Bảo hiểm DB (Hàn Quốc) ký hợp đồng mua 75% cổ phần Bảo hiểm BSH |
Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam. |
Ngày 21/6, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam tổ chức buổi gặp mặt, chia sẻ về thị trường bảo hiểm. Hiệp hội đánh giá, năm 2023 được xem là một năm khó khăn của nền kinh tế nói chung và ngành bảo hiểm nói riêng trước những biến động của thị trường tài chính trong và ngoài nước.
Tuy nhiên với sự nỗ lực của toàn ngành, thị trường bảo hiểm 5 tháng đầu năm vẫn đạt được một số kết quả tương đối khả quan, cụ thể như sau:
Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt 855.635 tỷ đồng (tăng 12% so với cùng kỳ năm trước); Đầu tư trở lại nền kinh tế ước đạt 714.597 tỷ đồng (tăng 14,6% so với cùng kỳ năm trước); Tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm ước đạt 558.549 tỷ đồng (tăng 16,33% so với cùng kỳ năm trước.
Tổng nguồn vốn chủ sở hữu ước đạt 179.651 tỷ đồng (tăng 4,09% so với cùng kỳ năm trước); Tổng doanh thu phí bảo hiểm 5 tháng đầu năm 2023 ước đạt 93.178 tỷ đồng (giảm 1,46% so với cùng kỳ năm trước); Chi trả quyền lợi bảo hiểm 5 tháng đầu năm 2023 ước đạt 31.171 tỷ đồng (tăng 15,9% so với cùng kỳ năm trước).
Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 07/QĐ-TTg là một ban hành ngày 5/1/2023 phê duyệt chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam đến năm 2030.
Theo đó doanh thu ngành bảo hiểm tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021 - 2025 là 15%/năm. Đến năm 2025, quy mô đạt 3% - 3,3% GDP; tăng trưởng bình quân giai đoạn 2026 - 2030 là 10%/năm, đến năm 2030 quy mô đạt 3,3% - 3,5% GDP; đến năm 2025 có 15% dân số tham gia bảo hiểm nhân thọ; đến năm 2030 có 18% dân số tham gia bảo hiểm nhân thọ.
Chi trả quyền lợi bảo hiểm 5 tháng đầu năm 2023 ước đạt 31.171 tỷ đồng. |
Để hiện thực hóa các mục tiêu phát triển của ngành bảo hiểm theo quyết định của Chính phủ, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam và các doanh nghiệp đã thường xuyên tổ chức họp để quan triệt và trao đổi các giải pháp triển khai thực hiện.
Đồng thời, luôn tuân thủ các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm, tích cực đóng góp ý kiến và đề xuất với Cơ quan Quản lý Nhà nước nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh doanh bảo hiểm.
Không ngừng nâng cao năng lực tài chính, quản lý rủi ro, quản trị doanh nghiệp, phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực;
Tăng cường nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng và tính công khai minh bạch trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm
Nghiên cứu, phát triển và đa dạng hóa sản phẩm bảo hiểm; Đa dạng và chuyên nghiệp hóa kênh phân phối bảo hiểm; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm; Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền về bảo hiểm.
Bộ Tài chính đã có kết luận thanh tra 4 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ Bộ Tài chính đã hoàn tất kết luận thanh tra đối với bốn doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ và đã báo cáo cơ quan ... |