Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Dành 7- 8 triệu tấn gạo cho xuất khẩu |
Ảnh minh hoạ. |
Theo đó, cơ quan này khẳng định sẽ theo dõi sát tình hình thị trường thương mại gạo thế giới, động thái của các nước sản xuất, xuất khẩu lớn và kịp thời thông tin tới các bộ, ngành, doanh nghiệp.
Trong bối cảnh tình hình thương mại lương thực toàn cầu diễn biến phức tạp, khó lường do tác động bởi nhiều yếu tố, đặc biệt là lệnh cấm xuất khẩu gạo tại một số nước (Ấn Độ, UAE, Nga) đã tác động mạnh đến nguồn cung sản lượng gạo toàn cầu. Điều này làm quan ngại vấn đề an ninh lương thực thế giới cũng như ảnh hưởng đến xu hướng phục hồi kinh tế của nhiều quốc gia khi tình trạng lạm phát chưa được cải thiện.
Trước bối cảnh này, Việt Nam tranh thủ đẩy mạnh xuất khẩu gạo ra thị trường gạo thế giới, đồng thời ổn định thị trường gạo trong nước.
Theo Bộ NN&PTNT, năm 2023 cả nước gieo trồng được 7,1 triệu ha, năng suất trung bình đạt 6,07 tấn/ha, sản lượng đạt trên 43,1 triệu tấn, tăng 452.000 tấn so với năm 2022. Với sản lượng lúa dự kiến trên, Việt Nam có thể xuất khẩu trên 7,5 triệu tấn gạo trong năm 2023.
Được biết, trong 7 tháng đầu năm 2023 đã xuất khẩu 4,83 triệu tấn. Như vậy, còn khoảng 2,67 triệu tấn cho xuất khẩu trong 5 tháng còn lại của năm 2023, theo Bộ Công Thương.
Trước tình hình trên, Bộ này cho biết sẽ khẩn trương rà soát, hoàn thiện Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 107/2018/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý cho cơ chế xuất khẩu gạo, tạo môi trường kinh doanh minh bạch, công bằng và thuận lợi cho các thương nhân xuất khẩu gạo.
Về công tác tìm kiếm, thông tin và phát triển thị trường, cơ quan này khẳng định tiếp tục theo dõi sát tình hình thị trường thương mại gạo thế giới, động thái của các nước sản xuất, xuất khẩu lớn và kịp thời thông tin tới các bộ, ngành, Hiệp hội Lương thực Việt Nam, thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo để chủ động, điều tiết hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu gạo, bảo đảm phù hợp, hiệu quả.
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai các chương trình, hoạt động giao thương, quảng bá sản phẩm, xúc tiến thương mại gạo phù hợp với tình hình mới để nâng cao giá trị sản phẩm gạo của Việt Nam.
Bộ Công Thương sẽ phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ NN&PTNT khai thác tốt cơ chế ưu đãi của các FTA mà nước ta là thành viên để chủ động đàm phán với các đối tác nhằm đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, chiếm lĩnh các thị trường mới, tiềm năng và nâng cao tính cạnh tranh cho ngành hàng gạo Việt Nam.
Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, kết hợp linh hoạt, hiệu quả giữa các hình thức thương mại truyền thống và trực tuyến nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác về thương mại gạo với các thị trường truyền thống (như Philippines, Indonesia, khu vực Châu Phi, Trung Quốc) và khai thác các thị trường ngách với chủng loại gạo thơm, gạo chất lượng cao mà Việt Nam đã thâm nhập được trong các năm vừa qua (như EU, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, khu vực Bắc Mỹ…).
Về kiểm tra, giám sát, lực lượng quản lý thị trường tại địa phương đã tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng tại các địa phương theo dõi sát tình hình giá gạo, kiểm tra, kiểm soát các cơ sở kinh doanh, đầu mối bán buôn, bán lẻ, các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, các kho nhằm kiểm soát nguồn cung, giá bán, ngăn chặn các hành vi vi phạm về niêm yết giá, đầu cơ, găm hàng, định giá bất hợp lý đối với mặt hàng gạo.
Cùng với giá gạo, giá nhiều loại nông sản đua nhau lập kỷ lục Trong tháng 7 vừa qua, giá nhiều loại nông sản xuất khẩu ở nước ta như gạo, hạt tiêu, cà phê,... đua nhau tăng mạnh, ... |