Ông Nguyễn Quốc Hùng- Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam. |
Thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, kể từ ngày 6/3 và ngày 3/4 vừa qua, các tổ chức tín dụng đã liên tục triển khai giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi, phát triển sản xuất, kinh doanh. Cùng với đó, Hiệp hội Ngân hàng và các ngân hàng hội viên đã thống nhất mức lãi suất huy động tất cả các kỳ hạn tối đa sau 2 lần điều chỉnh của NHNN lần lượt là không vượt 9,5%/năm và 9% năm.
Trên thực tế, nhiều ngân hàng đã giảm lãi suất huy động nhưng chủ yếu là những ngân hàng lớn, còn ngân hàng nhỏ chưa giảm nhiều bởi nhiều vấn đề như e ngại nợ xấu, khát vốn,...
Qua khảo sát lãi suất tại các ngân hàng, kể từ ngày 12/4 đến nay, lãi suất huy động 12 tháng ở thời điểm hiện tại đã giảm khá mạnh. Trong đó, nhiều ngân hàng đã đưa lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng xuống dưới mốc 8%/năm.
Thế của ngân hàng giữa bên vay và bên gửi
Trước vấn đề này, ông Nguyễn Quốc Hùng- Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam bày tỏ nhiều trăn trở về những vấn đề “nóng” của ngành Ngân hàng.
Vị Tổng Thư ký bày tỏ: “Bên đi vay thì muốn lãi suất thấp, bên đi gửi thì muốn lãi suất cao. Ngân hàng cũng có thế khó, họ ở giữa phải dung hòa giữa bên ngân hàng cho vay và bên đi vay. Bài toán đấy ngân hàng phải giải quyết thế nào? Ngân hàng phải chấp nhận thị trường và theo thị trường? Tuy nhiên, không ai chấp nhận cho ngân hàng theo thị trường? Đó là cái khó cho ngân hàng, chúng ta phải chia sẻ với họ chứ?”.
“Mặt khác, các ngân hàng cũng rất muốn giảm lãi suất huy động để họ có hiệu quả trong kinh doanh. Nhưng khách hàng gửi ai cũng muốn lãi suất cao cả. Chúng ta đang muốn ép lãi suất vay giảm nhưng có “ép” được người dân không, có “ép” được gửi tiền không?”, ông Hùng thẳng thắn.
Theo vị Tổng Thư ký, ở kỳ điều chỉnh lãi suất ngày 6/3, tất cả các ngân hàng đều đồng ý niêm yết lãi suất trần 9,5% nhưng với thời gian trên 13 tháng thì các tổ chức tín dụng được huy động với lãi suất cao hơn.
Ở vấn đề kỳ hạn, ông Hùng cũng nhìn nhận đây là một cái khó của ngành Ngân hàng. Theo ông, bản chất ngân hàng là cho vay ngắn hạn. Đây là thị trường tiền tệ chứ không phải thị trường vốn nhưng ngân hàng đang chịu cả áp lực hỗ trợ tiền tệ của thị trường vốn. Điều này có thể khiến ngân hàng có thể gặp rủi ro mất thanh khoản trước những huy động trên tiền tệ vốn từ 12 tháng trở lên, cơ cấu điều chỉnh kỳ hạn nợ, điều chỉnh giãn nợ,… Đây là lý do ngân hàng phải lên phương án để đảm bảo tăng cường thanh khoản.
Ngoài ra do “khẩu vị” của người đầu tư cùng vị thế của mỗi ngân hàng, sự thu hút của những ngân hàng lớn nên ngân hàng nhỏ sẽ có sự điều chỉnh lãi suất khác nhau.
Vấn đề thanh khoản của ngân hàng và tiếp cận gói vay của khách hàng
Ông Hùng cho rằng, nếu đặt câu hỏi về vấn đề thiếu vốn thì không ngân hàng nào thiếu thanh khoản cả nhưng ngân hàng nào cũng cần huy động vốn, không ngân hàng nào muốn sụt giảm vốn cả vì họ muốn giữ được sản phẩm cho vay. “Làm ngân hàng vì thế cực kỳ khó và mệt mỏi”, ông Hùng nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, ông Hùng cũng đặt vấn đề về việc khách hàng tiếp cận gói vay. Ông cho hay, nhiều khách hàng kêu ca, e ngại về vấn đề này 4 ngân hàng thuộc nhóm Big4 lại bày tỏ với Hiệp hội Ngân hàng muốn cho vay cũng không được.
Ông nói: “Cứ bảo vay khó chứ khách hàng đến để vay vốn ngân hàng có dự án đâu. Còn đối vay tiêu dùng, người vay để mua nhà ở thật thì không nói nhưng có người đến vay dù có 4, 5 nhà để ở thì mua để làm gì? Nhiều người cứ kêu toáng lên rằng ngân hàng không cho vay nhưng đi vay với mua nhà nhưng thực sự khách hàng đó có dùng với mục đích mua nhà không? Như vậy, chúng ta cần xác định đối tượng vay là những ai chứ nói ngân hàng không cho vay thì rất khó. Còn đối tượng doanh nghiệp tiếp cận ngân hàng để vay vốn sản xuất, kinh doanh thì cần đủ điều kiện”.
Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam nhận định, làm ngân hàng thời buổi này rất khó trước vô số bài toán hóc búa phải giải.
Ngân hàng TMCP Quân đội sắp nhận chuyển giao bắt buộc một ngân hàng TMCP yếu kém Trong báo cáo của HĐQT, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) tiếp tục đề cập việc phải nhận chuyển giao bắt buộc một ngân hàng ... |