. Sản phẩm có thể sử dụng drone ở chế độ tự động, bán tự động hoặc bằng tay. Thiết bị được thiết kế chống bụi, chống nước. Drone này cũng có thể gấp gọn sau khi sử dụng.

Những chiếc drone đầu tiên của MiSmart được làm từ sợi carbon fiber, độ cứng gấp 5 lần titanium và nhẹ hơn nhôm. Các đặc tính trên giúp thiết bị bay của MiSmart có thể nâng được 22kg vật nặng, vận hành ổn định và bền bỉ trong nhiều điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Startup sáng chế Drone AI và khát vọng
Các thành viên startup MiSmart cùng sản phẩm drone AI ứng dụng trong nông nghiệp. Nguồn: MiSmart

Rất tự hào về những gì nhóm đã làm được với phần cứng trên thiết bị của mình, tuy nhiên ông Toàn cũng thừa nhận sản phẩm lúc này vẫn tồn tại không ít hạn chế về mặt kết nối, truyền tải dữ liệu.

Và "mảnh ghép" còn thiếu trên chỉ vừa đến với startup này vài tháng gần đây, sau khi kết thúc Cuộc thi Thử thách Đổi mới Sáng tạo Qualcomm Việt Nam (QVIC) năm 2022, CEO MiSmart tiết lộ.

Ông Toàn cho biết, hai tháng đầu khi tham gia QVIC 2022, đội ngũ vẫn gần như giậm chân tại chỗ, không có đột phá nào mới. Khi đó, thiết bị bay của nhóm vẫn còn rất ngổn ngang, chưa thể dùng SIM 4G để truyền tín hiệu, hay có các hệ thống tay cầm để điều khiển bằng tay cho drone.

Cuộc thi kéo dài 6 tháng, nhưng khi gần 2/3 thời gian trôi qua, đội của Toàn vẫn chưa đưa ra được một giải pháp khả thi để nâng cấp hệ thống drone AI hiện tại của nhóm.

Chỉ tới chặng nước rút ở hai tháng cuối cùng, với bước ngoặt khi dùng chip Snapdragon 625 và 845 để xây hệ thống mới cho AI của drone; hay tích hợp nền tảng VOXL Flight Deck của Qualcomm cho thiết bị tay cầm điều khiển thì startup này mới kịp hoàn thiện để cho ra được phiên bản drone chất lượng cao hơn, ổn định hơn.

"Đây cũng chính là những sản phẩm drone Make in Vietnam sẵn sàng cho một nền nông nghiệp hiện đại và an toàn", CEO MiSmart nói.

Chính thức khởi động và tổ chức từ cuối 2019, Việt Nam là điểm đến thứ ba của cuộc thi Thử thách đổi mới sáng tạo Qualcomm Việt Nam (QVIC), sau Ấn Độ và Đài Loan. Qualcomm kỳ vọng QVIC có thể trở thành nền móng kiến tạo tầm nhìn đổi mới sáng tạo công nghệ tại Việt Nam thông qua việc nuôi dưỡng và phát triển các startup công nghệ trong nước.

QVIC mùa 2 ghi nhận hai đại diện startup về nông nghiệp thông minh (Agritech) xuất hiện trong Top 10. Trong đó, có một đội giành ngôi quán quân đầy thuyết phục là MiSmart với giải pháp drone kết hợp AI để giám sát và tăng hiệu suất chăm sóc, bảo vệ cho các cánh đồng, vườn cây ăn trái…

Nhận định về chiến thắng của MiSmart, ông Thiều Phương Nam, Tổng giám đốc Qualcomm khu vực Đông Dương cho rằng, việc ứng dụng drone AI vào nông nghiệp không chỉ là bài toán của riêng Việt Nam. Bởi tất cả những quốc gia muốn chuyển sang nền nông nghiệp thông minh đều cần đến những giải pháp mới, đột phá.

Các tin khác

Quảng Nam có tổ công tác đặc biệt tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư

Quảng Nam có tổ công tác đặc biệt tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư

Ông Lê Trí Thanh - Chủ tịch UBND tỉnh, Tổ trưởng tổ công tác đặc biệt của UBND tỉnh Quảng Nam về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư trên địa bàn.
Doanh nghiệp Nhật Bản muốn đầu tư bất động sản, công nghệ cao, logistics ở Đà Nẵng

Doanh nghiệp Nhật Bản muốn đầu tư bất động sản, công nghệ cao, logistics ở Đà Nẵng

Mitsubishi Corporation Việt Nam, Liên doanh Indochina Kajima là những doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm các lĩnh vực TP. Đà Nẵng đang tập trung thu hút đầu tư như thương mại, công nghệ cao, logistics và bất động sản công nghiệp.
Hơn 5 triệu trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ giao dịch thành công ngày đầu khai trương

Hơn 5 triệu trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ giao dịch thành công ngày đầu khai trương

Trong ngày đầu khai trương và đi vào hoạt động, hơn 5 triệu trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ giá trị gần 1.800 tỷ đồng được giao dịch thành công.
Dược phẩm TV.Pharm dự kiến tăng mức đầu tư cho khu dược phẩm công nghệ cao

Dược phẩm TV.Pharm dự kiến tăng mức đầu tư cho khu dược phẩm công nghệ cao

CTCP Dược phẩm TV.Pharm (Mã UPCoM: TVP) dự kiến tăng tổng mức đầu tư và bổ sung hạng mục đầu tư nhà máy sản xuất thuốc đông dược và nhà máy sản xuất thuốc tiêm GMP-EU thuộc dự án Khu dược phẩm công nghệ cao TV.Pharm.
Đoàn tàu liên vận quốc tế chạy từ ga Sóng Thần, Bình Dương chính thức khai trương

Đoàn tàu liên vận quốc tế chạy từ ga Sóng Thần, Bình Dương chính thức khai trương

Đoàn tàu liên vận quốc tế chở container lạnh chạy tuyến đường sắt Sóng Thần – Đồng Đăng chính thức khai trương vào chiều ngày 14/7. Buổi lễ được tổ chức tại ga Sóng Thần, TP Dĩ An (Bình Dương) do Công ty Cổ phần Vận tải Đường sắt Hà Nội (HARACO) phối hợp cùng các đơn vị khách hàng thực hiện.
2 doanh nghiệp muốn thực hiện dự án gần 300 tỷ đồng tại Thái Nguyên

2 doanh nghiệp muốn thực hiện dự án gần 300 tỷ đồng tại Thái Nguyên

Theo biên bản mở hồ sơ đăng ký vừa được Sở KH&ĐT Thái Nguyên công bố, CTCP Phát triển đô thị Kha Sơn và CTCP Địa ốc Kim Thi cùng quan tâm, nộp hồ sơ thực hiện dự án khu dân cư Kha Sơn.
Chênh lệch kỳ vọng về giá khiến giao dịch bất động sản khó "chốt kèo"

Chênh lệch kỳ vọng về giá khiến giao dịch bất động sản khó "chốt kèo"

Báo cáo tâm lý người tiêu dùng vừa được Batdongsan công bố cho thấy, giao dịch nhà đất sở dĩ khó thành công do kỳ vọng giữa người bán và người mua vẫn còn nhiều chênh lệch.
Quảng Nam mời đầu tư Nhà máy sản xuất kết cấu thép công nghiệp phụ trợ

Quảng Nam mời đầu tư Nhà máy sản xuất kết cấu thép công nghiệp phụ trợ

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam thông báo mời các nhà đầu tư quan tâm đầu tư dự án Nhà máy sản xuất kết cấu thép công nghiệp phụ trợ tại lô CN5, CN6, Cụm Công nghiệp Tam Mỹ Tây, xã Tam Mỹ Tây, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.
Mê Linh phải trở thành thành phố trong thành phố, lấy công nghiệp làm nền tảng

Mê Linh phải trở thành thành phố trong thành phố, lấy công nghiệp làm nền tảng

Đây là ý kiến của Nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ tại Hội thảo “Quy hoạch xây dựng vùng huyện Mê Linh đến năm 2030 tầm nhìn năm 2050” do UBND huyện Mê Linh phối hợp với Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội tổ chức sáng 30/6.
Thừa Thiên Huế: Sẽ đầu tư hơn 1.000 tỉ đồng xây cầu vượt phá Tam Giang

Thừa Thiên Huế: Sẽ đầu tư hơn 1.000 tỉ đồng xây cầu vượt phá Tam Giang

Tỉnh Thừa Thiên Huế vừa thông qua dự án xây dựng cầu vượt phá Tam Giang nối thị trấn Phú Đa và xã Vinh Xuân (huyện Phú Vang) với tổng mức đầu tư hơn 1.000 tỉ đồng.
Khởi công xây dựng đường Vành đai 4 là kết quả quan trọng, đạt kỷ lục bàn giao mặt bằng

Khởi công xây dựng đường Vành đai 4 là kết quả quan trọng, đạt kỷ lục bàn giao mặt bằng

Kể từ khi Quốc hội ra nghị quyết đến ngày khởi công tuyến đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội là tròn một năm, đó là thông tin vừa được Chủ tịch UBND TP. Hà Nội chia sẻ.
Vốn ngoại rót vào bất động sản giảm 43% trong nửa đầu năm 2023

Vốn ngoại rót vào bất động sản giảm 43% trong nửa đầu năm 2023

Theo số liệu Tổng cục Thống kê, vốn FDI giải ngân vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản trong 6 tháng đầu năm 2023 đạt 502,1 triệu USD, giảm 43% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nghiên cứu lợi thế của huyện Mê Linh, động lực phát triển chính là đường Vành đai 4

Nghiên cứu lợi thế của huyện Mê Linh, động lực phát triển chính là đường Vành đai 4

Mục tiêu xây dựng huyện Mê Linh thành một vùng đô thị công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp sinh thái kết hợp công nghệ cao.
Hải Phòng được một tập đoàn công nghệ hàng đầu Hàn Quốc ngoại 'rót' thêm 1 tỷ USD

Hải Phòng được một tập đoàn công nghệ hàng đầu Hàn Quốc ngoại 'rót' thêm 1 tỷ USD

Tập đoàn công nghệ hàng đầu Hàn Quốc vừa quyết định rót thêm 1 tỷ USD vào dự án ở thành phố cảng Hải Phòng.
Có 11 dự án điện tái tạo được phát điện thương mại lên lưới

Có 11 dự án điện tái tạo được phát điện thương mại lên lưới

EVN cho biết, 11 nhà máy/phần nhà máy với tổng công suất 545,72MW đã hoàn thành thủ tục COD, được phát điện thương mại lên lưới.
Quảng Bình xác định tạo đột phá cải cách hành chính để đến gần nhà đầu tư

Quảng Bình xác định tạo đột phá cải cách hành chính để đến gần nhà đầu tư

Với mục tiêu “Đưa Quảng Bình đến gần nhà đầu tư”, Quảng Bình xác định tạo đột phá từ cải cách hành chính, chuyển từ nền hành chính quản trị sang nền hành chính phục vụ, tạo môi trường an toàn, thuận lợi nhất cho nhà đầu tư.
Công ty CP Nước sạch Quảng Trị đầu tư gần 74 tỉ đồng nâng cấp Nhà máy nước Tân Lương

Công ty CP Nước sạch Quảng Trị đầu tư gần 74 tỉ đồng nâng cấp Nhà máy nước Tân Lương

Để đáp ứng nhu cầu nước sạch cho người dân trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, ngày 23/6, Công ty CP Nước sạch Quảng Trị tổ chức Lễ khánh thành Nhà máy nước Tân Lương, với tổng mức đầu tư gần 74 tỉ đồng.
Hiện thực giấc mơ xây dựng KKT thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo - Đensavẳn

Hiện thực giấc mơ xây dựng KKT thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo - Đensavẳn

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung vừa có buổi làm việc với tỉnh Quảng Trị về Đề án xây dựng Khu kinh tế (KKT) thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo - Đensavẳn (Lào). Về phía tỉnh Quảng Trị, có ông Hà Sỹ Đồng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh tham dự buổi làm việc.
Tập đoàn Đèo Cả triển khai nhiều gói thầu lớn trong năm 2023

Tập đoàn Đèo Cả triển khai nhiều gói thầu lớn trong năm 2023

Tập đoàn Đèo Cả đặt kế hoạch doanh thu hợp nhất năm 2023 dự kiến đạt hơn 6.700 tỷ đồng, tăng 50% so với năm 2022. Với kế hoạch sản xuất kinh doanh này, Tập đoàn đặt kế hoạch chi trả cổ tức tối đa 80% lợi nhuận sau thuế.
Bộ Công thương đề xuất nhiều cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà

Bộ Công thương đề xuất nhiều cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà

Bộ Công Thương cũng đề xuất các cơ chế khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển hệ thống điện mặt trời mái nhà.
Xem thêm
Phiên bản di động