Được nới room gần 358.000 tỷ, lãi suất tiếp tục hạ, tín dụng có bật tăng?
Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng đã bắt đầu giải ngân và có dư nợ tín dụng |
Ảnh minh hoạ. |
Ngày 10/7, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có động thái giao thêm chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2023 cho các ngân hàng để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng.
NHNN đã tăng hạn mức tín dụng giao cho toàn hệ thống lên khoảng khoảng 14%. Với dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế vào cuối năm 2022 ở mức 11,924 triệu tỷ đồng, 3% hạn mức tăng trưởng tín dụng được giao thêm cho hệ thống tổ chức tín dụng tương ứng với quy mô gần 358.000 tỷ đồng.
Cụ thể, NHNN điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2023 cho các tổ chức tín dụng với mức giao toàn hệ thống khoảng 14% (dự kiến hơn 1 triệu tỷ đồng sẽ được bơm ra nền kinh tế từ nay đến cuối năm).
NHNN cho biết, việc điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng được thực hiện trên cơ sở đề nghị của các tổ chức tín dụng, tình hình hoạt động, năng lực tài chính, quản trị điều hành và khả năng mở rộng tín dụng lành mạnh của từng tổ chức tín dụng, đảm bảo thanh khoản, an toàn hoạt động của hệ thống…
Thực tế, ngân hàng không còn khát room tín dụng nhiều dư địa cho vay trong bối cảnh sức hấp thụ vốn của nền kinh tế giảm. Đối với Agribank cho biết, ngân hàng chưa có nhu cầu điều chỉnh chỉ tiêu. Tương tự, Vietcombank không đề nghị điều chỉnh room tín dụng. VietinBank, BIDV được điều chỉnh lên 14%.
Nhiều ngân hàng cổ phần trong nhóm tư nhân cũng chưa sử dụng hết room tín dụng được giao đầu năm 2023. Riêng MSB sớm sử dụng hết hạn mức cho vay trong 3 tháng đầu năm nay. Với tăng trưởng tín dụng đến cuối tháng 6/2023 đạt 7,7%, OCB vừa được nới room tín dụng so với đợt đầu năm.
Lãnh đạo các nhà băng khẳng định, huy động đủ với nhu cầu để nâng cao hiệu quả hoạt động, nhất là khi sức hấp thụ vốn của nền kinh tế chậm lại.
NHNN cho hay, đến ngày 30/6/2023, dư nợ tín dụng nền kinh tế đạt trên 12,4 triệu tỷ đồng, mới tăng 4,73% so với cuối năm 2022, bằng 1/3 kế hoạch. Theo Phó thống đốc NHNN, ông Đào Minh Tú, sở dĩ tăng trưởng tín dụng nửa đầu năm thấp do cầu tiêu dùng giảm; một số doanh nghiệp lớn không có nhu cầu tín dụng; doanh nghiệp nhỏ và vừa có nhu cầu vốn, nhưng khó đáp ứng được điều kiện tín dụng đưa ra; các ngân hàng hết sức thận trọng trong lựa chọn khách hàng, đảm bảo an toàn và hạn chế rủi ro nợ xấu…
Với yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh điều kiện cho vay thuận lợi hơn, lãnh đạo NHNN cho rằng, không phải vì tín dụng chưa tăng nhanh mà ngân hàng hạ chuẩn tín dụng. Ngược lại, tăng trưởng tín dụng luôn đi với nguyên tắc là không hạ chuẩn tín dụng, bởi việc hạ chuẩn đồng nghĩa với rủi ro tăng nợ xấu, ảnh hưởng đến an toàn hệ thống. Thực tế hiện nay cho thấy, tại một số ngân hàng, nợ xấu nội bảng vẫn dưới 3%, nhưng nợ tiềm ẩn đang có xu hướng tăng.
Sau 4 lần hạ lãi suất điều hành, thị trường và các tổ chức phân tích vẫn kỳ vọng, NHNN sẽ hạ thêm 0,5 điểm %, đưa lãi suất điều hành mức 4% trong quý III/2023. Mới đây, Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục thực hiện các giải pháp giảm mặt bằng lãi suất, nhất là giảm lãi suất cho vay, phấn đấu giảm ít nhất 1,5-2%.
Tại Hội nghị sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2023 của các tổ chức hội viên do Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam ngày 13/7, các ngân hàng đồng thuận tiếp tục giảm lãi suất cho vay.
Theo các chuyên gia, khi lãi suất tiếp tục giảm ở 6 tháng cuối năm, dòng vốn huy động giá rẻ đã bắt đầu về, thì khả năng lãi suất cho vay sẽ giảm sâu hơn.
Tín dụng cho tiêu dùng bất động sản những tháng đầu năm giảm Về cơ cấu tín dụng, tín dụng vào kinh doanh bất động sản trong 5 tháng đầu năm tăng 14%, tuy nhiên tín dụng cho ... |
Ngân hàng Nhà nước chính thức nới room tín dụng cho các ngân hàng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) thông báo đã điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2023 cho các tổ chức tín ... |
Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng đã bắt đầu giải ngân và có dư nợ tín dụng Liên quan đến gói tín dụng cho vay hỗ trợ nhà ở xã hội 120.000 tỉ đồng, theo Ngân hàng Nhà nước, đến đầu tháng ... |