Cải cách tiền lương là nhiệm vụ hết sức cấp bách

03/02/2023 17:09 Tài chính PV
Việc cải cách tiền lương để tạo động lực làm việc cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là nhiệm vụ hết sức cần thiết và cấp bách.

Cải cách chính sách tiền lương là nhiệm vụ hết sức cần thiết và cấp bách - Ảnh 1.

TS. Bùi Sỹ Lợi: Cải cách tiền lương để tạo động lực làm việc cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là nhiệm vụ hết sức cần thiết và cấp bách.

Cần đổi mới tư duy trong cải cách chính sách tiền lương

Trên cơ sở phân tích thực trạng tiền lương của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ở Việt Nam hiện nay và những tư tưởng, quan điểm của Đảng, Nhà nước về cải cách chính sách tiền lương, TS. Bùi Sỹ Lợi đã đưa ra một số giải pháp nhằm thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo yêu cầu tại Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương và tiếp tục được thể hiện trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, đó là: "Cải cách chính sách tiền lương theo hướng gắn với sự thay đổi của giá cả sức lao động trên thị trường, tương xứng với tốc độ tăng trưởng kinh tế và tốc độ tăng năng suất lao động, bảo đảm nguyên tắc phân phối theo lao động, tạo động lực nâng cao năng suất và hiệu quả".

Theo TS. Bùi Sỹ Lợi, trước tiên cần đổi mới tư duy trong cải cách chính sách tiền lương, chi tiền lương cho cán bộ, công chức, viên chức chính là chi cho đầu tư phát triển. Đảm bảo cho tiền lương thực sự là động lực quan trọng thúc đẩy cán bộ, công chức, viên chức nâng cao năng lực thực thi công vụ có hiệu quả hơn, giảm thiểu tham nhũng.

Bản chất tiền lương là cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, tiền lương phải tiệm cận với giá trị sức lao động trên thị trường, cần phải hướng tới sự công bằng, thực chất.

Cần xây dựng tiền lương tối thiểu của công chức hành chính tương xứng với sức lao động và tương đương mức lương thị trường; với tính chất phức tạp và vai trò quan trọng của cán bộ, công chức, viên chức, cần được xếp ở mức độ quan trọng hơn lao động trong khu vực sản xuất kinh doanh, khu vực sự nghiệp và chỉ đứng sau lực lượng vũ trang.

Tuy nhiên, tiền lương tối thiểu của công chức hành chính chỉ có thể được điều chỉnh dựa trên sự tương quan với lương tối thiểu của các khu vực; hệ số nuôi con của công chức hành chính; hệ số tương quan với thị trường lao động; hệ số vùng; hệ số tương quan với tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Tinh giản biên chế là khâu đột phá quan trọng để cải cách chính sách tiền lương

Giải pháp thứ hai được nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Bùi Sỹ Lợi đưa ra đó là, đổi mới quản lý nhà nước về tiền lương thì bộ máy hành chính nhà nước cần được sắp xếp lại theo hướng gọn nhẹ, đa chức năng, không bị chồng chéo, nhằm giảm bớt nhân lực dư thừa trong bộ máy hành chính, góp phần tạo thêm nguồn tài chính để trả lương cho cán bộ, công chức, viên chức tương xứng với giá trị sức lao động.

Xây dựng hệ thống công vụ chuyên nghiệp, hiện đại, tiến kịp trình độ của các nước trong khu vực và trên thế giới, bảo đảm yêu cầu hội nhập quốc tế, làm cơ sở cho việc cải cách cơ bản tiền lương.

Cần đẩy mạnh công tác xã hội hóa các dịch vụ công, nhằm giảm bớt quỹ tiền lương đối với viên chức từ ngân sách nhà nước, đổi mới quản lý nhà nước về tiền lương phải gắn với đẩy mạnh việc thực hiện pháp luật cán bộ, công chức, viên chức; khoán biên chế và khoán chi hành chính hàng năm; sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, công chức phù hợp với thực tế yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.

Việc tinh giản biên chế hành chính nhà nước phải được coi như một khâu đột phá quan trọng, tinh giản về số lượng phải gắn với đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Bên cạnh đó, tuyển dụng những người có đức, có tài phải song song với việc đào thải những người không đủ trình độ chuyên môn, năng lực phẩm chất và thiếu đạo đức ra khỏi nền công vụ.

Việc tuyển dụng và đào thải phải được tiến hành công khai, minh bạch và dựa trên các tiêu chuẩn cũng như kết quả đánh giá khách quan.

Cần lựa chọn bộ phận công chức hành chính để cải cách tiền lương, thúc đẩy nâng cao động lực làm việc của đội ngũ công chức hành chính, nâng cao hiệu quả của bộ máy công quyền là cần thiết.

Trước hết, nên tách những khâu, những bộ phận không thuộc bộ máy công quyền và những bộ phận mang tính chất dịch vụ công để bộ máy gọn nhẹ; tiếp theo là tiến hành phân tích các công việc cần trả lương, phân biệt giá trị các công việc mà công chức đảm nhận...

Tạo nguồn ngân sách để tăng lương

Giải pháp thứ ba đó là, tạo nguồn ngân sách để tăng lương. Đây là một trong những bước đi đột phá để đưa chính sách tiền lương đi vào thực tiễn đời sống, tiền lương phải gắn với hiệu quả công tác, năng suất lao động và đảm bảo nguyên tắc tốc độ tăng năng suất lao động phải nhanh hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân.

Hiện nay, ngân sách nhà nước ta còn hạn hẹp, trong khi phải chi nhiều, đặc biệt là chi xây dựng cơ sở hạ tầng cho phát triển sản xuất,…

Vì vậy phải cơ cấu lại chi ngân sách, đặc biệt là đầu tư vào các lĩnh vực, các tập đoàn nhà nước không có hiệu quả, dùng lượng tiền đó để tăng lương.

Việc đầu tư cho con người và cho đội ngũ công chức hành chính nói riêng, sẽ có lợi về lâu dài cả về kinh tế, chính trị và xã hội nhân văn.

Trả lương theo đúng vị trí việc làm và mức độ cống hiến

Giải pháp thứ tư là tiến hành rà soát lại đội ngũ công chức hành chính nhằm nâng cao chất lượng và giảm những công chức không có năng lực hoặc biến chất.

Nghiên cứu xây dựng các phương án đào tạo, bồi dưỡng công chức hành chính để nâng cao trình độ đáp ứng được công việc, các phương án sử dụng số lao động dôi dư; dựa vào kết quả hệ thống công vụ được thiết kế, hệ thống chức danh công chức được điều chỉnh, đối chiếu lại các mức lương trong bảng lương công chức đã được sắp xếp lại để đảm bảo có sự tương xứng cần thiết.

Giải pháp thứ năm được TS. Bùi Sỹ Lợi đưa ra đó là, việc tuyển chọn, bố trí nhân lực (chất lượng đầu vào và bổ nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý) cần tuân thủ các tiêu chuẩn, quy trình tuyển chọn công khai, có sự cạnh tranh lành mạnh giữa các ứng viên; tiền lương và các chính sách kèm theo phải thực sự công khai, minh bạch; trả lương theo đúng vị trí việc làm và mức độ cống hiến.

Đầu tư cho phát triển tính vào lương phải đảm bảo "tính đúng", "tính đủ"

Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Bùi Sỹ Lợi cho rằng, quá trình thực hiện cải cách chính sách tiền lương cần tiến hành đồng bộ với cải cách các chính sách khác có tác động liên quan trực tiếp đến tiền lương như: Cải cách hành chính, cải cách tài chính công; cải cách chính sách bảo hiểm xã hội, chính sách ưu đãi đối với người có công và chính sách trợ giúp xã hội; đồng thời phải xuất phát từ tình hình thực tiễn ở Việt Nam hiện nay.

Nội dung cải cách chính sách tiền lương phải toàn diện, bao gồm cả thang lương, bảng lương, hệ số lương và các khoản phụ cấp, đảm bảo tiền lương thực sự là đòn bẩy để tăng năng suất lao động, hiệu quả công tác và coi đầu tư cho tiền lương là đầu tư cho phát triển.

Khoản "đầu tư cho phát triển" tính vào lương cần đảm bảo "tính đúng", "tính đủ". Cụ thể, tính đủ là lương phải bao gồm: bộ phận đủ cho công chức tái sản xuất sức lao động; bộ phận để tái sản xuất mở rộng và một bộ phận nuôi gia đình.

Tính đúng, là tiền lương phải được gắn với công việc, năng suất, chất lượng, hiệu quả làm việc của công chức hành chính; đảm bảo tiền lương là đòn bẩy để tăng năng suất lao động và tiền lương phải bảo đảm đúng giá trị của sức lao động được thể hiện bằng giá cả trên thị trường lao động.

Cải cách chính sách tiền lương rất quan trọng, đòi hỏi quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị trong sắp xếp lại bộ máy, tinh giản biên chế, bố trí cán bộ, công chức, viên chứcđúng vị trí việc làm, phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ.

Đồng thời, phải kiên quyết chuyển đổi mô hình các đơn vị sự nghiệp công lập theo đúng bản chất của đơn vị dịch vụ công. Nhà nước thực hiện khoán chi phí dịch vụ theo kết quả đầu ra, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho đơn vị, không phân biệt đơn vị nhà nước hay tư nhân, phải lấy năng suất, chất lượng, hiệu quả làm thước đo.

Ngày 11/11/2022, Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023, theo đó, việc tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện từ ngày 01/7/2023 lên mức 1,8 triệu đồng/tháng. Ngày 15/11/2022, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ Tư, Quốc hội khóa XV. Trong đó, đối với lĩnh vực Nội vụ, Nghị quyết yêu cầu trong năm 2023, trình cấp có thẩm quyền lộ trình thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo yêu cầu tại Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương.
xaydungchinhsach.chinhphu.vn

Các tin khác

Tiền lương những ngày hoán đổi nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay tính thế nào?

Tiền lương những ngày hoán đổi nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay tính thế nào?

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị xác định ngày làm việc bù cho ngày thứ Hai và cách tính lương ngày làm việc bù trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay.
Agribank tiếp tục triển khai 8.000 tỷ đồng ưu đãi dành cho lĩnh vực lâm, thủy sản

Agribank tiếp tục triển khai 8.000 tỷ đồng ưu đãi dành cho lĩnh vực lâm, thủy sản

Thực hiện chủ trương của Chính phủ và chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, phát huy vai trò dẫn đầu trong đầu tư phát triển "Tam nông", Agribank tiếp tục triển khai chương trình tín dụng ưu đãi dành cho lĩnh vực lâm sản, thủy sản với tổng quy mô 8.000 tỷ đồng từ nay đến hết ngày 30/6/2024.
Khi nào nên dạy trẻ về tiền? Càng biết sớm, trưởng thành càng dư giả

Khi nào nên dạy trẻ về tiền? Càng biết sớm, trưởng thành càng dư giả

Techcombank Family là một công cụ hỗ trợ cha mẹ hiện đại dạy con kỹ năng quả lý tài chính cá nhân sớm mà không tạo nên áp lực, sự giám sát hữu hình nào. Đó là tiền đề cho trẻ có quyền chủ động, tự chủ về tiền bạc trong tương lai.
Nên hay không nên cho con biết về tiền sớm? Khác biệt nằm ở cách định hướng

Nên hay không nên cho con biết về tiền sớm? Khác biệt nằm ở cách định hướng

Để hỗ trợ các phụ huynh cùng con quản lý tài chính, ngân hàng TMCP Kỹ Thương (Techcombank) đã ra mắt tính năng Techcombank Family trên app ngân hàng điện tử Techcombank Mobile.
Bà mẹ quốc dân dạy con “xài tiền” theo cách lạ để con làm chủ tương lai

Bà mẹ quốc dân dạy con “xài tiền” theo cách lạ để con làm chủ tương lai

Khi được cha mẹ mở tài khoản thanh toán với tính năng Techcombank Family, trẻ từ 11 tuổi trở lên được chủ động truy cập tài khoản mang tên mình, với thông tin đăng nhập độc lập, để tự quản lý kế hoạch tài chính, tự chủ chi tiêu trong hạn mức bố mẹ đã thiết lập sẵn.
Một kỹ năng bố mẹ càng dạy sớm, trẻ càng có ưu thế vượt trội khi trưởng thành

Một kỹ năng bố mẹ càng dạy sớm, trẻ càng có ưu thế vượt trội khi trưởng thành

Thấu hiểu tâm tư và khúc mắc của các bậc phụ huynh, ngân hàng TMCP Kỹ Thương (Techcombank) đã ra mắt dịch vụ Techcombank Family hỗ trợ liên kết tài khoản ngân hàng của cha mẹ với tài khoản ngân hàng của con.
VPBank ra mắt thẻ Flex: Chi tiêu linh hoạt, tự do thể hiện cá tính

VPBank ra mắt thẻ Flex: Chi tiêu linh hoạt, tự do thể hiện cá tính

Đáp ứng đa dạng nhu cầu chi tiêu linh hoạt và tối ưu trải nghiệm người dùng, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) vừa ra mắt dòng thẻ VPBank Flex, tích hợp thẻ ghi nợ (debit card) và thẻ tín dụng (credit card) trên một thẻ vật lý duy nhất.
Mở ra thế giới, nâng tầm đẳng cấp với thẻ tín dụng SHB Mastercard World

Mở ra thế giới, nâng tầm đẳng cấp với thẻ tín dụng SHB Mastercard World

Sở hữu chiếc thẻ đen “quyền lực” SHB Mastercard World, khách hàng không những nhận được chính sách tài chính, phi tài chính hấp dẫn tại Việt Nam mà còn tận hưởng loạt đặc quyền thượng đỉnh như dịch vụ sân golf, ẩm thực – nghỉ dưỡng đẳng cấp hay phòng chờ sân bay trên toàn thế giới.
NHNN sẽ có chỉ đạo sau vụ khoản nợ thẻ tín dụng 8,8 tỷ đồng của khách hàng tại Eximbank

NHNN sẽ có chỉ đạo sau vụ khoản nợ thẻ tín dụng 8,8 tỷ đồng của khách hàng tại Eximbank

Sau vụ việc chủ thẻ tín dụng nợ 8,5 triệu, phải trả 8,8 tỷ đồng sau 11 năm, lãnh đạo NHNN cho biết, các ngân hàng phải cung cấp các sản phẩm dịch vụ phải công khai biểu phí và chỉ được thu phí theo biểu phí đó.
Bộ trưởng Tài chính: Sẽ thanh tra hết các công ty bảo hiểm

Bộ trưởng Tài chính: Sẽ thanh tra hết các công ty bảo hiểm

Đó là thông tin được Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết tại buổi chất vấn của các đại biểu Quốc hội về nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính diễn ra ngày 18/3.
Bộ trưởng Tài chính nói về quỹ bảo hiểm hưu trí tự nguyện và rủi ro nếu phá sản

Bộ trưởng Tài chính nói về quỹ bảo hiểm hưu trí tự nguyện và rủi ro nếu phá sản

Về quỹ hưu trí tự nguyện, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, hiện có 4 doanh nghiệp tham gia, trong đó có 10 quỹ đang hoạt động. Theo Bộ trưởng, tham gia quỹ hưu trí này chủ yếu là cán bộ, người lao động trong hệ thống với số lượng trên 5.000 người, còn về phía cán bộ bên ngoài và nhân dân chưa nhiều.
Nếu phát hiện hợp đồng bảo hiểm có sai sót, người tham gia có quyền đòi nhận lại tiền

Nếu phát hiện hợp đồng bảo hiểm có sai sót, người tham gia có quyền đòi nhận lại tiền

Bộ trưởng Bộ Tài chính thông tin, Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2023 (sửa đổi) quy định, trong vòng 21 ngày, nếu phát hiện hợp đồng bảo hiểm có sai sót thì người tham gia bảo hiểm có quyền đòi nhận lại tiền, công ty bảo hiểm phải trả lại cho người tham gia bảo hiểm.
SHB đồng loạt giảm lãi suất cho vay chỉ còn từ 5,79%/năm

SHB đồng loạt giảm lãi suất cho vay chỉ còn từ 5,79%/năm

Tích cực đồng hành cùng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước trong việc hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phục hồi sản xuất - kinh doanh, mới đây, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) đã đồng loạt giảm lãi suất các gói vay ưu đãi xuống chỉ còn từ 5,79%/năm. Đây được xem là mức lãi suất cho vay cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng tính đến thời điểm hiện nay.
Sắp thanh tra 2 công ty bán chéo bảo hiểm qua ngân hàng

Sắp thanh tra 2 công ty bán chéo bảo hiểm qua ngân hàng

6 doanh nghiệp bảo hiểm nằm trong kế hoạch thanh tra của Bộ Tài chính năm 2024, trong đó 2 công ty bán chéo sản phẩm qua kênh ngân hàng.
Người lao động một nhóm ngành đang nhận lương hơn 125 triệu đồng/tháng

Người lao động một nhóm ngành đang nhận lương hơn 125 triệu đồng/tháng

Người lao động làm việc trong ngành nghề này hiện hưởng lương cao hơn từ 18-83% so với các ngành nghề khác như nhân viên kinh doanh, bán hàng, truyền thông, marketing, quảng cáo, giáo dục, tài chính, y tế, dược,...
Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giảm lãi suất cho vay

Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giảm lãi suất cho vay

Nhằm ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh,… Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu ngân hàng tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất cho vay, công bố công khai lãi suất cho vay bình quân.
Không làm sổ đỏ trước 1/1/2026, người dân có thể phải đóng thêm nhiều tiền

Không làm sổ đỏ trước 1/1/2026, người dân có thể phải đóng thêm nhiều tiền

Từ ngày 1/1/2026, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ ban hành và áp dụng bảng giá đất mới theo nguyên tắc thị trường kéo theo chi phí làm sổ đỏ có thể tăng rất nhiều.
100% sinh viên thiết kế vi mạch ra trường được các doanh nghiệp chào đón, lương khủng

100% sinh viên thiết kế vi mạch ra trường được các doanh nghiệp chào đón, lương khủng

Mức lương khởi điểm của kỹ sư thiết kế vi mạch mới khoảng 15-20 triệu đồng, nhưng nếu theo nghề 5-10 năm, lương kỹ sư ngành này cao gấp rưỡi IT (Công nghệ thông tin), lên tới 2.500-3.000 USD/tháng (60-70 triệu đồng).
Hà Nội uỷ quyền thẩm định giá bán nhà ở xã hội và chuyển nhượng dự án bất động sản

Hà Nội uỷ quyền thẩm định giá bán nhà ở xã hội và chuyển nhượng dự án bất động sản

UBND TP Hà Nội mới đây ban hành quyết định ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội thẩm định giá bán, thuê mua, thuê nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng theo dự án bằng nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước.
Người dân vui mừng khi lãi suất tiền gửi rục rịch tăng, lãi suất cho vay tiếp tục giảm

Người dân vui mừng khi lãi suất tiền gửi rục rịch tăng, lãi suất cho vay tiếp tục giảm

Trong bối cảnh mặt bằng cho vay tiếp tục có xu hướng giảm thì sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2024 đến nay, một số ngân hàng bất ngờ điều chỉnh tăng lãi suất tiền gửi ở một vài kỳ hạn.
Xem thêm
Phiên bản di động