Ảnh minh hoạ. |
Trước đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) nghiên cứu, đề xuất gói tín dụng 10.000 tỷ đồng để hỗ trợ cho doanh nghiệp ngành sản xuất, chế biến lâm sản và thủy sản.
NHNN cho biết, triển khai chương trình cho vay đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản tiếp tục thể hiện tinh thần đồng hành của ngành ngân hàng trong việc hỗ trợ người dân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn, ổn định và duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, phù hợp với chủ trương của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ sản xuất kinh doanh và thúc đẩy các động lực tăng trưởng của nền kinh tế.
Ngày 14/7, NHNN đã ban hành Văn bản 5631/NHNN-TD, hướng dẫn ngân hàng thương mại triển khai Chương trình tín dụng đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản. Thời gian triển khai đến hết ngày 30/6/2024.
Đối tượng vay vốn là khách hàng có dự án/phương án phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh lĩnh vực lâm sản, thủy sản.
Chương trình cho vay lĩnh vực lâm sản, thuỷ sản thực hiện với lãi suất cho vay thấp hơn tối thiểu 1%-2%/năm so với lãi vay bình quân cùng kỳ hạn của chính ngân hàng cho vay áp dụng trong từng thời kỳ.
Lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam (VNĐ) thấp hơn tối thiểu từ 1%-2%/năm so với mức lãi suất cho vay bình quân cùng kỳ hạn (ngắn hạn; trung, dài hạn) của chính ngân hàng cho vay áp dụng trong từng thời kỳ.
Bên cạnh đó, các ngân hàng thương mại theo thẩm quyền thực hiện miễn, giảm các loại phí dịch vụ đối với khách hàng tham gia chương trình này, phù hợp với quy định pháp luật và quy mô hoạt động của ngân hàng.
Chương trình được thực hiện bằng nguồn vốn tự huy động của các ngân hàng và thực hiện cho vay theo cơ chế thương mại thông thường.
Đến nay đã có 12 ngân hàng thương mại đã đăng ký tham gia chương trình gồm: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank), Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPBank), Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín (Sacombank), Ngân hàng TMCP Quân đội (MB), Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), Ngân hàng TMCP Nam Á, Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB), Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB).
12 ngân hàng này đã "bơm" 15.000 tỷ đồng cho chương trình tín dụng (cao hơn dự kiến đặt ra gói 10.000 tỷ đồng).
Nợ xấu ngân hàng đạt đỉnh vào cuối năm nay? Giới phân tích dự báo nợ xấu của hệ thống ngân hàng sẽ đạt đỉnh vào cuối năm 2023 hoặc đầu năm 2024. |
“Lộ” kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm của một số ngân hàng lớn Trong 6 tháng đầu năm 2023, nhiều nhà băng đã thực hiện triển khai các chương trình hỗ trợ lãi suất, chấp nhận giảm lợi ... |
Lãi suất liên ngân hàng giảm về mức siêu rẻ, ở vùng đáy lịch sử Lãi suất cho vay VND kỳ hạn qua đêm sau nhiều lần giảm đã về mức rất thấp, 0,15%/năm, |