Đề xuất người đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện có thể nhận chế độ thai sản
Đề xuất đóng bảo hiểm xã hội 15 năm đã được hưởng lương hưu |
Dự thảo Luật BHXH sửa đổi đang được lấy ý kiến lần đầu tiên bổ sung chế độ thai sản cho người tham gia BHXH tự nguyện. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, cơ quan chủ trì xây dựng dự luật, đề xuất lao động nữ sinh con và người chồng đang đóng BHXH có vợ sinh con được hưởng chế độ này.
Tại Dự thảo Luật BHXH sửa đổi, người đóng BHXH tự nguyện đủ 6 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh có thể nhận trợ cấp 2 triệu đồng cho mỗi con, do ngân sách nhà nước đảm bảo. Trường hợp chỉ có mẹ đóng BHXH mà không may qua đời sau khi sinh thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng trợ cấp thai sản.
Chính sách BHXH hiện chia hai loại hình bắt buộc và tự nguyện. BHXH bắt buộc dành cho khu vực có hợp đồng, giao kết mà người lao động lẫn chủ sử dụng phải tham gia. Lao động được hưởng các chế độ gồm hưu trí, tử tuất, thai sản, tai nạn ốm đau, bệnh nghề nghiệp.
BHXH tự nguyện dành cho lao động trong độ tuổi ở khu vực phi chính thức, không có quan hệ hay hợp đồng lao động. Lao động có thể lựa chọn mức đóng theo quy định, được nhà nước hỗ trợ một phần tiền đóng và chỉ được hưởng chế độ hưu trí, tử tuất.
Đề xuất, bổ sung chế độ thai sản với người tham gia BHXH tự nguyện |
Chính sách BHXH tự nguyện ở Việt Nam thực hiện từ năm 2008, dành cho lao động trong độ tuổi ở khu vực phi chính thức, không có quan hệ hay hợp đồng lao động. Sau 15 năm triển khai, cả nước có gần 1,46 triệu lao động tham gia, bao phủ 3% số người trong độ tuổi lao động.
BHXH tự nguyện hiện có hai chế độ thụ hưởng là hưu trí và tử tuất, không có thai sản, ốm đau, bệnh nghề nghiệp hay tai nạn lao động như BHXH bắt buộc. Tại nhiều hội nghị, hội thảo lấy ý kiến, các chuyên gia đề xuất bổ sung chế độ thai sản cho người lao động để gia tăng nhóm đối tượng trẻ.
Theo đó, Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi được lấy ý kiến đến tháng 4, dự kiến trình Chính phủ vào tháng 6, trình Quốc hội thảo luận cho ý kiến tại kỳ họp Quốc hội tháng 10/2023, thông qua tại kỳ họp tháng 5/2024 và có hiệu lực từ 1/1/2025.
Ngoài chế độ thai sản với người đóng BHXH tự nguyện, dự luật có nhiều điểm mới như: Giảm số năm đóng BHXH từ 20 xuống 15 để hưởng lương hưu; hai phương án rút BHXH một lần, thêm tầng trợ cấp với người không có lương hưu.
Thêm phương án với người lao động khi rút bảo hiểm xã hội một lần |