Cơ hội nào cho các công ty bảo hiểm nhân thọ “made in Vietnam”?

12/02/2025 14:00 Tài chính Hồng Ngọc
Việc thúc đẩy sự thành lập và phát triển của các công ty BHTN “made in Vietnam” không chỉ giúp tạo thế cân bằng trong cạnh tranh mà còn mở ra nhiều cơ hội tăng trưởng bền vững cho nền kinh tế.
Techcombank Visa Eco: Thẻ xanh đầu tiên theo dõi dấu chân Carbon cho bạn tiến bước sống xanh mỗi ngày

Thị trường bảo hiểm nhân thọ (BHNT) tại Việt Nam đã có gần 30 năm phát triển với nhiều đóng góp cho nền kinh tế. Tuy vậy đến nay, phần lớn “sân chơi” này đang do các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài chi phối. Ngoài Bảo Việt Nhân Thọ (thuộc Tập đoàn Bảo Việt) là công ty duy nhất sở hữu 100% vốn nội địa, 18 doanh nghiệp còn lại đều là công ty 100% vốn nước ngoài hoặc liên doanh. Trong bối cảnh đó, việc thúc đẩy sự thành lập và phát triển của các công ty BHTN “made in Vietnam” không chỉ giúp tạo thế cân bằng trong cạnh tranh mà còn mở ra nhiều cơ hội tăng trưởng bền vững cho nền kinh tế.

Cơ hội nào cho các công ty bảo hiểm nhân thọ “made in Vietnam”?

Bức tranh thị trường bảo hiểm nhân thọ: “Sân nhà” nhưng doanh nghiệp nước ngoài chiếm ưu thế

Tháng 8/1996 đánh dấu cột mốc đầu tiên của thị trường BHNT Việt Nam khi hợp đồng BHNT đầu tiên được phát hành. Sau gần 3 thập kỷ, ngành bảo hiểm nhân thọ đã có những đóng góp nhất định, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tăng tích lũy, đầu tư cho nền kinh tế và hỗ trợ an sinh xã hội.

Theo số liệu từ Bộ Tài chính, tính đến cuối năm 2024, Việt Nam có 19 công ty BHNT, nhưng chỉ có duy nhất Bảo Việt Nhân Thọ là doanh nghiệp 100% vốn nội địa. Hơn 90% thị trường vẫn do các công ty nước ngoài chi phối, với những cái tên lớn như Prudential (Anh), Manulife (Canada), Dai-ichi Life (Nhật Bản), AIA (Hong Kong), Chubb Life (Mỹ)...

Thống kê từ Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cho thấy, tính đến cuối 2024, ngành BHNT ghi nhận tổng doanh thu hơn 149 nghìn tỷ đồng. Nhóm 5 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ lớn nhất đang nắm giữ khoảng 76% thị phần, trong đó Bảo Việt Nhân Thọ là doanh nghiệp quốc nội duy nhất trong top 5 với 23,1% thị phần. Các công ty ngoại, bao gồm Manulife, Prudential, Dai-ichi Life, AIA, nhờ lợi thế về tài chính, kinh nghiệm, khả năng đầu tư đổi mới công nghệ và hệ thống phân phối mạnh, đang chiếm lĩnh thị trường.

Mô hình bảo hiểm liên kết ngân hàng (bancassurance) cũng góp phần giúp các công ty nước ngoài mở rộng thị phần nhanh chóng nhờ vào các hợp đồng phân phối bảo hiểm độc quyền với các ngân hàng trong nước. Điều này tạo lợi thế cho họ, nhưng đồng thời đặt ra thách thức không nhỏ cho doanh nghiệp Việt Nam nếu muốn kinh doanh bảo hiểm nhân thọ trong môi trường đầy khốc liệt này.

Vì sao nền kinh tế cần có thêm các doanh nghiệp BHNT nội?

Bảo hiểm nhân thọ không chỉ giúp người dân dự phòng rủi ro tài chính mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc huy động vốn và tái đầu tư vào nền kinh tế. Cũng theo Hiệp hội, các doanh nghiệp bảo hiểm tái đầu tư vào nền kinh tế hơn 850.075 tỷ đồng, tương đương 7,4% GDP 2024. Nếu có nhiều công ty BHNT trong nước tham gia sâu hơn vào thị trường, phần lợi nhuận này sẽ được tái đầu tư vào nền kinh tế dự kiến nhiều hơn, thay vì “chảy” ra nước ngoài qua các công ty mẹ.

Dù nhiều ngân hàng tại Việt Nam đã tham gia thị trường BHNT thông qua bancassurance, nhưng số lượng ngân hàng trực tiếp sở hữu một công ty BHNT vẫn còn rất hạn chế. Thực tế cho thấy, các tập đoàn tài chính, ngân hàng lớn trên thế giới đều phát triển theo mô hình hệ sinh thái, có sự tích hợp giữa ngân hàng, bảo hiểm cũng như công ty thuộc các lĩnh vực khác để cung cấp giải pháp tài chính toàn diện. Điều này giúp tối ưu trải nghiệm khách hàng, tận dụng mạng lưới khách hàng sẵn có để thiết kế các sản phẩm bảo hiểm phù hợp.

Cơ hội nào cho các công ty bảo hiểm nhân thọ “made in Vietnam”?

Hơn nữa, khi có nhiều doanh nghiệp BHNT “made in Vietnam” tham gia vào thị trường không chỉ làm đa dạng hóa sản phẩm mà còn cải thiện chất lượng dịch vụ. Các công ty trong nước sẽ hiểu rõ hơn về thói quen tài chính, tập quán tiêu dùng của người Việt, từ đó phát triển các sản phẩm phù hợp hơn. Chi phí vận hành được tối ưu hơn do không phải chịu các chi phí phát sinh từ công ty mẹ ở nước ngoài, nhờ đó sẽ tối ưu được quyền lợi hơn cho khách hàng.

Thách thức nào đang cản bước doanh nghiệp Việt?

Tuy vậy, một trong những thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp quốc nội khi tham gia kinh doanh bảo hiểm nhân thọ là yêu cầu về vốn điều lệ tối thiểu 1.000 tỷ đồng theo Luật Kinh doanh bảo hiểm sửa đổi năm 2023. Đây là con số không nhỏ mà không phải doanh nghiệp nội địa nào cũng dễ dàng tiếp cập để gia nhập thị trường. Cộng với đó là áp lực từ các công ty ngoại đã có chỗ đứng vững chắc khiến cho sự cạnh tranh lại càng trở nên khó khăn hơn.

Chưa kể, sau những sự vụ “khủng hoảng niềm tin” trong thời gian vừa qua càng khiến khách hàng Việt dè dặt hơn đối với các sản phẩm bảo hiểm. Dù năm 2022, trung bình một người Việt Nam chi khoảng 2,5 triệu đồng/năm cho bảo hiểm - tăng gấp đôi so với năm 2017, nhưng niềm tin thị trường vẫn cần thời gian để phục hồi.

Cơ hội cho các công ty bảo hiểm nhân thọ “Made in Vietnam”

Dù thị trường bảo hiểm nhân thọ đã chính thức xuất hiện tại Việt Nam gần 30 năm nhưng đây vẫn là một ngành khá non trẻ so với bề dày lịch sử ngành bảo hiểm nhân thọ thế giới. Theo thống kê, hiện chỉ 11% dân số tham gia BHNT, thấp hơn nhiều so với Thái Lan (14%), Malaysia (17%), Singapore (30%)... Điều này cho thấy dư địa tăng trưởng còn rất lớn, và thị trường cho các doanh nghiệp nội địa vẫn còn dồi dào nếu có chiến lược tiếp cận khách hàng hiệu quả.

Xu thế hiện nay, nhiều ngân hàng trong nước đang tiến tới việc mở rộng hệ sinh thái tài chính với kế hoạch sở hữu công ty bảo hiểm nhân thọ riêng. Với tiềm lực tài chính mạnh, mạng lưới khách hàng rộng khắp và chuyển đổi số mạnh mẽ, các ngân hàng có thể khai thác insurtech (công nghệ bảo hiểm) để số hóa sản phẩm, tối ưu chi phí vận hành và tiếp cận khách hàng hiệu quả hơn.

Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam đến năm 2030 của Chính phủ đặt mục tiêu doanh thu ngành bảo hiểm tăng trưởng bình quân giai đoạn 2026 - 2030 là 10%/năm, quy mô đạt 3,3% - 3,5% và phấn đấu đến năm 2030 có 18% dân số tham gia bảo hiểm nhân thọ. Điều này không chỉ tạo tiền đề cho một thị trường BHNT bền vững mà còn mở ra cơ hội để các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước phát triển, từng bừng cạnh tranh sòng phẳng và tạo thế cân bằng cho các công ty “made in Vietnam” phát triển ngay trên chính sân nhà.

Khi âm nhạc truyền thống giao thoa hiện đại: Techcombank góp phần đưa concert Việt vươn tầm thế giới Khi âm nhạc truyền thống giao thoa hiện đại: Techcombank góp phần đưa concert Việt vươn tầm thế giới

Lần đầu tiên trên một sân khấu lớn, gần 20,000 khán giả đã cùng hòa giọng, thăng hoa với các làn điệu chèo, cải lương ...

“Anh trai vượt ngàn chông gai”: Góp phần định vị điểm đến âm nhạc Việt Nam “Anh trai vượt ngàn chông gai”: Góp phần định vị điểm đến âm nhạc Việt Nam

Concert âm nhạc “Anh trai vượt ngàn chông gai” do Ngân hàng Techcombank là Nhà tài trợ kim cương tại Thành phố Hồ Chí Minh ...

Techcombank tạo dấu ấn tại Smart Banking 2024: Giải pháp ngân hàng số “vượt trội” Techcombank Mobile Techcombank tạo dấu ấn tại Smart Banking 2024: Giải pháp ngân hàng số “vượt trội” Techcombank Mobile

Ngày 29/10/2024, Hội thảo và triển lãm Smart Banking 2024 do Ngân hàng Nhà nước chủ trì đã quy tụ nhiều giải pháp công nghệ ...

Các tin khác

Duy trì cam kết với cổ đông, VPBank năm thứ 3 liên tiếp trả cổ tức tiền mặt

Duy trì cam kết với cổ đông, VPBank năm thứ 3 liên tiếp trả cổ tức tiền mặt

Năm thứ 3 liên tiếp, VPBank dự kiến duy trì chính sách cổ tức tiền mặt, thể hiện năng lực tài chính vững mạnh, chiến lược tăng trưởng hợp lý và cam kết mang lại lợi ích lớn nhất cho cổ đông.
SHB lãi gần 4.400 tỷ đồng quý I, đạt 30% kế hoạch năm, dự kiến tổng tỷ lệ cổ tức 2024-2025 là 36%

SHB lãi gần 4.400 tỷ đồng quý I, đạt 30% kế hoạch năm, dự kiến tổng tỷ lệ cổ tức 2024-2025 là 36%

Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) vừa công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 với những dấu ấn tăng trưởng đầy ấn tượng, tiếp tục khẳng định sức bật nội tại mạnh mẽ với chiến lược phát triển được hoạch định đúng hướng, bài bản.
VPBank đặt mục tiêu lợi nhuận tỷ USD năm 2025

VPBank đặt mục tiêu lợi nhuận tỷ USD năm 2025

Với động lực từ những mảnh ghép trong hệ sinh thái mở rộng khác biệt, VPBank đặt ra mục tiêu lợi nhuận tỷ USD, sẵn sàng sánh bước cùng những tên tuổi ngân hàng trong khối quốc doanh.
Lợi nhuận quý I vượt mốc hơn 2.100 tỷ đồng, TPBank vững bước chinh phục mục tiêu năm

Lợi nhuận quý I vượt mốc hơn 2.100 tỷ đồng, TPBank vững bước chinh phục mục tiêu năm

Kết thúc quý I, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, MCK: TPB) thu về hơn 2.100 tỷ đồng lợi nhuận, tạo bước chạy đà tích cực cho việc thực hiện mục tiêu 2025.
VPBank tung gói ưu đãi lãi suất, cơ hội cho chủ hộ kinh doanh vượt bão lạm phát

VPBank tung gói ưu đãi lãi suất, cơ hội cho chủ hộ kinh doanh vượt bão lạm phát

Nhằm tiếp sức nguồn vốn và tạo đà tăng trưởng bền vững cho hộ kinh doanh cá thể, tiểu thương, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) chính thức triển khai chương trình ưu đãi lãi suất hấp dẫn bậc nhất thị trường,với gói vay kinh doanh thế chấp chỉ từ 5,39%/năm, mang đến cơ hội tiếp cận tài chính linh hoạt và hiệu quả cho nhóm khách hàng đang phát triển bùng nổ này.
VPBank NEOBiz được Global Banking and Finance Review xướng tên ở giải thưởng danh giá

VPBank NEOBiz được Global Banking and Finance Review xướng tên ở giải thưởng danh giá

Vượt qua nhiều ứng cử viên sáng giá, VPBank NEOBiz đã xuất sắc được vinh danh là “Ứng dụng Ngân hàng tốt nhất cho doanh nghiệp Micro SME và SME 2024” do Global Banking and Finance Review (GBAF) - tạp chí tài chính uy tín hàng đầu tại Anh trao tặng.
“Điểm giao dịch xanh” Agribank - hành động vì mục tiêu phát triển bền vững

“Điểm giao dịch xanh” Agribank - hành động vì mục tiêu phát triển bền vững

Năm 2025, nhân dịp kỷ niệm 37 năm thành lập, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) chính thức triển khai chương trình “Điểm giao dịch xanh”, hướng tới phát triển bền vững.
TPBank dự kiến lợi nhuận năm 2025 cao nhất từ trước đến nay, chưa có kế hoạch chia cổ tức

TPBank dự kiến lợi nhuận năm 2025 cao nhất từ trước đến nay, chưa có kế hoạch chia cổ tức

Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank - mã CK: TPB) vừa công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025. Ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2025 sẽ tăng trưởng khoảng 18,4% so với thực hiện năm 2024.
Ngân hàng Lộc Phát (LPBank) phát động giải chạy trực tuyến LPBank Run4change 2025

Ngân hàng Lộc Phát (LPBank) phát động giải chạy trực tuyến LPBank Run4change 2025

Sáng ngày 30/3/2025, Ngân hàng Lộc Phát (LPBank) đã tổ chức thành công Lễ phát động giải chạy trực tuyến LPBank - Run4change 2025, thu hút sự tham gia của gần 6.000 cán bộ nhân viên trên toàn quốc, khách hàng và đối tác trên khắp cả nước. Sự kiện là bước khởi đầu đầy khí thế cho giải chạy trực tuyến thường niên được mong chờ nhất của LPBank.
Agribank triển khai các giải pháp phát triển khách hàng, thúc đẩy chuyển đổi số năm 2025

Agribank triển khai các giải pháp phát triển khách hàng, thúc đẩy chuyển đổi số năm 2025

Trong các ngày 28 và 29/03/2025, tại Đà Nẵng, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) đã tổ chức hội nghị triển khai các giải pháp phát triển khách hàng, thúc đẩy chuyển đổi số năm 2025.
Giá vàng gần chạm mốc 100 triệu/lượng: Cẩn trọng khi đầu tư

Giá vàng gần chạm mốc 100 triệu/lượng: Cẩn trọng khi đầu tư

Thị trường vàng trong nước đang trải qua giai đoạn biến động mạnh, khiến không ít nhà đầu tư "đứng ngồi không yên". Giá vàng liên tục "nhảy múa" với biên độ lớn, tạo ra những cơn "sóng thần" trên thị trường, ảnh hưởng trực tiếp đến túi tiền của người dân, đặc biệt là những người lao động có ý định tích lũy tài sản.
Ngày hội Văn hóa SHB - T&T 2025: Ba thập kỷ “Nhất Tâm”, vững bước cùng đất nước vươn Tầm

Ngày hội Văn hóa SHB - T&T 2025: Ba thập kỷ “Nhất Tâm”, vững bước cùng đất nước vươn Tầm

Với tinh thần “Nhất Tâm” và khát vọng cất cánh, SHB và T&T Group đã sẵn sàng đồng hành cùng đất nước tiến vào kỷ nguyên mới. Tại đây, mỗi bước tiến là lời khẳng định đầy tự hào về sức mạnh, sự sáng tạo và tinh thần dân tộc.
VPBank đưa ra công cụ tối ưu tài chính, giúp tiền sinh tiền, lời sinh lời

VPBank đưa ra công cụ tối ưu tài chính, giúp tiền sinh tiền, lời sinh lời

Với thao tác đơn giản, chỉ cần 1 phút đăng ký, tiền nhàn rỗi trong tài khoản của khách hàng sẽ tự động sinh lời theo ngày với mức lợi suất cố định 3,5%/năm trên bất kể kỳ hạn hoặc mức tiền nào. Khách hàng sẽ được nhận tiền gốc và lãi đều đặn mỗi ngày, đặc biệt, vẫn có thể chi tiêu khi cần.
Kỳ 2: Vững tài chính để “an cư lạc nghiệp”

Kỳ 2: Vững tài chính để “an cư lạc nghiệp”

Trong kỳ trước, chúng ta đã cùng nhau nhìn nhận tầm quan trọng của việc xác định những yếu tố cần cân nhắc trước khi đưa ra quyết định mua NOXH. Kỳ này, chúng tôi sẽ đi sâu vào vấn đề cốt lõi làm thế nào để mỗi người lao động có thể quản lý tài chính một cách hiệu quả, từng bước tích lũy để biến giấc mơ sở hữu NOXH thành hiện thực.
“Agribank - Thêm cây, thêm sự sống”, lan tỏa hành trình “Vì tương lai xanh” tại Mê Linh

“Agribank - Thêm cây, thêm sự sống”, lan tỏa hành trình “Vì tương lai xanh” tại Mê Linh

Ngày 14/3/2025, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) đã phối hợp cùng UBND huyện Mê Linh tổ chức chương trình trồng cây xanh với thông điệp “Agribank - Vì một tương lai xanh - Thêm cây, thêm sự sống”.
VPBank tiên phong cung cấp sản phẩm Thấu chi ứng lương lên tới 80 triệu đồng

VPBank tiên phong cung cấp sản phẩm Thấu chi ứng lương lên tới 80 triệu đồng

Thủ tục đơn giản, thời gian phê duyệt nhanh chóng, hạn mức lên tới 80 triệu đồng, sản phẩm Thấu chi ứng lương của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) sẽ giúp người lao động nhanh chóng giải quyết khó khăn khi có nhu cầu tài chính cấp bách.
Đẩy mạnh cho vay sản xuất, kinh doanh lúa gạo

Đẩy mạnh cho vay sản xuất, kinh doanh lúa gạo

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 21/CĐ-TTg ngày 04/3/2025 và chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, Agribank đã khẩn trương ban hành văn bản yêu cầu các Chi nhánh trong toàn hệ thống đẩy mạnh cung ứng vốn tín dụng cho vay sản xuất, kinh doanh lúa gạo.
AI sẽ “soán ngôi” kế toán viên? Giải mã tương lai ngành kế toán trong kỷ nguyên số

AI sẽ “soán ngôi” kế toán viên? Giải mã tương lai ngành kế toán trong kỷ nguyên số

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang tạo ra làn sóng thay đổi mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực, và kế toán cũng không ngoại lệ. Liệu AI có thể thay thế hoàn toàn kế toán viên hay chỉ là một công cụ hỗ trợ đắc lực? Các kế toán viên cần làm gì để thích ứng và phát triển trong kỷ nguyên số?
Công đoàn Ngân hàng: Đồng hành cùng phụ nữ đổi mới, sáng tạo trong kỷ nguyên số

Công đoàn Ngân hàng: Đồng hành cùng phụ nữ đổi mới, sáng tạo trong kỷ nguyên số

Chuyển đổi số mang đến cơ hội lớn nhưng cũng đặt ra không ít thách thức cho lao động nữ ngành Ngân hàng. Nhận thức rõ điều này, Công đoàn Ngân hàng Việt Nam đã và đang chủ động phối hợp, triển khai nhiều hoạt động thiết thực, khẳng định vai trò nòng cốt trong việc hỗ trợ, tạo điều kiện để phụ nữ phát huy tối đa năng lực, không ngừng đổi mới, sáng tạo, góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững của Ngành.
Nữ đoàn viên Agribank phát huy năng lực, phấn đấu đạt thành tích xuất sắc trên các mặt hoạt động

Nữ đoàn viên Agribank phát huy năng lực, phấn đấu đạt thành tích xuất sắc trên các mặt hoạt động

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Công đoàn Ngân hàng Việt Nam, Đảng ủy, Hội đồng thành viên, Ban Điều hành Agribank, phong trào “Giỏi việc ngân hàng, Đảm việc nhà” trong nữ đoàn viên, người lao động (ĐV-NLĐ) được các cấp Công đoàn phát động sâu rộng trong toàn hệ thống. Phong trào đã thực sự trở thành điểm tựa niềm tin, là đòn bảy tích cực khích lệ nữ ĐV-NLĐ lao động giỏi, lao động sáng tạo, phát huy năng lực, phấn đấu đạt thành tích xuất sắc trên các mặt hoạt động.
Xem thêm
Phiên bản di động