“Bỏ khung giá đất sẽ có lợi hơn hại”
Trao đổi tại buổi toạ đàm trên, ông Nguyễn Văn Đính cho biết, khung giá đất lâu nay không tính toán đúng thực chất giá trị tài sản đất đai nên tiền đền bù cho người dân khi bị Nhà nước thu hồi đất chưa sát giá thị trường.
Hậu quả là khiếu kiện khiếu nại, thời gian giải phóng mặt bằng kéo dài, nhiều dự án bị đình trệ hàng chục năm, phải điều chỉnh tổng vốn đầu tư. Do đó, bỏ khung giá đất sau gần 30 năm áp dụng tại Việt Nam (từ 1993) là phù hợp với thực tiễn.
Hiện theo Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi, mặc dù bỏ khung giá đất nhưng vẫn duy trì bảng giá đất để áp dụng cho nhiều trường hợp giống như Luật Đất đai năm 2013. Nguyên tắc Nhà nước quản lý giá đất không thay đổi.
Tại Điều 19 Dự thảo quy định Nhà nước quyết định giá đất thông qua việc quy định nguyên tắc, phương pháp định giá đất; ban hành bảng giá đất và quyết định giá đất cụ thể.
“Như vậy, thực chất của bỏ khung giá đất không có nghĩa là bỏ sự quản lý của Nhà nước đối với việc định giá đất ở địa phương mà chỉ bỏ đi một khâu trung gian có tính chất “tiền kiểm” trong quá trình định giá đất để thay thế bằng “hậu kiểm”, giúp tăng tính chủ động cho mỗi địa phương nhưng không làm mất đi tính giám sát, kiểm soát của Trung ương về giá đất”, ông Đính phân tích.
Phân tích kỹ thêm, ông Đính cho biết, khi giá đền bù thỏa đáng, hiện tượng khiếu kiện giảm sẽ giúp việc triển khai dự án được đẩy nhanh hơn, qua đó chủ đầu tư sẽ chủ động được việc tính toán đưa ra các phương án từ đầu, hiệu quả kinh tế mang lại lớn hơn dù có thể chi phí đầu vào cao hơn.
Mỗi chủ trương đều có mặt lợi và hại. Vì vậy, cần có cách làm, hướng đi rõ ràng cho người dân, doanh nghiệp nhằm phát huy điểm tốt và hạn chế tiêu cực. Bỏ khung giá đất sẽ có lợi hơn có hại. Có thể giá nhà sẽ cao hơn, nhưng cao hơn ở mức độ nào đó để thị trường chấp nhận được, thậm chí thị trường có thể tự điều tiết giá, hoàn toàn có thể yên tâm về câu chuyện này.
“Khi triển khai bỏ khung giá đất và xây dựng cơ chế, phương pháp xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường cần có hệ thống định giá, chỉ số giá trên thị trường để làm cơ sở kiểm soát ‘mềm’ hiệu quả mà không cần kiểm soát cứng, tức là lại phải có bộ phận này, bộ phận kia để phê duyệt, thẩm định giá đó là đúng. Và khi có chỉ số giá của thị trường hàng ngày biến động, dựa trên nền tảng đó để đối chiếu với thời điểm phê duyệt có phù hợp hay không”, ông Đính nêu quan điểm.
Các tin khác

Đề nghị Bộ Xây dựng không nên tiếp tục đề xuất quy định sở hữu nhà chung cư có thời hạn

Bất động sản dưỡng lão có dư địa phát triển lớn nhưng cung không đủ cầu

Sở hữu nhà chung cư là vấn đề nhạy cảm, phải bắt đúng "bệnh" để có đối sách phù hợp

Người thuê nhà dưới 15m2 có thể không được đăng ký thường trú ở Hà Nội

Thuế chuyển nhượng bất động sản tính thế nào theo Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi?

Nhiều doanh nghiệp tham gia thực hiện chương trình 1 triệu căn nhà ở xã hội

Hệ số K để bồi thường đất ở tại TP.HCM cao nhất là 25 lần so với bảng giá đất

Chính phủ đưa ra một phương án duy nhất: Sở hữu nhà chung cư có thời hạn

Hà Nội sắp đấu giá hàng loạt khu đất trong tháng 3/2023

Chính phủ đề xuất triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng phát triển nhà ở xã hội

Chính phủ: Giãn nợ gốc, lãi vay cho doanh nghiệp bất động sản

Sửa Luật Đất đai: Đề nghị giới hạn mức tăng tiền thuê đất hàng năm

Cần quan tâm dự án bất động sản trung và cao cấp sắp hoàn thành thiếu vốn bị tắc nghẽn

Thảo luận vấn đề "nóng" ngành bất động sản tại Diễn đàn Bất động sản Mùa Xuân lần III

Giá nhà ở xã hội phải phù hợp với thu nhập của người dân

Đột phá về thể chế sẽ dẫn đường cho sự hồi sinh của thị trường bất động sản

Tác động từ sửa đổi Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh BĐS đến thị trường BĐS

TS. Cấn Văn Lực: Năm 2022 là năm "họa vô đơn chí" với thị trường bất động sản

Hưng Yên “san sẻ” gánh nặng nguồn cầu nhà ở cho Hà Nội
