Thị trường địa ốc Hà Nội ảm đạm trong quý I/2023 do nguồn cung khan hiếm
Doanh nghiệp địa ốc chật vật vượt khó, vì sao REE, SGR dự lãi trăm tỷ từ bất động sản? |
![]() |
Theo báo cáo thị trường bất động sản quý I/2023 của Savills (công ty tư vấn bất động sản), do nguồn cung mới khan hiếm và vẫn còn tồn tại những khó khăn nhất định, thị trường bất động sản nhà ở tại Hà Nội trong 3 tháng đầu năm 2023 tương đối trầm lắng.
Theo đó, Savills cho biết, nguồn cung mới trong quý I/2023 rất hạn chế, chỉ có 29 căn biệt thự, đến từ một dự án hiện hữu ở Mê Linh, giảm tới 96% theo năm. Nguồn cung sơ cấp đến từ 14 dự án, giảm 50% theo năm. Tuy nhiên, 27% nguồn cung sơ cấp tạm đóng bảng hàng để các chủ đầu tư sử dụng bất động sản cho việc thanh toán trái phiếu hoặc đang điều chỉnh lại giá.
Về thanh khoản, cả quý chỉ có 88 giao dịch, giảm 78% theo năm. Tỷ lệ hấp thụ cũng ở mức thấp nhất kể từ năm 2016, giảm 32 điểm % theo năm. Các dự án ở huyện Mê Linh và Gia Lâm có mức giá hợp lý chiếm tỷ trọng lớn trong số lượng giao dịch của quý I.
Savills nhận định người mua có xu hướng chuyển sang các sản phẩm thứ cấp, nhờ mức giá thấp hơn 17% so với sản phẩm sơ cấp. Giá sơ cấp biệt thự trong kỳ giảm 14% theo quý, liền kề giảm 3% do nguồn cung mới và hàng tồn kho giá thấp tại huyện Mê Linh. Trong khi đó, giá shophouse sơ cấp ổn định do quỹ căn tồn kho giá cao tại quận Hoàng Mai và Tây Hồ.
Đến cuối năm nay, Savills dự báo khoảng 1.800 căn dự kiến sẽ được tung ra thị trường. Huyện Mê Linh chiếm thị phần lớn nhất, tiếp theo là Hoài Đức và Thanh Trì. Cơ sở hạ tầng sẽ hỗ trợ sự phát triển của thị trường bất động sản. Điển hình là từ khi tuyến Metro số 2A đưa vào hoạt động, giá thứ cấp biệt thự tại quận Hà Đông đã tăng 37%, nhà liền kề tăng 26% và shophouse tăng 6%.
Ngoài ra ghi nhận những tín hiệu tích cực từ sự phát triển hạ tầng và các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ sẽ hỗ trợ phát triển thị trường trong thời gian tới. Theo đó, lãi suất huy động đã được các ngân hàng thương mại điều chỉnh giảm sau quyết định giảm lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước.
Hay Nghị quyết 08/2023/NĐ-CP giúp giải tỏa áp lực thanh toán trái phiếu cho doanh nghiệp, phục hồi niềm tin cho thị trường này. Nghị quyết số 33/NQ-CP được xem là cơ hội để khơi thông yếu tố pháp lý, điểm nghẽn vốn cho bất động sản.
Ngoài ra, việc chính thức thông qua gói tín dụng 120.000 tỷ đồng để phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân với lãi suất ưu đãi cũng góp phần giải tỏa cơn khát nhà ở, đưa thị trường bất động sản phát triển theo hướng lành mạnh, bền vững và phục vụ nhu cầu thực.
![]() |
Các tin khác

Đề xuất giảm bớt thủ tục trong xác định đối tượng mua nhà ở xã hội

Có những chính sách ưu đãi nào để giáo viên mua nhà?

Thêm dự án đất nền ở Quảng Nam nhiều năm vẫn chưa có sổ

Được làm nhà ở xã hội, đại gia Đường "bia" tuyên bố không bán khách sạn dát vàng

Chủ tịch Quốc hội: “Dứt khoát không hợp thức hóa chung cư mini trong Luật Nhà ở”

Chung cư mini nở rộ: Thực trạng và tính pháp lý

Nhức nhối tình trạng khoét lõm xây dựng chung cư mini

Có gì trong tòa tháp đôi tiêu chuẩn khách sạn 5 sao biểu tượng tại Nghệ An?

Chuyên gia chỉ loạt nguyên do khiến chung cư mini nở rộ vượt ngoài tầm kiểm soát

Tổng kiểm tra chung cư mini tại Hà Nội từ ngày 15/9

Bộ Xây dựng: Chung cư mini bị cháy ở Khương Hạ không tuân thủ thiết kế xây dựng

Có nộp thuế thu nhập thì không được mua nhà ở xã hội

Một chung cư mini khác của chủ căn bị cháy tại Hà Nội cũng vi phạm quy định PCCC

5 vùng đất Blue zone có gì mà người dân sống trường thọ nhất trên thế giới?

Kỉ lục toà tháp xanh có mật độ sân vườn trên cao cao nhất Việt Nam

Tổng kiểm tra, rà soát 100% chung cư mini, nhà cho thuê trọ tại Hà Nội

Yêu cầu NHNN xem xét, điều chỉnh hệ số rủi ro các phân khúc bất động sản

Thành viên Kinh Bắc (KBC) làm dự án nhà ở xã hội gần 1.600 tỷ đồng tại Hải Phòng?

CTCP KCN Sài Gòn - Hải Phòng muốn vay tiền làm NOXH tại Hải Phòng
