Công nhân liên tục mất việc, lao động tự do ngày càng tăng
![]() |
Lao động phi chính thức ngày càng tăng (Ảnh minh họa). |
Cụ thể, một nghiên cứu mới đây của Viện Nghiên cứu và phát triển TP.HCM (HIDS) đã cho thấy: Trong những năm qua, công nhân, lao động làm việc trong các doanh nghiệp (DN) sản xuất công nghiệp trên địa bàn có xu hướng giảm (giai đoạn 2016 - 2020 giảm bình quân 3,29%/năm).
Ở những ngành thâm dụng lao động, nhất là ngành may mặc, sản xuất da giày và sản phẩm có số lao động giảm mạnh nhất. Trong khi đó, lao động khu vực phi chính thức tăng nhanh.
Lý giải về điều này, ông Trương Minh Huy Vũ - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM cho biết, nguyên nhân là những ngành này có sự dịch chuyển, từng bước di dời sang các địa phương khác hoặc bản thân DN cũng tăng cường đầu tư đổi mới máy móc thiết bị để tăng năng suất lao động, giảm giá thành sản xuất, giảm lao động.
Một điểm nổi bật trong thị trường lao động tại TP. HCM đó là sự gia tăng ngày một lớn của lực lượng lao động phi chính thức. Sự gia tăng này, tuy tiếp tục đóng góp kinh tế cho thành phố nhưng lại tăng rủi ro an sinh xã hội đối với người lao động (NLĐ), khi không được pháp luật bảo vệ và thiếu các điều kiện phúc lợi xã hội…
Ông Vũ cũng cho biết, tất cả những hiện tượng trên khiến cho diễn biến thị trường lao động trên địa bàn thành phố phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ đến chiến lược phát triển chung của thành phố.
Thực tế thì không phải chỉ TP.HCM, ghi nhận tại nhiều tỉnh thành trong cả nước cũng cho thấy thực trạng lao động khu vực phi chính thức đang có sự gia tăng. Nhất là khi đại dịch Covid-19 diễn ra.
Trong khi đó, theo ông Lê Văn Thành, nguyên Trưởng Phòng Nghiên cứu văn hóa xã hội (Viện HIDS), về lâu dài cần “chính thức hóa” lao động khu vực phi chính thức để bảo vệ quyền lợi và bảo đảm an toàn cho NLĐ, tạo ra sự công bằng trong thị trường lao động.
Báo cáo của Tổng cục Thống kê về tình hình lao động - việc làm trong quý II/2023 trong cả nước cũng cho thấy số lao động có việc làm phi chính thức chiếm tỷ trọng lớn. Số người có việc làm phi chính thức chung trong quý II/2023 là hơn 33 triệu người (tăng 301,9 nghìn người so với quý trước).
Tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức quý II năm 2023 là 65,1%, tăng 0,5 điểm phần trăm so với quý trước và chủ yếu tăng ở khu vực thành thị và nữ giới. Tỷ lệ lao động phi chính thức tăng lên ở hầu hết các vùng kinh tế – xã hội, đặc biệt ở hai vùng Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ.
Báo cáo cũng cho thấy trong quý 2, cả nước có hơn 940.000 lao động mất việc, thất nghiệp, tăng 54.900 người so với quý trước và tăng 58.900 người so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, khi lao động thất nghiệp tăng cao, việc làm mới tạo ra ít hơn thì đương nhiên lao động sẽ tìm tới khu vực lao động phi chính thức.
Các tin khác

TP Hồ Chí Minh: Cán bộ, công chức, viên chức sắp được làm việc tại nhà?

Hà Nội: Sắp khảo sát tiền lương, bảo hiểm xã hội của người lao động năm 2023

Người lao động đã nghỉ hưu nhưng vẫn đi làm có bị cắt lương hưu không?

Giá gạo xuất khẩu Việt Nam cao kỷ lục, kim ngạch xuất khẩu lập đỉnh mới

Dự chi gần 50.000 tỷ đồng cho cải cách tiền lương vào năm 2024?

Giá vàng có thể sẽ lập đỉnh mới trong tuần này

Thị trường lao động tiếp tục duy trì đà phục hồi

Giá xăng ngày mai có thể quay đầu tăng sau 2 lần giảm mạnh

Hơn 110.000 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong 9 tháng năm 2023

Trong quý III/2023, có hơn 51 triệu người lao động có việc làm

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng đáng kể sau động thái của Indonesia

Lý do giá vàng bất ngờ tăng sốc, vượt mốc 71 triệu đồng/lượng

Đề xuất rút ngắn thời gian điều chỉnh giá xăng dầu, cố định vào thứ Năm hằng tuần

Giá vàng SJC đắt nhất từ đầu năm, chính thức vượt mốc 70 triệu đồng/lượng

Yêu cầu trình phương án điều chỉnh giá điện trước 25/10

Vụ hơn 5.000 công nhân VietGlory đình công: Hơn 1.000 công nhân đã đi làm trở lại

Giá gạo Việt Nam xuất khẩu nhiều ngày neo cao, đắt nhất thế giới

Đầu tháng 10, giá vé máy bay Tết đã bất ngờ tăng mạnh

Hơn 5.000 công nhân Công ty TNHH VietGlory nghỉ việc đòi tăng lương
