Thứ năm 02/05/2024 10:02

Thách thức nguồn lao động ngành Dệt may

Người lao động - NGUYỄN NGA

Hiện nay, nguồn nhân lực ngành Dệt may không chỉ cạnh tranh trong nội bộ ngành giữa các doanh nghiệp, mà còn với những ngành nghề, lĩnh vực khác.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Báo cáo mới đây của Bộ Công thương cho biết, từ nay đến cuối năm 2022 ngành Dệt may phải đối diện với rất nhiều thách thức.

Ngay từ đầu năm, các doanh nghiệp dệt may nhận rất nhiều đơn hàng, nhưng bước sang quý 2/2022 tình hình đã bắt đầu có những khó khăn. Dự báo, quý 3 có thể sẽ khó khăn hơn khi lạm phát tăng cao tại các thị trường tiêu thụ hàng dệt may lớn của Việt Nam như Mỹ, EU khiến thị trường bị thu hẹp; đồng euro liên tục “nhảy múa”; nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam như Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan… vẫn đang áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt chống dịch, gây ảnh hưởng không nhỏ đến chuỗi cung ứng và tiêu thụ sản phẩm dệt may Việt Nam.

Bên cạnh đó, thiếu công nhân lao động đang là vấn đề nan giải của doanh nghiệp ngành Dệt may. Phần lớn lao động trong ngành nayg là dạng phổ thông, thực hiện các công đoạn gia công sản phẩm, còn các khâu yêu cầu có trình độ kỹ thuật như nhuộm, hoàn thiện vải, thiết kế sản phẩm vẫn còn đang thiếu và yếu.

Theo thống kê của Bộ Công thương, khoảng 75% lao động trong lĩnh vực này chưa qua đào tạo hoặc chỉ được đào tạo dưới 3 tháng. Đây là thách thức cho ngành trong quá trình chuyển giao, ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa.

Trong khi đó, Dệt may lại là ngành sử dụng nhiều lao động nhất trong các ngành kinh tế của Việt Nam (riêng ngành Dệt may cần khoảng hai triệu lao động, chiếm 25% toàn ngành chế biến, chế tạo).

Chỉ tính riêng tại TP.HCM, theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực TP.HCM (FALMI), sau dịch COVID-19, tại TP.HCM nhu cầu sử dụng lao động của ngành Dệt may tăng rất cao, song khả năng đáp ứng còn hạn chế.

Năm 2021, TP.HCM có hơn 376.000 lao động ở lĩnh vực dệt may - da giày, chiếm 13% trên tổng số 2,8 triệu lao động làm việc trong các doanh nghiệp tại thành phố lớn nhất cả nước. Bình quân, ngành này cần thêm 20.000 đến 22.000 lao động nhưng chỉ khoảng 1.000 người có nhu cầu tìm việc.

Dự báo giai đoạn 2022 - 2026, ngành Dệt may - da giày tại TP.HCM sẽ có 390.000 - 437.000 lao động làm việc. Đây thực sự là một thách thức rất lớn đối với ngành này trong thời gian tới khi trung bình mỗi năm các nhà máy mất khoảng 10% lao động.

Chia sẻ với chúng tôi, ông Phạm Quang Anh, Tổng giám đốc Công ty TNHH May mặc Donny cho biết, đặc thù trong ngành May mặc là tình trạng biến động lao động, sau COVID-19 tình trạng này càng rõ nét hơn. Từ đầu năm nay Công ty luôn có nhu cầu tuyển dụng nhân sự giỏi có tay nghề cao với mức lương, chế độ đãi ngộ hấp dẫn.

Theo ông Phạm Quang Anh, trong bối cảnh hiện nay để tuyển dụng được công nhân may có tay nghề cao không hề dễ bởi lao động ngành này đang bị cạnh tranh gay gắt. Không chỉ cạnh tranh giữa các nhà máy với nhau mà còn giữa các địa phương, các nhóm ngành.

Thách thức nguồn lao động ngành dệt may

Cán bộ công đoàn hỏi thăm tình hình đời sống, việc làm của công nhân Công ty TNHH Sơn Hà (xã Vũ Ninh, huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình). Ảnh: Lao động và Công đoàn.

Tại tọa đàm Giải pháp chuyển đổi cho thách thức nguồn nhân lực ngành dệt may diễn ra mới đây, bà Trần Thị Tuyết Mai, Phó tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), cho biết tình hình xuất khẩu năm nay "rất quái dị" ảnh hưởng nhiều nhà máy.

Cụ thể, đầu năm các doanh nghiệp nhận rất nhiều đơn hàng nhưng thiếu lao động, không có người sản xuất, nhiều nhà máy phải tìm chỗ gia công bớt.

Bước sang quý 2, chiến sự Ukraine, giá dầu tăng, dịch bệnh tác động đến thói quen tiêu dùng người dân nhiều nước. Sức mua áo quần, thời trang giảm mạnh, hàng tồn không bán được, các nhãn hàng không ký kết hợp đồng mới.

Bà Trần Thị Tuyết Mai cho hay một số nhà máy không có đơn hàng buộc phải tính toán phương án lao động như cho nghỉ thứ Bảy, công nhân nghỉ phép. Hiện, Vitas đang tiến hành tìm hiểu, thống kê để có hướng hỗ trợ về sản xuất, đầu ra cho ngành, trong đó tập trung vào doanh nghiệp lượng đơn hàng giảm nhiều, tác động lớn đến công nhân.

Theo bà Mai, để ngành dệt may vượt qua thách thức thì chuyển đổi số là một trong những vấn đề mà ngành Dệt may cần tập trung thúc đẩy qua từng năm cùng với giải quyết năng suất, tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm chi phí quản trị/vận hành... Trong đó, kỹ thuật số và tự động hóa là nền tảng chuyển đổi số, giải quyết vấn đề công nghệ và lao động cho ngành dệt may. Đây cũng là giải pháp doanh nghiệp ngành Dệt may đã chuẩn bị và theo đuổi trong thời gian dài với chiến lược bền vững.

Tuy nhiên, một trong những thách thức với doanh nghiệp trong ngành là khả năng đáp ứng của nguồn nhân lực để ứng dụng công nghệ số.

"Trước đòi hỏi ngày càng khắt khe của các nhãn hàng, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang đầu tư vào trí tuệ nhân tạo (AI) và tự động hóa, nhưng vấn đề này sẽ liên quan trực tiếp đến nguồn lực con người. Do vậy, doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải có tầm nhìn, tập trung đào tạo nguồn nhân lực và có khả năng thích ứng với chuyển đổi số", bà Mai nêu quan điểm.

Đồng quan điểm, ông Phạm Xuân Trình, Giám đốc điều hành Tập đoàn Dệt may Việt Nam cho biết vấn đề cạnh tranh về nguồn nhân lực dệt may ngày càng khiến doanh nghiệp "đau đầu". Phần lớn lao động trong ngành Dệt may là dạng phổ thông, thực hiện các công đoạn gia công sản phẩm, còn các khâu yêu cầu có trình độ kỹ thuật như nhuộm, hoàn thiện vải hay thiết kế sản phẩm đang thiếu và yếu.

Do đó, ông Phạm Xuân Trình cho rằng chuyển đổi số tại các doanh nghiệp dệt may trong thời gian tới, cần gắn liền với đào tạo nguồn nhân lực. Doanh nghiệp và các trường đào tạo cần hình thành liên kết bền vững hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau.

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Công nhân vệ sinh gồng mình làm việc giữa cái nắng thiêu đốt

Đời sống -

Công nhân vệ sinh gồng mình làm việc giữa cái nắng thiêu đốt

Dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, vất vả nhưng họ luôn cảm thấy tự hào bởi công việc mình làm đã góp phần làm cho môi trường thành phố thêm sạch đẹp...

Chia sẻ mất mát với gia đình các nạn nhân trong vụ nổ ở Đồng Nai

Người lao động -

Chia sẻ mất mát với gia đình các nạn nhân trong vụ nổ ở Đồng Nai

Trong ngày 1/5, UBND tỉnh Đồng Nai đã có báo báo gửi Thủ tướng Chính phủ và Thường trực Tỉnh ủy Đồng Nai về vụ tai nạn lao động. Đồng chí Võ Tấn Đức – Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đã trực tiếp có mặt tại hiện trường từ rất sớm để chỉ đạo xử lý vụ việc…

Vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai: Lỗi kỹ thuật của lò hơi gây nổ

Người lao động -

Vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai: Lỗi kỹ thuật của lò hơi gây nổ

Theo Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai, vụ nổ lò hơi làm 6 công nhân tử vong tại chỗ và 7 công nhân bị thương có nguyên nhân ban đầu là do lỗi kỹ thuật.

Vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai: Sức khoẻ các công nhân được cấp cứu ra sao?

An toàn, vệ sinh lao động -

Vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai: Sức khoẻ các công nhân được cấp cứu ra sao?

Có ít nhất 2/5 công nhân bị thương trong vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai đã được bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất chẩn đoán và chỉ định phẫu thuật sau khi hội chẩn do vết thương phức tạp.

6 người tử vong trong vụ tai nạn lao động nghiêm trọng ở Đồng Nai

An toàn, vệ sinh lao động -

6 người tử vong trong vụ tai nạn lao động nghiêm trọng ở Đồng Nai

Bước đầu cơ quan chức năng xác định có 6 người chết và 7 người bị thương trong vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng xảy tại một công ty sản xuất gỗ ở Đồng Nai.

Công nhân bị nợ lương bươn chải mưu sinh dịp lễ

Người lao động -

Công nhân bị nợ lương bươn chải mưu sinh dịp lễ

Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, nhiều công nhân Công ty Dệt Hoà Khánh (Đà Nẵng) vẫn bươn chải để có thu nhập trang trải cuộc sống.

Bản tin công nhân: Người lao động chọn gửi con ở quê sau dịp lễ Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Người lao động chọn gửi con ở quê sau dịp lễ

Bản tin công nhân ngày 1/5 gồm những nội dung: người lao động ở Bình Dương làm 2 ngày lễ có thu nhập bằng nửa tháng lương; Công nhân lập nhóm giúp đồng nghiệp khó khăn; Người lao động chọn gửi con ở quê sau dịp lễ; Hơn 7.300 trường hợp người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động...

Thời gian nghỉ thai sản người lao động có được tính nâng lương? Tôi công nhân

Thời gian nghỉ thai sản người lao động có được tính nâng lương?

Nếu doanh nghiệp và người lao động đã thống nhất tính thời gian thai sản vào thời gian làm việc xét nâng lương thì người lao động đang nghỉ thai sản sẽ được xem xét nâng lương theo đúng thỏa thuận ban đầu.

Talk Công đoàn: "Bắt đầu làm rồi thì hãy yêu lấy nó" Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: "Bắt đầu làm rồi thì hãy yêu lấy nó"

Talk Công đoàn là cuộc trò chuyện với đồng chí Bùi Thị Ngọc Thủy, Chủ tịch Liên đoàn Lao động quận Hoàng Mai.

Top 10 đơn vị dẫn đầu cuộc thi tìm hiểu công tác ATVSLĐ Infographic

Top 10 đơn vị dẫn đầu cuộc thi tìm hiểu công tác ATVSLĐ

Cuộc thi trực tuyến CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ do Ban Quan hệ lao động Tổng liên đoàn phối hợp với Tạp chí Lao động và Công đoàn tổ chức, diễn ra từ ngày 15/04/2024.
Bản tin công nhân: Lương cao gấp ba, nhiều công nhân tự nguyện làm việc xuyên lễ Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Lương cao gấp ba, nhiều công nhân tự nguyện làm việc xuyên lễ

Bản tin công nhân ngày 30/4 gồm những nội dung sau: Nhiều lao động Đồng Nai đón lễ tại nhà trọ để tiết kiệm chi phí; Giữa nghỉ lễ, hàng chục công nhân vẫn đội nắng nóng 40 độ đòi nợ BHXH; Lương cao gấp ba, nhiều công nhân tự nguyện làm việc xuyên lễ; Nghỉ lễ dài ngày, người lao động làm gì?

Những trường hợp không được nhận BHXH 1 lần ngay Video

Những trường hợp không được nhận BHXH 1 lần ngay

Đọc thêm

Người lao động làm việc xuyên lễ trên công trường 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối

Đời sống -

Người lao động làm việc xuyên lễ trên công trường 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối

Gác lại kỳ nghỉ 30/4-1/5, hàng ngàn kỹ sư, công nhân đang miệt mài lao động trên công trường 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối để đưa dự án về đích đúng hẹn.

Vụ tai nạn lao động ở Yên Bái: Đừng để người lao động “tàn” đến “phế”

Người lao động -

Vụ tai nạn lao động ở Yên Bái: Đừng để người lao động “tàn” đến “phế”

Theo TS. Nguyễn Anh Thơ - Viện trưởng Viện Khoa học ATVSLĐ, đối với các trường hợp thương vong trong vụ tai nạn ở Công ty CP Xi măng và Khoáng sản Yên Bái, cần có chính sách ổn định tâm lý, sinh kế và hỗ trợ để người lao động (NLĐ) không trở thành tàn phế.

Công nhân với vòng lẩn quẩn rút bảo hiểm xã hội một lần

Đời sống -

Công nhân với vòng lẩn quẩn rút bảo hiểm xã hội một lần

Rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần nhưng chỉ đủ trang trải chi phí sinh hoạt trong 2 tháng, nữ công nhân chỉ biết than trời.

Công nhân làm xuyên lễ được tăng lương, tăng tiền ăn

Đời sống -

Công nhân làm xuyên lễ được tăng lương, tăng tiền ăn

Khối lượng công việc tương đương ngày thường trong khi tiền lương được chi trả lại cao hơn là lý do khiến nhiều công nhân hăng hái đăng ký đi làm dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Kinh nghiệm khi đi du lịch mùa nắng nóng

Người lao động -

Kinh nghiệm khi đi du lịch mùa nắng nóng

Cả nước đang bước vào đợt nắng nóng đỉnh điểm, kéo dài trong suốt thời gian nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Chúng ta cần đặc biệt lưu ý những kinh nghiệm khi đi du lịch dưới đây để được an toàn và khỏe mạnh.

Bảo đảm an sinh xã hội cho người lao động theo định hướng Đại hội XIII của Đảng

Đời sống -

Bảo đảm an sinh xã hội cho người lao động theo định hướng Đại hội XIII của Đảng

Hướng tới mục tiêu cao nhất của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam: dân giàu - nước mạnh - dân chủ - công bằng - văn minh, đồng thời góp phần vào mục tiêu của thời đại là hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, một vấn đề quan trọng cần thực hiện đó là chính sách bảo đảm an sinh xã hội. Triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, trong những năm qua, công tác bảo đảm an sinh xã hội ở Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, từ quá trình này cũng đặt ra một số vấn đề đòi hỏi phải có những định hướng giải pháp nhằm giải quyết rốt ráo để công tác bảo đảm an sinh xã hội ở Việt Nam đạt kết quả tốt hơn nữa trong thời gian tới.

Bông hoa sống với nghề bằng trái tim nhiệt huyết và yêu thương

Đời sống -

Bông hoa sống với nghề bằng trái tim nhiệt huyết và yêu thương

Đến với miền núi phía Tây huyện hướng Hóa, dưới chân núi Trường Sơn hùng vĩ, có một ngôi trường mang tên Trường Tiểu học Hướng Phùng. Ở nơi đó, có những người thầy, người cô dành trọn cả thanh xuân của mình cho học sinh thân yêu. Khi bước chân đến ngôi trường này, người để lại nhiều ấn tượng sâu sắc cũng như sự ngưỡng mộ trong mỗi chúng ta là một nữ Phó Hiệu trưởng trẻ trung, thân thiện với khuôn mặt phúc hậu, tác phong nhanh nhẹn và đặc biệt là phong cách giao tiếp hết sức chân tình, cởi mở với mọi người.

Cần làm rõ “lỗ hổng” về quy trình an toàn trong vụ 7 công nhân tử vong tại Yên Bái

Người lao động -

Cần làm rõ “lỗ hổng” về quy trình an toàn trong vụ 7 công nhân tử vong tại Yên Bái

TS. Nguyễn Anh Thơ - Viện trưởng Viện Khoa học ATVSLĐ cho rằng các đoàn điều tra cần điều tra làm rõ Công ty CP Xi măng và Khoáng sản có thực hiện đúng các quy trình an toàn hay không?

Dành cho người lao động những gì tốt đẹp nhất

Đời sống -

Dành cho người lao động những gì tốt đẹp nhất

Trong suốt quá trình xây dựng và phát triển, Công ty Cổ phần Thương mại và Xuất nhập khẩu (CPTM&XNK) Việt Hồng Chinh có trụ sở tại TP. Đông Hà, tỉnh Quảng Trị luôn đặt lợi ích của người lao động (NLĐ) lên trên hết.

Giải pháp nào để con lao động di cư được sống cùng cha mẹ?

Người lao động -

Giải pháp nào để con lao động di cư được sống cùng cha mẹ?

Tiền lương thấp ảnh hưởng đến quyết định sinh con của 72% người lao động. Đó cũng là lý do 17,6% người lao động di cư cho biết không sống cùng con dưới 18 tuổi.