Công ty Hoà Bình mời đại biểu Quốc hội tham quan 2 dự án đường trên cọc dự ứng lực
Tập đoàn Hòa Bình khánh thành đường cao tốc mẫu, thử nghiệm vận hành tàu dát vàng |
Mẫu đường sắt và đường cao tốc trên cao tại Khu công nghiệp Tiên Sơn, Bắc Ninh |
Theo Công ty Hòa Bình, qua các phương tiện thông tin đại chúng, tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV các đại biểu Quốc hội đã dành thời lượng thảo luận các nội dung liên quan đến làm đường cao tốc, đặc biệt là các dự án đường cao tốc tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Khó khăn khi thực hiện các dự án đường cao tốc tại khu vực này là không có cát làm nền đường. Nếu khai thác cát sông thì hiện chưa có đánh giá tác động môi trường là sau 5 – 10 năm có thể gây sạt lở dẫn đến mất đất đai, mất đường sá, mất nhà hai bên bờ sông, còn nếu dùng cát biển thì đến nay cũng chưa có đánh giá tác động là sau 3 – 5 năm, độ mặn trong cát biển sẽ làm chết cây trồng, lúa, hoa màu hai bên tuyến đường. Các vấn đề về đường cao tốc, đường sắt cao tốc Bắc Nam cũng được các đại biểu Quốc hội đưa ra thảo luận và thống nhất quan điểm một đất nước phát triển phải có hệ thống đường cao tốc, đường sắt đô thị hiện đại để phát triển kinh tế.
Về các nội dung này, trong thư gửi tới đoàn đại biểu Quốc hội 63 tỉnh, thành phố, Chủ tịch Công ty TNHH Hòa Bình Nguyễn Hữu Đường báo cáo: Công ty TNHH Hòa Bình đã thiết kế, thi công hoàn thành đường cao tốc trên cọc dự ứng lực tại Khu phi thuế quan Xuân Cầu tại Lạch Huyện, Hải Phòng. Đường cao tốc này đã được kiểm nghiệm và báo cáo kết quả với Bộ Giao thông Vận tải. Tiêu chuẩn Việt Nam cho phép độ lún của đường cao tốc trên cọc là 9,6 mm, kết quả thử nghiệm đường cao tốc trên cọc dự ứng lực của Hòa Bình có độ lún là 0,96 mm (bằng 1/10 tiêu chuẩn cho phép).
Công ty đã thiết kế, thi công hoàn thành 100 m đường sắt đô thị – đường tàu điện vàng tốc độ 100 km/h tại Nhà máy Đường Man - Khu công nghiệp Tiên Sơn, Bắc Ninh. Đường tàu điện vàng này đã được kiểm nghiệm, thẩm định và báo cáo kết quả với Bộ Giao thông Vận tải. Tiêu chuẩn Việt Nam cho phép độ lún là 10 mm, kết quả kiểm nghiệm thử tải đường tàu điện vàng của Hòa Bình có khối lượng thử tải 700% so với tiêu chuẩn có độ lún là 4,3 mm.
Hòa Bình cũng đã kiểm nghiệm độ ồn tại nhà ở dưới đường cao tốc trên cọc dự ứng lực. Độ ồn tối đa cho phép theo tiêu chuẩn là 50 dB, kết quả kiểm nghiệm độ ồn tại nhà ở dưới đường cao tốc trên cọc dự ứng lực là 35 dB.
Đặc biệt, Dự án đường cao tốc trên cọc dự ứng lực, đường sắt đô thị - đường tàu điện vàng trên cọc dự ứng lực không phải sử dụng đất, cát làm nền đường, thời gian thi công nhanh nhất, chất lượng tốt nhất, lưu thông an toàn nhất và chi phí đầu tư thấp nhất thế giới. Theo Công ty Hòa Bình, hiện trên thế giới chưa có nước nào áp dụng công nghệ tiên tiến này.
Đường tàu cao tốc Bắc - Nam được thi công trên cọc dự ứng lực, không phải giải phóng mặt bằng, không làm gián đoạn giao thông đường sắt, ở dưới đường tàu cũ được thay bằng đường ray 1.435mm để làm tàu chở hàng. Ảnh minh hoạ. |
Công ty TNHH Hòa Bình bày tỏ mong muốn, kết thúc Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV (dự kiến ngày 29/6), lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các đoàn Đại biểu Quốc hội 63 tỉnh, thành phố, đặc biệt là hai đoàn đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam, sẽ dành thời gian đến thăm quan đưòng cao tốc trên cọc dự ứng lực tại Khu phi thuế quan Xuân Cầu, Lạch Huyện, TP Hải Phòng và đường sắt đô thị - đường tàu điện vàng trên cọc dự ứng lực tại Nhà máy Đường Man – Khu công nghiệp Tiên Sơn, Bắc Ninh. Nếu được chấp thuận, Công ty TNHH Hòa Bình sẽ đầu tư xây dựng đường tàu điện vàng hơn 30km từ sân bay Đà Nẵng đến TP Hội An theo hình thức BOT, thời gian thi công từ 6 – 9 tháng kể từ ngày nhận mặt bằng là phần đất giải phân cách giữa tuyến đường giao thông hiện nay, thời gian thu phí trong 30 năm bằng hình thức bán vé cho khách đi tàu với mức giá từ 150.000 – 200.000 đồng/người/lượt.
Công ty TNHH Hòa Bình khẳng định, hai dự án sẽ làm thay đổi công nghệ làm đường cao tốc, đường sắt trên thế giới cũng như Việt Nam, đây là giải pháp do người Việt Nam tự thiết kế, tự thi công và tạo ra công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động.
Cũng theo Công ty TNHH Hòa Bình, đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông dài 13 km, thời gian thi công 13 năm, tổng mức đầu tư lên tới 18.000 tỉ đồng, xấp xỉ gần 900 triệu USD.
Hòa Bình khánh thành đường mẫu cao tốc Đồng bằng sông Cửu Long, cam kết độ bền vĩnh cửu Ông Nguyễn Hữu Đường - Chủ tịch Tập đoàn Hòa Bình cho biết, đường mẫu được xây dựng theo phương pháp hiện đại nhất, tiết ... |