Vĩ mô nằm ngoài cuộc với chứng khoán?

11/07/2022 07:52 Đầu tư Huyền Châm
Chuyên gia cho rằng, nhà đầu tư nội chưa dành sự quan tâm lớn tới những biến số vĩ mô trong nước bởi yếu tố họ quan tâm nhất hiện là những vấn đề ở bình diện thế giới…
Từ trái qua: ông Nguyễn Thanh Lâm, bà Nguyễn Hoài Phương, ông Nguyễn Thế Minh
Từ trái qua: ông Nguyễn Thanh Lâm, bà Nguyễn Hoài Phương, ông Nguyễn Thế Minh

Nếu nói thị trường chứng khoán là hàn thử biểu của nền kinh tế thì hiện câu chuyện vĩ mô đang nằm ngoài cuộc với chứng khoán. Mặc GDP phục hồi ấn tượng, mục tiêu mới được nâng lên mức 7%, nhiều nhận định tăng trưởng kinh tế có thể cán mốc 9% trong năm nay, hay lạm phát có thể kiểm soát như đã đề ra… Tại sao VN-Index vẫn đang ngược gió?

Chúng tôi ghi nhận bình luận từ một số chuyên gia:

Biến số vĩ mô chưa được quan tâm lớn

Nguyễn Thanh Lâm, Giám đốc Phân tích khối Khách hàng cá nhân, Maybank Investment Bank

Theo tôi, ở mỗi một giai đoạn khác nhau của nền kinh tế và TTCK, mối quan tâm của nhà đầu tư cũng sẽ có sự khác biệt. Yếu tố quan trọng nhất hiện nay được nhà đầu tư tại TTCK Việt Nam quan tâm là những vấn đề ở bình diện thế giới như câu chuyện về lạm phát, khả năng suy thoái kinh tế toàn cầu,… Vì vậy những biến số vĩ mô trong nước, cụ thể như liên quan đến GDP sẽ chưa dành được sự quan tâm lớn.

Thêm vào đó, việc đang có kết quả về tăng trưởng kinh tế ở mức cao cũng đưa đến những quan điểm về việc chính phủ có thể sẽ ưu tiên hơn các hành động cho việc kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô trong thời gian tới khi mà câu chuyện về tăng trưởng đang nhiều khả năng sẽ “đạt và vượt kế hoạch” đã đề ra. Điều này xét trong ngắn hạn đối với TTCK lại chưa hẳn là một thông tin tích cực.

Về thanh khoản, quan điểm của tôi là thanh khoản như hiện nay vẫn còn đang ở mức thấp, dòng tiền vẫn tiếp tục hoạt động ở mức chưa tốt. Có thể nhận thấy điều này thông qua hiện tượng là các “con sóng” diễn ra trên thị trường trong ngắn hạn thời gian qua luôn thiếu ổn định, các nhóm ngành hoặc các câu chuyện đầu tư để chỉ có thể đi lên trong một khoảng thời gian ngắn và điều chỉnh mạnh bất ngờ lại sau đó. Bên cạnh việc do thị trường còn trong một pha nhiều bất định, chính việc dòng tiền không đủ mạnh mẽ đã khiến sự bất ổn dễ diễn ra hơn trong thời gian vừa qua.

Dù vậy điểm tích cực theo tôi là việc thanh khoản đang bắt đầu có dấu hiệu ngừng giảm, các tuần lễ gần đây bắt đầu ghi nhận việc thanh khoản không giảm sút thêm nhiều. Thêm vào đó, tỷ trọng tham gia của nhóm các dòng tiền chuyên nghiệp (như giao dịch của khối ngoại) đang có dấu hiệu tăng thêm trong thời gian qua, điều này là một chỉ dấu tốt cho ngắn hạn. Dài hạn hơn, chúng tôi vẫn cho rằng cần có thêm sự cải thiện chung về mặt thanh khoản để bàn về việc thị trường bắt đầu bước vào những đợt hồi phục đáng tin cậy hơn.

Cần nhìn nhận giai đoạn hiện nay vẫn đang là một giai đoạn có mức độ rủi ro cao dành cho thị trường và do đó khả năng suy giảm tiếp tục của chỉ số vẫn là điều cần được tính đến. Cá nhân tôi cho rằng nếu VN-Index tiếp tục điều chỉnh, vùng hỗ trợ gần nhất dành cho chỉ số sẽ quanh khu vực 1.100 điểm, đây là mức sẽ đánh dấu việc chỉ số chính thức điều chỉnh 50% toàn bộ điểm số đã có được từ đáy của COVID vào tháng 4/2020 lên đến đỉnh cao nhất trên 1.500 điểm, theo chúng tôi đây là mức hỗ trợ có ý nghĩa khá cao. Trong một kịch bản xấu hơn, vùng 1.000 điểm cũng là một khả năng cần tính đến nhưng theo tôi thì xác suất cho kịch bản này ở mức thấp hơn.

Rất khó để đưa ra một đánh giá rõ ràng cho 6 tháng tới vì điều này phụ thuộc nhiều vào các biến số ở bình diện thế giới. Dù vậy trong một kịch bản trung tính khi lạm phát tại US sẽ sớm tạo đỉnh (có thể đã có trong tháng 6 rồi hoặc tháng 7 hiện nay), chiến sự giữa Nga và Ukraine không leo thang lên các mức căng thẳng hơn và FED sau 1-2 tháng tới tiếp tục tăng lãi suất ở mức cao sẽ dần tiết chế, tôi nghiêng về khả năng VN-Index có thể đi ngang hoặc suy giảm nhẹ trong 1-2 tháng tới trước khi bắt đầu bước vào một pha hồi phục thực chất hơn cho khoảng 3 tháng cuối của năm 2022.

Đừng quá quan sát vào VN-Index

Bà Nguyễn Hoài Phương, Giám đốc Đầu tư Quỹ VESAF - VinaCapital

Thị trường giảm mạnh khiến nhà đầu tư hoang mang không có gì bất thường. Với nhiều nhà đầu tư, đặc biệt nhà đầu tư mới lo lắng hoảng sợ nhưng với nhà đầu tư lâu năm đây không phải lần đầu thị trường sụt giảm. Trong quá khứ có một số lần thị trường sụt giảm mạnh. Định giá, lãi suất, chiến tranh thương mại, dòng tiền…. các yếu tố tạo sự biến động cho thị trường.

Nhìn về xu hướng, sau các đợt biến động đó thị trường Việt Nam luôn hồi phục đi lên những đỉnh mới. Thực tế, những nhà đầu tư nào mua vào ở những giai đoạn đó có hiệu suất đầu tư cao hơn so với chờ đợi mới đầu tư.

Giai đoạn này thừa nhận khó khăn nhưng so sánh với giai đoạn khác thị trường giảm có những điểm khác biệt. 2022 với 2018 định giá hiện một trời một vực, chỉ còn một nửa so với đỉnh 2018.

Về triển vọng của Việt Nam, trong bối cảnh thế giới đối mặt suy thoái chúng ta cũng bị ảnh hưởng. Nhưng nội tại Việt Nam hiện giờ so với 2011 khi thị trường cũng giảm mạnh do yếu tố vĩ mô, bây giờ điều kiện vĩ mô hoàn toàn khác biệt. Chúng ta phải nhìn vào nội tại doanh nghiệp và khả năng chống chịu, có thể nói bây giờ tốt hơn nhiều. Trong ngắn hạn đây là là phép thử, phân loại công ty nào tốt, doanh nghiệp nào không thể vượt qua.

Việc thị trường phản ứng tích cực trở lại có thể xảy ra bất cứ khi nào, phụ thuộc nhiều yếu tố. Năm nay nếu phục hồi sẽ đi theo hướng chậm rãi, bền vững có sự phân hóa. Không lý tưởng cho nhà đầu tư cá nhân, nhất là nhà đầu tư có tư tưởng lướt sóng ngắn hạn, thiếu sự phân tích doanh nghiệp. Tuy nhiên với quỹ đầu tư là cơ hội xem xét một số công ty trong tầm ngắm.

6 tháng cuối năm, chúng tôi vẫn thận trọng vì các nút thắt khiến thị trường sụt giảm chưa được xử lý. Việc quan sát, giữ mức độ phòng thủ, quản lý rủi ro danh mục là cần thiết. Đừng quá quan sát vào VN-Index mà nên nhìn vào nhóm doanh nghiệp cụ thể để lựa chọn cổ phiếu phù hợp với triển vọng lợi nhuận.

Về khối ngoại, trước đây NĐTNN vào thị trường Việt qua quỹ đóng, quy trình đầu tư tham gia thường 5 năm, đa phần là nhà đầu tư châu Âu, Mỹ. 3 năm đổ lại đây xu hướng này không còn và họ vào theo quỹ mở. Và một năm trở lại đây, tiền vào thị trường Việt đến từ châu Á như Đài Loan, Thái Lan… với tầm nhìn đầu tư ngắn hạn hơn nhà đầu tư châu Âu, Mỹ. Thời gian qua họ vào một phần do định giá Việt Nam rẻ. Hiện để đo lường được mức độ họ quay trở lại là khó. Với sự suy thoái kinh tế thế giới thì khó vào ồ ạt được.

Lo ngại tăng lãi suất và nút thắt tín dụng

Ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Phân tích, CTCK Yuanta Việt Nam

Dù vĩ mô tốt nhưng có thể thấy, thị trường giảm đến từ sự lo ngại của nhà đầu tư trước động thái vừa qua của NHNN về việc sẽ sớm tăng lãi suất ở các tháng tới. Cụ thể, NHNN gần đây có khuynh hướng rút tiền về, là động thái cơ bản đánh dấu khả năng tăng lãi suất. Tỷ giá tăng mạnh thời gian qua khi đồng USD tăng, trong bối cảnh lo ngại suy thoái.

Về cơ bản, hiện vĩ mô Việt Nam chưa ảnh hưởng quá tiêu cực do động thái của các NHTW thế giới, nhưng tương lai sẽ bị ảnh hưởng. Thứ nhất là khả năng tăng lãi suất. Thứ hai tỷ giá rục rịch tăng, khả năng phá giá thêm 1% là cao.

Việc Việt Nam khó tránh khỏi những yếu tố tăng lãi suất khiến nhà đầu tư lo ngại. Diễn biến này cũng tương tự như ở các TTCK khác khi các nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi động thái tăng lãi suất của FED.

Ngoài ra còn có một số vấn đề nội tại của Việt Nam, đó là nút thắt về dòng tiền tín dụng trong thời gian qua. Ở TTCK Việt, 2 nhóm có vốn hóa lớn có thể tác động mạnh tới chỉ số gồm dòng ngân hàng và bất động sản. Với ngân hàng, rõ ràng room tín dụng hiện full, cổ phiếu dòng này sẽ khó tăng trưởng trong quý tới nếu room giữ như hiện nay. Dòng bất động sản, thời gian qua tín dụng khó chảy vào, khiến sóng cổ phiếu dòng này không có. Hai dòng cổ phiếu này không có sóng thì rõ ràng TTCK không thể tăng được.

Trong bối cảnh dòng tiền năm nay yếu hơn 2 năm trước. Giai đoạn 2020-2021, doanh nghiệp không sản xuất được do dịch, dòng tiền của doanh nghiệp chảy vào TTCK. Bây giờ sản xuất được, doanh nghiệp lại sản xuất, trong bối cảnh ngân hàng thương mại không thể cho vay ra khi full room. Khi doanh nghiệp không vay được, họ phải thắt lưng buộc bụng không đầu tư lan man, tập trung dòng tiền vào sản xuất, khiến do dòng tiền trong tổng thể thị trường bị ảnh hưởng. Khi dòng tiền bị ảnh hưởng chắc chắn chứng khoán không thể lên được.

Thống kê ở lịch sử cho thấy, sau 2013 có hai thời điểm P/E thị trường dưới 12 lần là vào tháng 6/2016 và tháng 3/2020. P/E dưới 12 lần thì thị trường sẽ tạo đáy và sau đó có một năm tăng điểm mạnh. Hiện P/E thị trường đang bắt đầu giảm dưới 12 lần. Định giá thị trường đang ở cơ hội thấp, thấp hơn so với trung bình 15 lần.

Thống kê cho thấy thị trường có 2 giai đoạn tăng gồm 2013 - 2015 và 2016-2019 và sau đó năm thứ 3 thị trường thường điều chỉnh với thanh khoản thấp. Mức giảm khoảng 50% đoạn tăng nóng trước đó. Từ 2020-2021 thị trường đã tăng nóng, như vậy chu kỳ đang lặp lại, 2022 thị trường giảm và thanh khoản thấp. Chỉ số VN-Index đang ở đâu? Chỉ số đang ở gần vùng cân bằng, là vùng 1.110 điểm. Nếu kịch bản lặp lại, vùng 1.110 điểm là vùng cân bằng của thị trường.

Trong lịch sử, những lần tăng lãi suất của FED, chỉ số Dow Jones thường bị ảnh hưởng trong khoảng thời gian đầu của việc tăng lãi suất. Hiện gần như chắc chắn FED sẽ tăng lãi suất 0,75% trong giai đoạn tháng 7.

Nhưng có 2 vấn đề khiến việc nâng lãi suất lần này có thể không ảnh hưởng nhiều tới thị trường nữa. Một, kịch bản này FED đã đề cập trước rồi. Hai, điều nhà đầu tư chú ý hơn là lạm phát. Trong khi giá hàng hóa, giá dầu giảm mạnh, khả năng lạm phát sẽ hạ nhiệt trong tháng tới. Như vậy FED sẽ không vội vàng tăng lãi suất, theo đó sức tác động tới thị trường không còn cao, vì lãi suất tăng lạm phát tăng mới ảnh hưởng khiến suy thoái kinh thế. Còn hiện lạm phát hạ nhiệt lãi suất tăng sẽ ảnh hưởng đáng kể với suy thoái.

Đợt tăng lãi suất tháng 7 không ảnh hưởng nhiều tới thị trường, tâm lý nhà đầu tư được giải tỏa bớt. Theo đó tôi vẫn nghiêng về kịch bản vùng 1.100 là vùng cân bằng của thị trường.

Thống kê cho thấy từ năm 1.900 đến nay, Dow Jones có 15 lần giảm trên 10% trong 6 tháng đầu năm. Đồng thời, có 15 trường hợp với xác suất cao 67% chỉ số Dow Jones hồi phục trong 6 tháng cuối năm với mức tăng trưởng trung bình 4,45%. Trong 6 tháng 2022, Dow Jones đã giảm 16%. Khả năng cao TTCK Mỹ có kịch bản tích cực 6 tháng cuối năm, bất chấp FED có tăng lãi suất hay không.

Tôi cho rằng TTCK Việt Nam cũng sẽ lặp tương tự với diễn biến TTCK Mỹ, do có sự biến động tương đồng nhau. Cả về xu hướng và thanh khoản TTCK Việt Nam có thể tích cực hơn. Một, định giá điều chỉnh so với lạm phát đang vượt trội hơn hẳn so với các nước phát triển khác như Mỹ và EU. Dòng tiền có khuynh hướng chảy vào thị trường mới nổi và cận biên.

Tôi cho rằng, thanh khoản điểm số nhanh chóng hồi phục lại vào 6 tháng cuối năm. Tuy nhiên sau nỗi đau thường thị trường khó vượt đỉnh cao mới. Kịch bản tích cực nhất VN-Index có thể quay lại vùng cũ 1.500 điểm.

Các tin khác

Quảng Nam có tổ công tác đặc biệt tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư

Quảng Nam có tổ công tác đặc biệt tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư

Ông Lê Trí Thanh - Chủ tịch UBND tỉnh, Tổ trưởng tổ công tác đặc biệt của UBND tỉnh Quảng Nam về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư trên địa bàn.
Doanh nghiệp Nhật Bản muốn đầu tư bất động sản, công nghệ cao, logistics ở Đà Nẵng

Doanh nghiệp Nhật Bản muốn đầu tư bất động sản, công nghệ cao, logistics ở Đà Nẵng

Mitsubishi Corporation Việt Nam, Liên doanh Indochina Kajima là những doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm các lĩnh vực TP. Đà Nẵng đang tập trung thu hút đầu tư như thương mại, công nghệ cao, logistics và bất động sản công nghiệp.
Hơn 5 triệu trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ giao dịch thành công ngày đầu khai trương

Hơn 5 triệu trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ giao dịch thành công ngày đầu khai trương

Trong ngày đầu khai trương và đi vào hoạt động, hơn 5 triệu trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ giá trị gần 1.800 tỷ đồng được giao dịch thành công.
Dược phẩm TV.Pharm dự kiến tăng mức đầu tư cho khu dược phẩm công nghệ cao

Dược phẩm TV.Pharm dự kiến tăng mức đầu tư cho khu dược phẩm công nghệ cao

CTCP Dược phẩm TV.Pharm (Mã UPCoM: TVP) dự kiến tăng tổng mức đầu tư và bổ sung hạng mục đầu tư nhà máy sản xuất thuốc đông dược và nhà máy sản xuất thuốc tiêm GMP-EU thuộc dự án Khu dược phẩm công nghệ cao TV.Pharm.
Đoàn tàu liên vận quốc tế chạy từ ga Sóng Thần, Bình Dương chính thức khai trương

Đoàn tàu liên vận quốc tế chạy từ ga Sóng Thần, Bình Dương chính thức khai trương

Đoàn tàu liên vận quốc tế chở container lạnh chạy tuyến đường sắt Sóng Thần – Đồng Đăng chính thức khai trương vào chiều ngày 14/7. Buổi lễ được tổ chức tại ga Sóng Thần, TP Dĩ An (Bình Dương) do Công ty Cổ phần Vận tải Đường sắt Hà Nội (HARACO) phối hợp cùng các đơn vị khách hàng thực hiện.
2 doanh nghiệp muốn thực hiện dự án gần 300 tỷ đồng tại Thái Nguyên

2 doanh nghiệp muốn thực hiện dự án gần 300 tỷ đồng tại Thái Nguyên

Theo biên bản mở hồ sơ đăng ký vừa được Sở KH&ĐT Thái Nguyên công bố, CTCP Phát triển đô thị Kha Sơn và CTCP Địa ốc Kim Thi cùng quan tâm, nộp hồ sơ thực hiện dự án khu dân cư Kha Sơn.
Chênh lệch kỳ vọng về giá khiến giao dịch bất động sản khó "chốt kèo"

Chênh lệch kỳ vọng về giá khiến giao dịch bất động sản khó "chốt kèo"

Báo cáo tâm lý người tiêu dùng vừa được Batdongsan công bố cho thấy, giao dịch nhà đất sở dĩ khó thành công do kỳ vọng giữa người bán và người mua vẫn còn nhiều chênh lệch.
Quảng Nam mời đầu tư Nhà máy sản xuất kết cấu thép công nghiệp phụ trợ

Quảng Nam mời đầu tư Nhà máy sản xuất kết cấu thép công nghiệp phụ trợ

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam thông báo mời các nhà đầu tư quan tâm đầu tư dự án Nhà máy sản xuất kết cấu thép công nghiệp phụ trợ tại lô CN5, CN6, Cụm Công nghiệp Tam Mỹ Tây, xã Tam Mỹ Tây, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.
Mê Linh phải trở thành thành phố trong thành phố, lấy công nghiệp làm nền tảng

Mê Linh phải trở thành thành phố trong thành phố, lấy công nghiệp làm nền tảng

Đây là ý kiến của Nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ tại Hội thảo “Quy hoạch xây dựng vùng huyện Mê Linh đến năm 2030 tầm nhìn năm 2050” do UBND huyện Mê Linh phối hợp với Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội tổ chức sáng 30/6.
Thừa Thiên Huế: Sẽ đầu tư hơn 1.000 tỉ đồng xây cầu vượt phá Tam Giang

Thừa Thiên Huế: Sẽ đầu tư hơn 1.000 tỉ đồng xây cầu vượt phá Tam Giang

Tỉnh Thừa Thiên Huế vừa thông qua dự án xây dựng cầu vượt phá Tam Giang nối thị trấn Phú Đa và xã Vinh Xuân (huyện Phú Vang) với tổng mức đầu tư hơn 1.000 tỉ đồng.
Khởi công xây dựng đường Vành đai 4 là kết quả quan trọng, đạt kỷ lục bàn giao mặt bằng

Khởi công xây dựng đường Vành đai 4 là kết quả quan trọng, đạt kỷ lục bàn giao mặt bằng

Kể từ khi Quốc hội ra nghị quyết đến ngày khởi công tuyến đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội là tròn một năm, đó là thông tin vừa được Chủ tịch UBND TP. Hà Nội chia sẻ.
Vốn ngoại rót vào bất động sản giảm 43% trong nửa đầu năm 2023

Vốn ngoại rót vào bất động sản giảm 43% trong nửa đầu năm 2023

Theo số liệu Tổng cục Thống kê, vốn FDI giải ngân vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản trong 6 tháng đầu năm 2023 đạt 502,1 triệu USD, giảm 43% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nghiên cứu lợi thế của huyện Mê Linh, động lực phát triển chính là đường Vành đai 4

Nghiên cứu lợi thế của huyện Mê Linh, động lực phát triển chính là đường Vành đai 4

Mục tiêu xây dựng huyện Mê Linh thành một vùng đô thị công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp sinh thái kết hợp công nghệ cao.
Hải Phòng được một tập đoàn công nghệ hàng đầu Hàn Quốc ngoại 'rót' thêm 1 tỷ USD

Hải Phòng được một tập đoàn công nghệ hàng đầu Hàn Quốc ngoại 'rót' thêm 1 tỷ USD

Tập đoàn công nghệ hàng đầu Hàn Quốc vừa quyết định rót thêm 1 tỷ USD vào dự án ở thành phố cảng Hải Phòng.
Có 11 dự án điện tái tạo được phát điện thương mại lên lưới

Có 11 dự án điện tái tạo được phát điện thương mại lên lưới

EVN cho biết, 11 nhà máy/phần nhà máy với tổng công suất 545,72MW đã hoàn thành thủ tục COD, được phát điện thương mại lên lưới.
Quảng Bình xác định tạo đột phá cải cách hành chính để đến gần nhà đầu tư

Quảng Bình xác định tạo đột phá cải cách hành chính để đến gần nhà đầu tư

Với mục tiêu “Đưa Quảng Bình đến gần nhà đầu tư”, Quảng Bình xác định tạo đột phá từ cải cách hành chính, chuyển từ nền hành chính quản trị sang nền hành chính phục vụ, tạo môi trường an toàn, thuận lợi nhất cho nhà đầu tư.
Công ty CP Nước sạch Quảng Trị đầu tư gần 74 tỉ đồng nâng cấp Nhà máy nước Tân Lương

Công ty CP Nước sạch Quảng Trị đầu tư gần 74 tỉ đồng nâng cấp Nhà máy nước Tân Lương

Để đáp ứng nhu cầu nước sạch cho người dân trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, ngày 23/6, Công ty CP Nước sạch Quảng Trị tổ chức Lễ khánh thành Nhà máy nước Tân Lương, với tổng mức đầu tư gần 74 tỉ đồng.
Hiện thực giấc mơ xây dựng KKT thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo - Đensavẳn

Hiện thực giấc mơ xây dựng KKT thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo - Đensavẳn

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung vừa có buổi làm việc với tỉnh Quảng Trị về Đề án xây dựng Khu kinh tế (KKT) thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo - Đensavẳn (Lào). Về phía tỉnh Quảng Trị, có ông Hà Sỹ Đồng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh tham dự buổi làm việc.
Tập đoàn Đèo Cả triển khai nhiều gói thầu lớn trong năm 2023

Tập đoàn Đèo Cả triển khai nhiều gói thầu lớn trong năm 2023

Tập đoàn Đèo Cả đặt kế hoạch doanh thu hợp nhất năm 2023 dự kiến đạt hơn 6.700 tỷ đồng, tăng 50% so với năm 2022. Với kế hoạch sản xuất kinh doanh này, Tập đoàn đặt kế hoạch chi trả cổ tức tối đa 80% lợi nhuận sau thuế.
Bộ Công thương đề xuất nhiều cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà

Bộ Công thương đề xuất nhiều cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà

Bộ Công Thương cũng đề xuất các cơ chế khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển hệ thống điện mặt trời mái nhà.
Xem thêm
Phiên bản di động