WB nêu những rủi ro ngoại lai và nội tại lớn nhất mà kinh tế Việt Nam đang đối mặt

08/08/2022 15:52 An sinh Ngọc Diệp
Rủi ro bao gồm tăng trưởng chậm lại hoặc lạm phát đình đốn diễn ra ở những thị trường xuất khẩu chủ lực, cú sốc giá cả hàng hóa vẫn tiếp tục diễn ra, các chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn...
WB công bố báo cáo cập nhật về kinh tế Việt Nam ngày 8/8
WB công bố báo cáo cập nhật về kinh tế Việt Nam ngày 8/8

Quá trình phục hồi kinh tế của Việt Nam tăng tốc trong 6 tháng vừa qua, nhờ khu vực chế tạo chế biến đứng vững và các ngành dịch vụ phục hồi mạnh mẽ. Tăng trưởng GDP được dự báo tăng mạnh từ 2,6% trong năm 2021 lên 7,5% trong năm 2022. Lạm phát được dự báo tăng trung bình 3,8% trong năm nay.

Đó là những điểm nhấn chính trong báo cáo cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam của Ngân hàng Thế giới (WB) công bố ngày hôm nay (8/8).

Vững vàng đối đầu với nhiều rủi ro toàn cầu

Kinh tế Việt Nam tăng trưởng 5,2% trong quý 4/2021, 5,1% trong quý 1/2022 và 7,7% trong quý 2/2022 khi mà người tiêu dùng thỏa mãn những yêu cầu dồn nén trước đó và số lượng khách quốc tế gia tăng, theo báo cáo “Điểm lại: Giáo dục để tăng trưởng", cập nhật triển vọng kinh tế được công bố sáu tháng một lần của WB cho Việt Nam.

Tuy nhiên triển vọng tích cực trên vẫn phụ thuộc vào những rủi ro đang gia tăng, đe dọa đến viễn cảnh phục hồi. Rủi ro bao gồm tăng trưởng chậm lại hoặc lạm phát đình đốn diễn ra ở những thị trường xuất khẩu chủ lực, cú sốc giá cả hàng hóa vẫn tiếp tục diễn ra, các chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn.

Theo bà Carolyn Turk, Giám đốc Quốc gia WB Việt Nam, cú sốc về cung liên quan đến căng thẳng Nga - Ukraine gây ra nhiều ảnh hưởng nhưng kinh tế Việt Nam vẫn tương đối vững vàng. Việt Nam vẫn phải đương đầu với rủi ro lạm phát gia tăng, tình trạng thiếu hụt lao động, ngoài ra là tâm lý lo ngại về các biến chủng mới của COVID-19 gây ra các đợt dịch cản trở sự phục hồi của nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới. Nếu kịch bản trên xảy ra, xuất khẩu của Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng.

Với nhiều cú sốc và sự bất định gia tăng, kinh tế Việt Nam dù vậy vẫn phục hồi, nhưng chủ yếu trong dịch vụ, bán lẻ, cầu của người dân tăng trưởng mạnh giúp mang đến động lực tăng trưởng tốt cho nền kinh tế.

Cùng với rủi ro trong nước cũng như trên toàn cầu, WB cũng đưa ra một số khuyến nghị chính sách nhằm giảm thiểu tác dụng của những rủi ro trên.

Cụ thể, Việt Nam cần có lực lượng lao động có kỹ năng nhằm chuyển đổi mô hình kinh tế để trở thành nền kinh tế số phát triển năng động, lấy tri thức và kỹ năng làm động lực tăng trưởng. Số năm học tập bình quân tại Việt Nam hiện là 12 năm, chỉ đứng thứ 2 trong ASEAN sau Singapore.

Tuy nhiên theo bà Turk, khi nói đến giáo dục sau phổ thông, giáo dục đại học, giáo dục dạy nghề, số liệu không lạc quan như mong muốn. Nhiều người lao động làm chủ yếu các công việc phổ thông, doanh nghiệp trong khi đó phàn nàn về khó tuyển lao động kỹ năng lãnh đạo và quản lý. 54% doanh nghiệp thiếu lao động kỹ năng cảm xúc xã hội và 64% doanh nghiệp phàn nàn thiếu kỹ năng công nghệ kỹ thuật.

Về chất lượng lao động, theo số liệu của bà Turk cung cấp, ở thời điểm năm 2019, Việt Nam đứng thứ 3 từ dưới lên trong số hơn 140 quốc gia được khảo sát về kỹ năng của lao động. Hiện tại Việt Nam có 2 triệu sinh viên được tuyển vào các cơ sở học tập sau phổ thông. Để tăng số lượng lao động phù hợp phục vụ cho mục tiêu trở thành nước thu nhập trung bình cao thì con số này cần phải tăng ít nhất gấp đôi trong vòng vài năm tới.

Chuyên gia kinh tế cao cấp của WB, bà Dorsati Madani chỉ ra rủi ro toàn cầu mà Việt Nam đang phải đối đầu rất nhiều, nổi bật cũng có thể kể đến các biện pháp hạn chế đi lại mà chính phủ Trung Quốc áp dụng gây ra nhiều tác động không những đến Trung Quốc mà cả chuỗi cung ứng toàn cầu.

Trong nước, xuất khẩu chững lại tại nhiều thị trường chính. 75% hàng xuất khẩu của Việt Nam đi tới các thị trường xuất khẩu chủ đạo, lạm phát cao khiến cho chi phí đầu vào leo thang. Với nhiều cú sốc và sự bất định gia tăng, kinh tế Việt Nam dù vậy vẫn phục hồi, nhưng chủ yếu trong dịch vụ, bán lẻ, cầu của người dân tăng trưởng mạnh giúp mang đến động lực tăng trưởng tốt cho nền kinh tế.

Bà Madani nhận xét lạm phát vốn là mối quan ngại, nhưng đến cuối tháng 6/2022, lạm phát mới chỉ ở mức 3,4%, có thể thấy kinh tế Việt Nam vẫn vững chắc. Trong tháng 6/2022, lạm phát vẫn ở mức kiểm soát, lạm phát thực phẩm hơn 2%. Tăng trưởng tín dụng 16% ghi nhận trong 6 tháng đầu năm. Tuy nhiên, sự phục hồi kinh tế không đồng đều ở các khu vực và khủng hoảng vẫn để lại những “vết sẹo” lâu dài. Nguồn cung đầu vào tiếp tục gián đoạn, nhiều hộ gia đình dù thu nhập cải thiện nhưng vẫn chịu tác động nặng nề do tàn dư của dịch COVID-19.

Trong khảo sát hộ gia đình gần nhất, thì khoảng 1/4 hộ gia đình ở khu vực thành thị cho biết thu nhập của họ tháng 4/2022 vẫn chưa phục hồi bằng tháng 4/2021.

Tình trạng thiếu hụt lao động gây khó khăn cho doanh nghiệp, nếu điều này tiếp tục sẽ gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế trong năm nay và năm sau. Tuy nhiên các con số ấn tượng của tăng trưởng kinh tế nửa đầu năm cũng từ do cái nền rất thấp của cùng kỳ năm trước, bà Madani nhấn mạnh.

Gia tăng bất định từ bên ngoài trong ngắn hạn

Trong cuối năm nay và sang năm sau, kinh tế tiếp tục có triển vọng tích cực. Trong năm 2022, tăng trưởng kinh tế có thể lên 7,5%, sau đó 6,7% trong năm 2023 và 6,5% vào năm 2024 và như vậy chính thức trở lại trạng thái bình thường. Sự đóng góp của ngành dịch vụ trong nền kinh tế sẽ lớn dần, thay cho ngành chế biến chế tạo.

Áp lực lạm phát vẫn duy trì trong thời gian cuối năm nay và sang năm tới, phụ thuộc vào diễn biến giá, nguyên liệu và diễn biến hàng hóa cuối cùng. Sau đó, áp lực lạm phát sẽ giảm dần.

Việc chính sách tiền tệ bị thắt chặt tại nhiều nước phát triển cũng tạo ra không ít rủi ro với Việt Nam, làm gia tăng bất định trong ngắn hạn và có thể dẫn đến những biến đổi cơ cấu. Chính phủ của không ít nền kinh tế cũng sẽ phải cân nhắc lại về lợi ích của toàn cầu hóa, doanh nghiệp phải điều chỉnh lại chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị toàn cầu.

Việt Nam đang đối mặt với vấn đề nợ xấu và chất lượng tài sản ngân hàng xấu đi.

Bốn khuyến nghị chính sách WB đưa ra, bao gồm: quan điểm chính sách tài khóa theo hướng hỗ trợ hơn; chính sách tiền tệ linh hoạt; chủ động tăng cường sức mạnh của hệ thống ngân hàng và thực hiện cải cách cơ cấu.

Nền kinh tế chưa phục hồi hoàn toàn, nhu cầu trên toàn cầu được dự báo sẽ yếu đi, Việt Nam vẫn còn dư địa tài khóa để hành động. Nhờ vậy Việt Nam có thể phòng ngừa được rủi ro giảm tăng trưởng, tuy nhiên ách tắc trong triển khai thủ tục hành chính và ngân sách chưa được giải quyết như mong muốn. Cần tập trung nhiều hơn vào các lĩnh vực như kinh tế xanh, số hóa, nguồn lực dự kiến cũng sẽ chiếm tỷ lệ cao trong chi tiêu của chính phủ. Ngoài ra, cần mở rộng mạng lưới an sinh xã hội có mục tiêu cho đối tượng cần hỗ trợ nhất để các hộ gia đình có thể chống đỡ được các cú sốc.

Bà Madani nhận xét hiện nay lạm phát cơ bản vẫn trong tầm kiểm soát, nền kinh tế như vậy vẫn dưới mức tiềm năng. Chính sách tiền tệ nới lỏng vẫn phù hợp ở hiện tại.

Tuy nhiên nếu áp lực tăng lạm phát thành hiện thực khi mà lạm phát cơ bản gia tăng và lạm phát toàn phần vượt quá chỉ tiêu 4% mà chính phủ đề ra thì các cơ quan chức năng cần tính đến thắt chặt tiền tệ và thanh khoản. Nếu làm như vậy, WB khuyến nghị cần truyền thông rõ ràng để thị trường được thông tin đầy đủ tránh cú sốc trong nền kinh tế.

Đối với quản lý khu vực tài chính, việc quản lý một cách chủ động, tỉnh táo, linh hoạt là hoàn toàn cần thiết. Việt Nam đang đối mặt với vấn đề nợ xấu và chất lượng tài sản ngân hàng xấu đi.

Chất lượng tài sản ngân hàng cần phải được giám sát an toàn và minh bạch, công tác dự phòng nợ xấu cần phải được ổn định. Với những ngân hàng cần tái vốn hóa thì cần phải có lộ trình cụ thể. Ngoài ra, cần xây dựng cơ chế xử lý khả năng mất năng lực trả nợ của doanh nghiệp, bà Madani chia sẻ quan điểm.

Chính phủ có thể cân nhắc áp thêm sắc thuế mới như thuế các bon, cải thiện công tác quản lý thuế, nâng cao hiệu suất chi tiêu với đầu tư công. Hành lang pháp lý cần phải tiếp tục được cải thiện để nâng cao hiệu quả của môi trường đầu tư kinh doanh.

Các tin khác

Đặt tour du lịch, đổi tiền online dịp Tết, cẩn thận “sập bẫy” lừa đảo

Đặt tour du lịch, đổi tiền online dịp Tết, cẩn thận “sập bẫy” lừa đảo

Dịp cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, các vụ lừa đảo trực tuyến lợi dụng nhu cầu đổi tiền mới, đi du lịch tăng mạnh. Tuy đây không phải những chiêu trò mới nhưng vẫn nhiều nạn nhân dính bẫy, chuyên gia khuyến cáo gì?
Người lao động lo lắng về tiền thưởng Tết

Người lao động lo lắng về tiền thưởng Tết

Tết Nguyên đán 2025 đang đến gần, không khí mua sắm đã bắt đầu rộn ràng trên khắp các con phố, siêu thị và chợ truyền thống. Trong bối cảnh nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, tâm lý và kỳ vọng của người lao động về tiền thưởng Tết trở thành một chủ đề nóng hổi.
Giá xăng dầu trong nước đồng loạt giảm sau 2 lần tăng liên tiếp

Giá xăng dầu trong nước đồng loạt giảm sau 2 lần tăng liên tiếp

Ngày 26/12, Liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giảm giá xăng dầu trong nước xuống dưới 21.000 đồng/lít.
VnExpress Marathon Hải Phòng tiếp tục truyền cảm hứng về lối sống năng động, lành mạnh

VnExpress Marathon Hải Phòng tiếp tục truyền cảm hứng về lối sống năng động, lành mạnh

Giải VnExpress Marathon tổ chức tại thành phố cảng Hải Phòng đã thu hút 10.000 người tham gia. Trong đó, Herbalife Việt Nam tiếp tục là Nhà tài trợ Dinh dưỡng cho giải chạy này.
Cầu Tứ Liên dự kiến hoàn thành sau 2 năm, kết nối Vinhomes Global Gate Cổ Loa với trung tâm Hà Nội

Cầu Tứ Liên dự kiến hoàn thành sau 2 năm, kết nối Vinhomes Global Gate Cổ Loa với trung tâm Hà Nội

Việc khởi công xây dựng cầu Tứ Liên đúng kế hoạch sẽ góp phần giảm áp lực giao thông cho các cầu hiện hữu bắc qua sông Hồng, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, đô thị hóa cho khu vực Đông Bắc Thủ đô Hà Nội.
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh tiên phong trong cuộc “cách mạng” điều trị ung thư tại Việt Nam

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh tiên phong trong cuộc “cách mạng” điều trị ung thư tại Việt Nam

Ngày 12/12, tại Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh và Viện Nghiên cứu Tâm Anh (TAMRI), với sự chứng kiến của đại diện Bộ Y tế, Bộ Ngoại giao và Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), đã công bố triển khai Dự án VISTA-1 về thuốc miễn dịch đường uống điều trị ung thư RBS2418 của Mỹ.
Giải thưởng “L’Oréal - sắc màu cuộc sống 2024” vinh danh những tấm gương vượt qua nghịch cảnh

Giải thưởng “L’Oréal - sắc màu cuộc sống 2024” vinh danh những tấm gương vượt qua nghịch cảnh

Nhân dịp kỷ niệm 15 năm thành lập chương trình trao quyền cho phụ nữ Việt - L’Oreal Vì Cuộc sống tốt đẹp hơn, cuộc thi L’Oréal Sắc Màu Cuộc Sống - một sân chơi dành cho những tài năng trẻ đã vượt lên nghịch cảnh để khẳng định bản thân trong ngành tóc đã được khởi động lại sau nhiều năm gián đoạn.
Đâu là nguyên nhân chính khiến lượng xe tiêu thụ tăng vọt trong tháng 10/2024

Đâu là nguyên nhân chính khiến lượng xe tiêu thụ tăng vọt trong tháng 10/2024

Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cho biết, số lượng xe bán ra trong tháng 10 năm 2024 tăng tới 53% so với cùng kỳ 2023. Các chuyên gia cho rằng lý do của việc này đến từ việc giảm phí trước bạ, nhu cầu mua sắm ô tô tăng cao dịp cuối năm, chính sách cho vay của ngân hàng hấp dẫn và thị trường bất động sản sôi động.
Dịp cận Tết, người lao động cảnh giác với chiêu trò lừa đảo mua hàng, nhận quà trúng thưởng qua mạng

Dịp cận Tết, người lao động cảnh giác với chiêu trò lừa đảo mua hàng, nhận quà trúng thưởng qua mạng

Nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng cao vào dịp cuối năm và Tết Nguyên đán. Lợi dụng điều này, nhiều đối tượng đăng bán hàng kém chất lượng trên mạng, giả mạo doanh nghiệp giảm giá hàng hóa, tặng quà để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Vậy người lao động cần lưu ý gì để tránh mắc bẫy lừa đảo?
Nhiều chiêu trò bán vé máy bay Tết 2025 giá rẻ để lừa đảo người lao động, chuyên gia khuyến cáo gì?

Nhiều chiêu trò bán vé máy bay Tết 2025 giá rẻ để lừa đảo người lao động, chuyên gia khuyến cáo gì?

Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) khuyến cáo người dân khi có nhu cầu đặt mua vé máy bay, vé tàu,... cần thực hiện giao dịch thông qua website chính thống, ứng dụng di động hoặc trực tiếp tại phòng vé và đại lý chính thức của hãng.
Giá xăng dầu trong nước bật tăng sau 2 lần giảm liên tiếp

Giá xăng dầu trong nước bật tăng sau 2 lần giảm liên tiếp

Sau 2 kỳ giảm giá liên tiếp, giá xăng được Liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh tăng trở lại từ 15 giờ ngày 28/11.
Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi

Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi

Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh thống nhất chủ trương đầu tư 3 cầu lớn qua sông Hồng trong giai đoạn từ năm 2025-2030 gồm cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi.
Herbalife Việt Nam tiếp tục đồng hành cùng Chương trình “Sinh viên thế hệ mới 2024”

Herbalife Việt Nam tiếp tục đồng hành cùng Chương trình “Sinh viên thế hệ mới 2024”

Mùa giải thứ hai của chương trình truyền hình thực tế “Sinh Viên Thế Hệ Mới 2024” đã kết thúc thành công tốt đẹp với sự đồng hành của Herbalife Việt Nam.
CPI bình quân cả năm được dự báo không vượt quá 4%

CPI bình quân cả năm được dự báo không vượt quá 4%

Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương) dự báo, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2024 có thể tăng khoảng 0,1 - 0,15% so với tháng trước. CPI bình quân cả năm sẽ không vượt quá 4% bởi nhiều yếu tố làm giảm áp lực lên mặt bằng giá.
Việc triển khai áp dụng giá điện 2 thành phần cần có lộ trình cụ thể từng giai đoạn

Việc triển khai áp dụng giá điện 2 thành phần cần có lộ trình cụ thể từng giai đoạn

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa đề xuất Bộ Công Thương về cơ chế và lộ trình áp dụng giá điện 2 thành phần nhằm tính đúng, tính đủ các chi phí người tiêu dùng gây ra cho hệ thống điện để sử dụng điện hiệu quả hơn. Từ đó, nghiên cứu và đề xuất lộ trình áp dụng các biểu giá điện hai thành phần cho các nhóm khách hàng.
Giá xăng dầu trong nước tăng trở lại

Giá xăng dầu trong nước tăng trở lại

Từ 15 giờ ngày 7/11, giá xăng dầu trong nước được Liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh tăng 336-769 đồng/lít tùy mặt hàng, trừ dầu mazut giảm 67 đồng/kg.
“Anh trai vượt ngàn chông gai”: Góp phần định vị điểm đến âm nhạc Việt Nam

“Anh trai vượt ngàn chông gai”: Góp phần định vị điểm đến âm nhạc Việt Nam

Concert âm nhạc “Anh trai vượt ngàn chông gai” do Ngân hàng Techcombank là Nhà tài trợ kim cương tại Thành phố Hồ Chí Minh vừa qua đã góp phần định vị Việt Nam như một điểm đến đầy tiềm năng trong bản đồ phát triển du lịch gắn liền với âm nhạc tầm cỡ khu vực và thế giới.
Khi âm nhạc truyền thống giao thoa hiện đại: Techcombank góp phần đưa concert Việt vươn tầm thế giới

Khi âm nhạc truyền thống giao thoa hiện đại: Techcombank góp phần đưa concert Việt vươn tầm thế giới

Lần đầu tiên trên một sân khấu lớn, gần 20,000 khán giả đã cùng hòa giọng, thăng hoa với các làn điệu chèo, cải lương và trống hội vang dội. 32 Anh Tài và các khách mời đã cống hiến hết mình với màn trình diễn không thể ấn tượng hơn trong suốt một đêm concert kéo dài gần 4 tiếng đồng hồ. Bên Bờ sông Sài Gòn, Techcombank đã mang đến một không gian âm nhạc đỉnh cao và bùng nổ cảm xúc.
Cơ hội trúng Iphone 16 ProMax cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn chưa từng có cho khách hàng SHB

Cơ hội trúng Iphone 16 ProMax cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn chưa từng có cho khách hàng SHB

Từ nay đến hết ngày 28/2/2025, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) triển khai hàng loạt chương trình khuyến mãi cho khách hàng là chủ thẻ tín dụng quốc tế SHB với hàng ngàn ưu đãi hấp dẫn chưa từng có, trong đó giải nhất là chiếc Iphone 16 ProMax đời mới nhất trị giá 37 triệu đồng. Tổng giá trị các quà tặng lên tới 5 tỷ đồng.
Trung tâm Hội chợ Triển lãm quốc gia dự kiến hoàn thành xây dựng vào tháng 7/2025

Trung tâm Hội chợ Triển lãm quốc gia dự kiến hoàn thành xây dựng vào tháng 7/2025

Tập đoàn Vingroup cho biết đang nỗ lực để hoàn thành việc xây dựng Dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm quốc gia vào tháng 7/2025, chỉ sau hơn 10 tháng khởi công (ngày 30/8/2024).
Xem thêm
Phiên bản di động