Hà Nội khai tử hai dự án ở Mê Linh sau khoảng thời gian dài chậm triển khai |
UBND Hà Nội vừa có quyết định phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng Mê Linh đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, quy hoạch xây dựng vùng huyện Mê Linh cần phải định hướng sự phát triển huyện Mê Linh gắn với sự phát triển của Thủ đô.
Một là huyện Mê Linh là một phần của Thành phố mới tương lai (Thành phố trong thành phố); Hai là quy hoạch huyện Mê Linh theo hướng lên thành quận sau năm 2025, theo kế hoạch được UBND Thành phố phê duyệt tại kế hoạch 130/KH-UBND ngày 22/6/2020.
Đồng thời, Hà Nội cần phải nghiên cứu mọi tiềm năng, lợi thế của huyện Mê Linh trong mối liên hệ vùng, tập trung nghiên cứu phát triển đô thị gắn với trục trung tâm là đường Vành đai 4 đi qua huyện 16 km, làm động lực phát triển chính, Bên cạnh đó, nghiên cứu quy hoạch huyện Mê Linh phát triển hài hòa về đô thị, công nghiệp, nông nghiệp sinh thái, dịch vụ, du lịch.
Nghiên cứu quy hoạch huyện Mê Linh phát triển hài hòa về đô thị, công nghiệp, nông nghiệp sinh thái, dịch vụ, du lịch. Cập nhật, bổ sung các nội dung của đồ án quy hoạch chung xây dựng huyện Mê Linh đã được UBND Thành phố phê duyệt năm 2014, làm cơ sở để nghiên cứu cập nhật, thống nhất trong quá trình lập đồ án điều chỉnh tổng thể QHC xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
Bảo tồn, khớp nối quy hoạch các khu vực nông thôn, gắn với phát triển đô thị; bảo vệ giá trị cảnh quan (bao gồm cả cảnh quan mặt nước sông Hồng), môi trường sinh thái bổ trợ cho khu vực đô thị trung tâm sôi động bên trong đường Vành đai 4;
Quy hoạch phát triển đô thị, nông nghiệp sinh thái; quy hoạch bảo tồn các làng nghề gắn liền với phát triển công nghiệp và dịch vụ, du lịch Đồng thời nghiên cứu khả năng tổ chức các khu chức năng có giá trị tạo động lực phát triển kinh tế mới cho địa phương trong mối quan hệ liên hệ vùng giữa tỉnh Vĩnh Phúc và Thành phố Hà Nội và quan hệ về không gian kinh tế và văn hóa, xã hội của huyện Mê Linh với huyện Bình Xuyên, huyện Yên Lạc (tỉnh Vĩnh Phúc); huyện Sóc Sơn, huyện Đông Anh, huyện Đan Phượng và quận Bắc từ Liêm.
Ảnh minh hoạ |
Đối chiếu nghiên cứu quá trình thực hiện các định hướng của quy hoạch chung xây dựng Thủ đô liên quan đến địa bàn huyện, quy hoạch chung xây dựng huyện và thực tế nhu cầu phát triển hiện nay, đảm bảo các định hướng nhưng đồng thời đưa ra các luận chứng vừa tạo động lực phát triển mới vừa phù hợp với các định hướng của quy hoạch chung xây dựng thủ đô.
Dựa trên thực tiễn phát triển của khu vực đề xuất mở rộng hoặc giới hạn và phân kỳ, củng cố các khu vực đô thị, cụm công nghiệp hiện có, các trung tâm cụm xã và các điểm dân cư nông thôn có tính chất đô thị hóa khác; phát triển và bảo vệ giá trị không gian các khu vực nông thôn, làng mạc truyền thống, khả năng phát triển du lịch.
Hà Nội đặt mục tiêu xây dựng huyện Mê Linh thành một vùng đô thị công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp sinh thái kết hợp công nghệ cao. Đến năm 2030, Mê Linh trở thành vùng phát triển của Thành phố, có hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội cơ bản hoàn chỉnh, các vùng nông thôn được cải tạo và phát triển đảm bảo các tiêu chí theo mô hình nông thôn mới, xây dựng và phát triển một số khu đô thị xanh, đô thị sinh thái.
Phát triển đồng bộ công nghiệp đi đôi với dịch vụ phân phối, chung chuyển hàng hóa và các trung tâm phân phối sản phẩm ở cửa ngõ phía Bắc thủ đô; hình thành vùng sản xuất hoa, phát triển các vùng nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch và nông sản cao cấp...
Được biết, trên địa bàn huyện được quy hoạch 3 tuyến đường vành đai, với tổng chiều dài khoảng 25km, gồm: Đường vành đai 3; đường vành đai 3,5 và đường vành đai 4. Hiện tại các tuyến đường vành đai chưa được đầu tư xây dựng.
Trên địa bàn huyện theo hiện trạng và quy hoạch có bản có 45 tuyến đường trục chính liên khu vực, với tổng chiều dài khoảng 230km, gồm: Đường Mê Linh (đường 100); Đường LK40 (đường 48m từ Trung tâm VHTT - Khu TTHC - Yên Vinh - KCN Quang Minh);... Hiện tại một số tuyến đường chưa được đề xuất đầu tư xây dựng hoặc đã được phê duyệt Chủ trương đầu tư nhưng chưa đồng bị vì phải phân chia giai đoạn đầu tư do khó khăn về nguồn lực, dẫn đến hệ thống giao thông vẫn chưa được đồng bộ.
Hà Nội yêu cầu chấm dứt, dừng, tạm dừng 14 dự án ở Mê Linh |