“Tăng trưởng tín dụng 14% trong năm nay là quá cao rồi”

10/09/2022 16:09 Ngân hàng Trần Thúy
Theo chuyên gia, việc tăng hạn mức tín dụng rất dễ dẫn đến nguy cơ lạm phát tăng cao. Mà để lạm phát tăng cao thì tăng trưởng kinh tế sẽ trở thành vô nghĩa, thậm chí phải trả giá rất đắt…
Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc điều hành Công ty Luật ANVI
Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc điều hành Công ty Luật ANVI

Dư địa tăng trưởng tín dụng không còn nhiều

Sáng ngày 7/9, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phát đi thông báo chính thức cho biết đã thực hiện điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2022 đối với các tổ chức tín dụng (TCTD) có đề nghị và có thông báo gửi các TCTD này.

Cơ quan này cũng nhấn mạnh, việc điều chỉnh room tín dụng đợt này của ngân hàng vẫn dựa trên đơn đề nghị của các ngân hàng thương mại (NHTM) và căn cứ điểm xếp hạng của NHNN như kết quả xếp hạng từng TCTD theo Thông tư 52 (đã được sửa đổi, bổ sung); đồng thời, xem xét một số yếu tố cụ thể hóa chủ trương, định hướng điều hành của Chính phủ, NHNN như TCTD tham gia hỗ trợ xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém; giảm lãi suất cho vay hỗ trợ doanh nghiệp và người dân; tín dụng vào lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.

Cập nhật số liệu mới nhất, NHNN cho biết, tính đến hết tháng 8/2022, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đã đạt 9,91%, là mức tăng cao so với cùng kỳ nhiều năm trở lại đây. Theo đó, dư địa tăng trưởng tín dụng của cả hệ thống chỉ còn lại hơn 4%, tương đương với khoảng 457 nghìn tỷ đồng cho 4 tháng cuối năm.

Trong khi, Nhà điều hành vẫn đang cho thấy sự kiên định với mục tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm là 14% đặt ra từ đầu năm nay. Mức tín dụng còn lại được đánh giá là sẽ khó lòng đáp ứng được hết nhu cầu vốn khi doanh nghiệp bước vào mùa kinh doanh cao điểm cuối năm.

Theo đó, nhiều ý kiến cho rằng, NHNN nên tăng thêm chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng trong năm nay bởi nếu không được tiếp cận nguồn vốn sẽ gây khó khăn rất lớn cho doanh nghiệp, đồng thời, làm mất đi cơ hội phục hồi và phát triển kinh tế.

Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, nhiều chuyên gia lại tỏ ra thận trọng hơn và ủng hộ quan điểm không nên nới tín dụng quá nhiều.

Nguồn vốn phải chuyển sang các kênh khác, như trái phiếu doanh nghiệp. Nguồn trái phiếu bắt đầu bị pháp luật thắt chặt theo Nghị định số 153/2020/NĐ-CP và đang có nguy cơ bị chặn đứng với ý đồ sửa đổi, bổ sung Nghị định. Tuy nhiên, chúng ta không thể tìm kiếm sự an toàn của thị trường trái phiếu bằng cách đẩy rủi ro cho thị trường tín dụng - Luật sư Trương Thanh Đức

Không nên nới lỏng...

Trao đổi với phóng viên, Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc điều hành Công ty Luật ANVI, người từng giữ nhiều vị trí lãnh đạo quan trọng tại nhiều nhà băng như VIB, BaoVietBank, MSB,… cho rằng, rất không nên tăng hạn mức tín dụng trong điều kiện hiện nay.

“14% trong bối cảnh hiện nay là quá cao rồi. Tăng trưởng tín dụng 6 tháng đầu năm đã cao nhất trong 10 năm qua. Nếu hôm nay đã sử dụng hết hạn mức thì đúng là phải tăng một vài % hạn mức tín dụng. Nhưng tại thời điểm này tôi cho rằng chúng ta chưa nên thay đổi, không nên nới lỏng, mặc dù tăng dư nợ đồng nghĩa với việc giảm tỷ lệ nợ xấu. Chúng ta nên chủ động chọn cái “xấu” trước để khỏi bị động với cái “xấu” sau”, Luật sư Đức nói.

Theo Luật sư, nguồn vốn chính, vai trò tăng trưởng kinh tế không thể là gánh nặng của ngành ngân hàng, mà là của các bộ, ngành khác.

“Nguồn vốn phải chuyển sang các kênh khác, như trái phiếu doanh nghiệp. Nguồn trái phiếu bắt đầu bị pháp luật thắt chặt theo Nghị định số 153/2020/NĐ-CP và đang có nguy cơ bị chặn đứng với ý đồ sửa đổi, bổ sung Nghị định. Tuy nhiên, chúng ta không thể tìm kiếm sự an toàn của thị trường trái phiếu bằng cách đẩy rủi ro cho thị trường tín dụng”, Luật sư nêu quan điểm.

Theo Luật sư Đức, việc tăng hạn mức tín dụng rất dễ dẫn đến nguy cơ lạm phát tăng cao. Mà để lạm phát tăng cao thì tăng trưởng kinh tế sẽ trở thành vô nghĩa, thậm chí phải trả giá rất đắt. Khác với nhiều nước, lạm phát Việt Nam mà tăng cao thì rất khó xử lý và ảnh hưởng nặng nề hơn nhiều do yếu tố tâm lý, lòng tin, với những bài học vẫn còn nóng hổi đã từng xảy ra.

“Gần 20 năm làm tại bốn ngân hàng thương mại, tôi từng chứng kiến những biến động rất lớn của ngành ngân hàng. Có năm tăng trưởng tín dụng lên đến 51,39% (2007), tôi đã từng ngồi ở ngân hàng thương mại tăng trưởng tín dụng 100%/năm. Bên cạnh đó, có thời điểm tăng trưởng tín dụng âm (cuối quý 1/2012).

Tôi nhận thấy, việc điều hành vĩ mô của ngành ngân hàng trong 10 năm qua là bài bản, hợp lý nhất và quan trọng là giữ ổn định giá trị đồng tiền, góp phần quan trọng hàng đầu vào việc bảo đảm ổn định nền kinh tế vĩ mô”, Luật sư nói.

Theo đó, Luật sư Đức cho rằng, nếu vẫn buộc phải tăng hạn mức tín dụng trong năm nay, thì cần phải giảm tăng trưởng năm 2023. Tăng trước, giảm sau chứ không thể thi nhau tăng mạnh.

Về lâu dài, nếu bỏ room tín dụng thì cũng phải bổ sung công cụ tương tự như dự trữ bắt buộc chẳng hạn, để đạt mục tiêu giới hạn tín dụng.

“Lúc này rất cần phải thay đổi giải pháp, thông điệp và cách thức truyền thông về hạn mức tín dụng. Nước nào thì cũng phải có room tín dụng, chỉ khác nhau ở chỗ là nới room, tạo room, tính room và chặn room kiểu gì mà thôi”, Luật sư nói.

Các tin khác

PNJ sai phạm trong kinh doanh vàng, phòng chống rửa tiền

PNJ sai phạm trong kinh doanh vàng, phòng chống rửa tiền

Sau cuộc thanh tra kéo dài một năm, Ngân hàng Nhà nước đã chính thức công bố kết luận thanh tra tại Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ).
SHB tăng cường xử lý nợ xấu hiệu quả

SHB tăng cường xử lý nợ xấu hiệu quả

SHB được NHNN đánh giá hoạt động kinh doanh có lãi và đảm bảo vốn điều lệ theo quy đinh, góp phần hỗ trợ nhu cầu vay vốn của cá nhân và doanh nghiệp. Đồng thời, SHB tích cực chủ động trong công tác xử lý, thu hồi nợ xấu và triển khai các biện pháp đạt hiệu quả.
Nhận thông báo số dư bằng giọng nói ngay trên app LPBank của Ngân hàng Lộc Phát

Nhận thông báo số dư bằng giọng nói ngay trên app LPBank của Ngân hàng Lộc Phát

Ngân hàng Lộc Phát (LPBank) ra mắt Dịch vụ "Thông báo số dư bằng giọng nói" ngay trên ứng dụng di động LPBank, mở ra một kỷ nguyên mới cho việc quản lý tài chính, đặc biệt dành cho các hộ kinh doanh và tiểu thương. Dịch vụ giúp người dùng nhanh chóng nhận diện giao dịch thành công, tránh rủi ro gian lận và thuận tiện trong làm việc.
Giải pháp thanh toán tích hợp của SHB được giới thiệu trước Thủ tướng Phạm Minh Chính

Giải pháp thanh toán tích hợp của SHB được giới thiệu trước Thủ tướng Phạm Minh Chính

Tham gia sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2025, Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) giới thiệu giải pháp thanh toán tích hợp hiện đại, tiện lợi, đồng hành cùng các đơn vị hành chính sự nghiệp và bật mí về mô hình Ngân hàng tương lai (Bank of Future - BOF) với những giải pháp cải tiến đột phá.
Cho vay đặc biệt với lãi suất 0%: Cần tiêu chí rõ ràng và cơ chế kiểm soát chặt chẽ

Cho vay đặc biệt với lãi suất 0%: Cần tiêu chí rõ ràng và cơ chế kiểm soát chặt chẽ

Ngày 29/5, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng. Đối với quy định cho vay đặc biệt lãi suất 0%, nhiều đại biểu bày tỏ lo ngại về nguy cơ lạm dụng nếu thiếu tiêu chí cụ thể, trong khi Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh tính cấp thiết và các biện pháp kiểm soát hiện có.
Doanh nghiệp bức xúc “thu dễ, hoàn khó”

Doanh nghiệp bức xúc “thu dễ, hoàn khó”

Đề nghị đưa vào Nghị quyết về trách nhiệm của cơ quan thu và cơ quan hoàn thuế giá trị gia tăng. Hiện nay, vấn đề này đang rất bức xúc trong doanh nghiệp vì lúc thu thì rất dễ nhưng lúc hoàn thuế thì rất khó.
VPBank lần đầu công bố Báo cáo Phát triển Bền vững: Khi thịnh vượng được đo bằng giá trị lâu dài

VPBank lần đầu công bố Báo cáo Phát triển Bền vững: Khi thịnh vượng được đo bằng giá trị lâu dài

Công bố Báo cáo Phát triển Bền vững trong bối cảnh thế giới nhiều biến số, VPBank không chỉ ghi dấu một cột mốc chiến lược trong tiến trình minh bạch hóa thông tin và quản trị rủi ro, mà còn định vị ESG như một trọng tâm trong tầm nhìn phát triển dài hạn.
Ngày 10/6, SHB chốt danh sách cổ đông để chi trả cổ tức bằng tiền năm 2024

Ngày 10/6, SHB chốt danh sách cổ đông để chi trả cổ tức bằng tiền năm 2024

Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) vừa thông báo về ngày chốt danh sách cổ đông để chi trả cổ tức năm 2024 bằng tiền mặt với tỷ lệ 5%. Theo Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên năm 2025, SHB chi trả cổ tức năm 2024 với tổng tỷ lệ 18%, gồm 5% bằng tiền và 13% bằng cổ phiếu.
Đón hè rực rỡ cùng loạt ưu đãi hấp dẫn cho chủ thẻ quốc tế SHB

Đón hè rực rỡ cùng loạt ưu đãi hấp dẫn cho chủ thẻ quốc tế SHB

Nhằm đẩy mạnh hoạt động chi tiêu không dùng tiền mặt, giúp cuộc sống người dân tiện lợi hơn mỗi ngày, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) hợp tác cùng các thương hiệu nổi tiếng trên cả nước tung ra hàng loạt voucher, giảm giá độc quyền dành riêng cho chủ thẻ quốc tế khi thanh toán các dịch vụ giao vận, ẩm thực, nghỉ dưỡng, lữ hành...
SHB ra mắt dịch vụ Loa thanh toán, hỗ trợ khách hàng phòng tránh gian lận giao dịch

SHB ra mắt dịch vụ Loa thanh toán, hỗ trợ khách hàng phòng tránh gian lận giao dịch

Nhằm hỗ trợ khách hàng cá nhân là chủ hộ kinh doanh, tiểu thương quản lý doanh thu hiệu quả, phòng tránh gian lận và nâng cao trải nghiệm thanh toán, vừa qua Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) chính thức ra mắt dịch vụ Loa thanh toán - thiết bị hỗ trợ thông báo biến động số dư bằng giọng nói, đồng thời dành tặng nhiều ưu đãi, quà tặng hấp dẫn khác.
SHB ra mắt giải pháp tài trợ linh hoạt cho ngành gạo, đồng hành phát triển nông nghiệp bền vững

SHB ra mắt giải pháp tài trợ linh hoạt cho ngành gạo, đồng hành phát triển nông nghiệp bền vững

Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) chính thức triển khai giải pháp tài chính toàn diện dành cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lúa gạo. Giải pháp tập trung vào tài trợ vốn, giúp đảm bảo dòng tiền lưu thông trong toàn bộ chuỗi sản xuất - kinh doanh, từ thu mua nguyên liệu, tạm trữ đến xuất khẩu.
Nguồn vốn Agribank đồng hành phát triển kinh tế tư nhân

Nguồn vốn Agribank đồng hành phát triển kinh tế tư nhân

Agribank cùng ngành Ngân hàng luôn đồng hành, sát cánh kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ, trở thành một trong những trụ cột quan trọng hàng đầu của nền kinh tế, là động lực quan trọng nhất để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia và là đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng.
TPBank Premier Banking: Đặc quyền đỉnh cao, xứng tầm thượng khách

TPBank Premier Banking: Đặc quyền đỉnh cao, xứng tầm thượng khách

Với thế mạnh từ công nghệ, cùng chiến lược cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng, TPBank Premier Banking - Dịch vụ dành cho khách hàng ưu tiên của TPBank thu hút giới tinh hoa nhờ công nghệ bảo mật, cùng nhiều đặc quyền trải nghiệm riêng biệt.
VPBank lập kỷ lục thu xếp khoản vay quốc tế lớn nhất hỗ trợ Tài chính Bền vững

VPBank lập kỷ lục thu xếp khoản vay quốc tế lớn nhất hỗ trợ Tài chính Bền vững

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) vừa công bố thực hiện thành công thương vụ vay hợp vốn quốc tế với giá trị ban đầu 1 tỷ USD, có kèm tùy chọn mở rộng giá trị khoản vay tùy thuộc theo nhu cầu sử dụng vốn của VPBank.
SHB ra mắt thẻ tín dụng doanh nghiệp - Trợ thủ tài chính linh hoạt cho doanh nghiệp bứt phá

SHB ra mắt thẻ tín dụng doanh nghiệp - Trợ thủ tài chính linh hoạt cho doanh nghiệp bứt phá

Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) chính thức ra mắt thẻ tín dụng doanh nghiệp SHB Mastercard Business Platinum - giải pháp tài chính linh hoạt, thiết kế riêng cho nhu cầu dòng tiền cấp thiết của các doanh nghiệp tại Việt Nam.
Doanh nghiệp được phê duyệt vay mua ô tô tại VPBank chỉ trong 5 phút

Doanh nghiệp được phê duyệt vay mua ô tô tại VPBank chỉ trong 5 phút

Sản phẩm vay mua ô tô của VPBank được thiết kế linh hoạt, phù hợp với mọi loại hình, quy mô doanh nghiệp SME, với mức lãi suất hấp dẫn hàng đầu thị trường cùng thời gian hoàn tất thủ tục vay siêu ngắn đã trở thành lựa chọn tối ưu cho các doanh nghiệp SME.
OPES dẫn đầu ngành bảo hiểm phi nhân thọ trong bảng xếp hạng FAST500

OPES dẫn đầu ngành bảo hiểm phi nhân thọ trong bảng xếp hạng FAST500

Ngày 24/4/2025, Công ty cổ phần bảo hiểm OPES (OPES) lần đầu tiên được vinh danh tại bảng xếp hạng những doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam trong khuôn khổ lễ công bố FAST500 do Vietnam Report phối hợp cùng báo VietnamNet tổ chức.
TPBank đặt mục tiêu lợi nhuận 9.000 tỷ đồng, chia cổ tức 15% bằng tiền mặt và cổ phiếu

TPBank đặt mục tiêu lợi nhuận 9.000 tỷ đồng, chia cổ tức 15% bằng tiền mặt và cổ phiếu

Ngày 24/4/2025, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank - HOSE: TPB) tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2025. Tại đại hội, cổ đông thống nhất thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2025 với nhiều chỉ tiêu tăng trưởng, đặc biệt là phương án chia cổ tức 10% bằng tiền mặt, 5% bằng cổ phiếu.
Cổ Loa: Từ vùng ven thành tâm điểm đầu tư mới phía Đông Hà Nội

Cổ Loa: Từ vùng ven thành tâm điểm đầu tư mới phía Đông Hà Nội

Hưởng lợi trực tiếp từ các đại dự án hạ tầng đang được đồng bộ triển khai, khu vực Cổ Loa đang bước vào chu kỳ tăng trưởng mới, với tiềm năng tăng giá bất động sản ít nhất gấp đôi trong 5 năm tới theo đánh giá của các chuyên gia. Với sự cam kết đầu tư mạnh mẽ từ Chính phủ và TP. Hà Nội, hạ tầng sẽ tiếp tục khẳng định vai trò là “bảo chứng” cho giá trị gia tăng bền vững và Cổ Loa đang là minh chứng rõ nét cho xu hướng đó.
SHB: Bứt phá vươn tầm trong kỷ nguyên mới, kế hoạch lợi nhuận tăng 25%, cổ đông tin tưởng đồng hành

SHB: Bứt phá vươn tầm trong kỷ nguyên mới, kế hoạch lợi nhuận tăng 25%, cổ đông tin tưởng đồng hành

Ngày 22/4, Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2025 với sự tham gia của hàng nghìn cổ đông và người được ủy quyền.
Xem thêm
Phiên bản di động