Gỡ khó cho thị trường bất động sản, các chuyên gia nói gì?

19/04/2023 16:48 Nhà ở Mai Hương
Ngày 19/4 tại Hà Nội, báo Đầu tư tổ chức Hội thảo “Gỡ vướng địa ốc - Thúc đẩy tăng trưởng” với sự góp mặt của các chuyên gia kinh tế, nhà quản lý, doanh nghiệp nhằm tìm kiếm giải pháp gỡ khó cho thị trường bất động sản đang hết sức trầm lắng hiện nay.
Đã “giải cứu” được 5 dự án bất động sản ở TP.HCM

TS. Cấn Văn Lực: Rào cản lớn nhất của thị trường bất động sản là dòng tiền và các nút thắt pháp lý

Theo TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - tiền tệ Quốc gia, những biến động phức tạp của nền kinh tế thế giới và một số khó khăn nội đã khiến đà hồi phục của thị trường bất động sản chậm lại. Theo đó, tăng trưởng GDP quý I/2023 chỉ đạt 3,32% - mức thấp thứ hai trong giai đoạn 2011 - 2023. Bên cạnh đó, khó khăn lớn về dòng tiền và các nút thắt pháp lý đang là rào cản lớn nhất của thị trường bất động sản hiện nay.

Gỡ khó cho thị trường bất động sản, các chuyên gia nói gì?
TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - tiền tệ Quốc gia

Tiếp đó là vấn đề cung - cầu và giá cả. Hiện thị trường đang thiếu nguồn cung, nhất là phân khúc nhà ở cho người thu nhập thấp, nhà ở xã hội. Việc thiếu nguồn cung cộng với chi phí làm dự án lớn, chi phí đầu vào tăng cùng với việc thổi giá của các bên trung gian đã khiến giá bất động sản Việt Nam cao so với thu nhập người dân, lên đến 23,5 năm đối với người có thu nhập trung bình.

Thứ ba có thể kể đến là nguồn vốn. Trong đó, nguồn vốn tín dụng bất động sản trong quý I/2023 ước tăng khoảng 3% (cao hơn mức tăng tín dụng chung là 2,06%) so với cuối năm 2022. Tổng dư nợ tín dụng bất động sản đến hết tháng 2/2023 khoảng 2,6 triệu tỷ đồng, chiếm 21,2% tổng dư nợ của nền kinh tế; trong đó, cho vay nhà ở ước chiếm 67%, còn lại là cho vay kinh doanh bất động sản chiếm khoảng 33% (theo Ngân hàng Nhà nước, Bộ Xây dựng).

TS. Cấn Văn Lực đã đề xuất một số giải pháp phát triển thị trường bất động sản. Cụ thể, đối với cơ quan quản lý: Việt Nam còn nhiều dư địa phát triển tín dụng nhà ở, bất động sản khu công nghiệp, các phân khúc còn thiếu cung. Do đó, cần cách tiếp cận phát triển cân bằng, hài hòa hơn thị trường tài chính, kiến tạo phát triển song vẫn kiểm soát rủi ro, tận dụng được cơ hội mới (từ nay đến 2030, mỗi năm Việt Nam cần khoảng 800.000 - 1 triệu tỷ đồng vốn trung dài hạn, ngoài phần vốn tín dụng ngân hàng). Đặc biệt, cần quan tâm kiểm soát rủi ro tài chính - bất động sản.

Cần sớm giải quyết, đảm bảo quyền lợi chính đáng của nhà đầu tư trong các vụ việc vừa qua liên quan đến lĩnh vực trái phiếu doanh nghiệp hay các sản phẩm bất động sản mới như condotels, officetels; thực hiện tốt Nghị định 08 (2023), Nghị quyết 33 (2023), Đề án 338 (2023), Nghị định 10 (2023)... Đồng thời, đẩy nhanh rà soát và có giải pháp tháo gỡ vướng mắc tại các dự án bất động sản; đẩy nhanh giải ngân đầu tư công, Chương trình phục hồi; chú trọng điều tiết cung - cầu hợp lý giữa các phân khúc và giá bất động sản.

Tiếp tục hoàn thiện thể chế, cụ thể là đẩy nhanh tiến độ sửa đổi các sắc luật liên quan như Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp, Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng...; theo đó, cần rà soát đảm bảo đồng bộ, nhất quán giữa các bộ luật liên quan.

Có quy định rõ ràng hơn trong phân nhóm các phân khúc bất động sản để có chính sách tín dụng, vốn và tài chính phù hợp. Có hướng dẫn, cho phép thành lập các định chế tài chính bất động sản chuyên biệt như: quỹ tiết kiệm nhà ở, quỹ phát triển nhà ở xã hội, quỹ đầu tư tín thác bất động sản (REIT), cơ quan tái tài trợ bất động sản thế chấp nhà ở, chứng khoán hóa bất động sản về lâu dài... Đồng thời, có lộ trình đánh thuế bất động sản phù hợp; thúc đẩy thanh toán không tiền mặt với giao dịch bất động sản.

Đối với doanh nghiệp bất động sản: Cần có kế hoạch cụ thể, khả thi trong việc thanh toán nợ trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn (nhất là giai đoạn 2023-2024). Đa dạng hóa nguồn vốn (ngoài tín dụng ngân hàng, còn có kênh phát hành trái phiếu, cổ phiếu, quỹ đầu tư, quỹ REIT, thuê tài chính, M & A... để tài trợ cho dự án hoặc làm vốn lưu động).

Các doanh nghiệp đưa ra kế hoạch huy động vốn cần gắn với mục đích sử dụng vốn cụ thể. Giảm đòn bẩy tài chính, hạn chế đầu tư dàn trải; hướng tới minh bạch, chuyên nghiệp, nhất là hồ sơ tín dụng, hồ sơ phát hành chứng khoán, thực hiện các cam kết với nhà đầu tư...; quan tâm quản lý rủi ro tài chính (lãi suất, tỷ giá, dòng tiền, đòn bẩy tài chính...) và tích cực góp ý, phản biện chính sách, văn bản pháp luật liên quan.

Ông Nguyễn Quốc Hiệp: Ngành xây dựng đang ở trạng thái "bi bét" nhất từ trước tới nay

Chủ tịch GP Invest, Chủ tịch Hiệp hội nhà thầu Việt Nam cho rằng, có nhiều ý kiến liên quan tới việc gỡ vướng cho thị trường bất động sản, nhưng chưa ai nói gì tới ngành xây dựng, Trong khi đó, sự liên thông giữa bất động sản và xây dựng là rất chặt chẽ. Ngành xây dựng đóng góp 6% vào GDP Việt Nam 2022. Thị trường bất động sản cần xây dựng, không có xây dựng thì không có dự án, không có bộ mặt đô thị…

Gỡ khó cho thị trường bất động sản, các chuyên gia nói gì?
Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch GP Invest, Chủ tịch Hiệp hội nhà thầu Việt Nam

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, quý I/2023, ngành xây dựng tăng trưởng âm 3% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là trạng thái "bi bét" nhất từ trước tới nay.

"Khoảng 40 doanh nghiệp ở miền Trung không có việc làm. Nhóm nhà thầu phía Nam mà Tập đoàn Hoà Bình dẫn đầu đã “kêu cứu” tới Thủ tướng với 21 chữ ký ủng hộ của các nhà thầu. Tại miền Bắc, chỉ một số ít doanh nghiệp lớn, đủ năng lực triển khai dự án đầu tư công có việc. Trong khi đó, các nhà thầu xây dựng là doanh nghiệp nhỏ và vừa không có công ăn việc làm. Chưa có năm nào nhà thầu xây dựng trải qua tình trạng khốc liệt như năm nay", ông Hiệp nói.

Chủ tịch Hiệp hội nhà thầu Việt Nam cho rằng, vấn đề ở đây là thiếu cơ chế pháp lý bảo vệ nhà thầu. Doanh nghiệp xây dựng phải vay tiền ngân hàng để thực hiện hoạt động, làm xong dự án mới được thanh toán, lãi vay 11-13%/năm. Trường hợp chủ đầu tư khó khăn như gần đây không thể chi trả, thậm chí yêu cầu trả bằng sản phẩm là các nhà đã xây… Nếu không có cơ chế bảo vệ, doanh nghiệp xây dựng đối mặt nguy cơ phá sản.

Ở góc độ chủ đầu tư, ông Hiệp nhận định, các doanh nghiệp vẫn mong mỏi chờ đợi những điểm nghẽn pháp lý được xử lý, thông suốt. Về nguồn vốn, bằng cách này hay cách khác doanh nghiệp vẫn có thể xoay sở được, chỉ có giải pháp về pháp lý mới là điều các doanh nghiệp quan tâm nhất.

Làm gì để Làm gì để "gỡ" nút thắt thanh khoản bất động sản, khơi thông thị trường?

Các tin khác

Đề xuất giảm bớt thủ tục trong xác định đối tượng mua nhà ở xã hội

Đề xuất giảm bớt thủ tục trong xác định đối tượng mua nhà ở xã hội

Cả nước hiện đang triển khai gần 300 dự án nhà ở xã hội và nguồn cung sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới. Các chuyên gia cho rằng, cần “nới lỏng” quy định để mở rộng đối tượng được mua nhà ở xã hội.
Có những chính sách ưu đãi nào để giáo viên mua nhà?

Có những chính sách ưu đãi nào để giáo viên mua nhà?

Theo Bộ Xây dựng, hiện nay có 3 chương trình tín dụng hỗ trợ đối tượng được hưởng chính sách mua nhà ở xã hội. Do vậy, trường hợp giáo viên thuộc nhóm đối tượng được hưởng chính sách mua nhà ở xã hội và đáp ứng đủ điều kiện (về nhà ở, cư trú) để được vay vốn mua nhà ở xã hội theo quy định thì có thể tiếp cận một trong 3 gói hỗ trợ để vay mua nhà ở xã hội.
Thêm dự án đất nền ở Quảng Nam nhiều năm vẫn chưa có sổ

Thêm dự án đất nền ở Quảng Nam nhiều năm vẫn chưa có sổ

Dự án Khu dân cư số 1, phường Điện An, thị xã Điện Bàn do Công ty TNHH Sản xuất thương mại dịch vụ Thiện Vỹ (thôn Tân An, xã Đại Lãnh, huyện Đại Lộc) làm chủ đầu tư. Người dân kiến nghị đến lãnh đạo tỉnh Quảng Nam về việc dự án này kéo dài nhiều năm vẫn chưa có sổ.
Được làm nhà ở xã hội, đại gia Đường "bia" tuyên bố không bán khách sạn dát vàng

Được làm nhà ở xã hội, đại gia Đường "bia" tuyên bố không bán khách sạn dát vàng

Đại gia Đường "bia" - Chủ tịch Hòa Bình Nguyễn Hữu Đường chính thức thông tin sẽ không bán Khách sạn dát vàng Dolce Hanoi Golden Lake dù có rất nhiều đối tác vẫn đang muốn mua, mà từ ngày 1/10 tới khách sạn này sẽ được nâng tầm lên một nấc mới.
Chủ tịch Quốc hội: “Dứt khoát không hợp thức hóa chung cư mini trong Luật Nhà ở”

Chủ tịch Quốc hội: “Dứt khoát không hợp thức hóa chung cư mini trong Luật Nhà ở”

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu quan điểm “dứt khoát không hợp thức hóa chung cư mini trong Luật Nhà ở” tại phiên họp thứ 26 (sáng 20/9) khi cho ý kiến Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi).
Nhức nhối tình trạng khoét lõm xây dựng chung cư mini

Nhức nhối tình trạng khoét lõm xây dựng chung cư mini

Tình trạng khoét lõm xây dựng chung cư mini làm phá vỡ quy hoạch, gia tăng áp lực lên hạ tầng đô thị, không đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy.
Có gì trong tòa tháp đôi tiêu chuẩn khách sạn 5 sao biểu tượng tại Nghệ An?

Có gì trong tòa tháp đôi tiêu chuẩn khách sạn 5 sao biểu tượng tại Nghệ An?

Giữa tháng 9, nhà sáng lập Ecopark chính thức giới thiệu ra thị trường 2 tòa tháp biểu tượng Central Park Residences nằm tại trái tim Eco Central Park. Được thiết kế độc đáo với 520 khu vườn giữa mây trời, cùng hàng trăm tiện ích chuẩn khách sạn 5 sao, Central Park Residences sẽ phục vụ nhu cầu sống xanh - sống đẳng cấp của giới nhà giàu.
Chuyên gia chỉ loạt nguyên do khiến chung cư mini nở rộ vượt ngoài tầm kiểm soát

Chuyên gia chỉ loạt nguyên do khiến chung cư mini nở rộ vượt ngoài tầm kiểm soát

Từ năm 2011-2021, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đã có nhiều văn bản kiến nghị của Hiệp hội về nhà chung cư mini.
Tổng kiểm tra chung cư mini tại Hà Nội từ ngày 15/9

Tổng kiểm tra chung cư mini tại Hà Nội từ ngày 15/9

TP.Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu các cơ quan liên quan tổng kiểm tra các chung cư mini trên địa bàn. Thời gian kiểm tra bắt đầu từ ngày 15/9 đến 30/10/2023.
Bộ Xây dựng: Chung cư mini bị cháy ở Khương Hạ không tuân thủ thiết kế xây dựng

Bộ Xây dựng: Chung cư mini bị cháy ở Khương Hạ không tuân thủ thiết kế xây dựng

Theo ông Vũ Ngọc Anh, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường (Bộ Xây dựng), chung cư mini vừa bị cháy ở Khương Hạ (quận Thanh Xuân) không tuân thủ thiết kế xây dựng ban đầu.
Có nộp thuế thu nhập thì không được mua nhà ở xã hội

Có nộp thuế thu nhập thì không được mua nhà ở xã hội

Đây là nội dung được nhiều người quan tâm tại dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi).
Một chung cư mini khác của chủ căn bị cháy tại Hà Nội cũng vi phạm quy định PCCC

Một chung cư mini khác của chủ căn bị cháy tại Hà Nội cũng vi phạm quy định PCCC

Một chung cư mini tại quận Đống Đa (Hà Nội) của Nghiêm Quang Minh - người vừa bị khởi tố, liên quan vụ cháy chung cư mini làm 56 người chết - không đảm bảo phòng cháy chữa cháy (PCCC).
5 vùng đất Blue zone có gì mà người dân sống trường thọ nhất trên thế giới?

5 vùng đất Blue zone có gì mà người dân sống trường thọ nhất trên thế giới?

Trên thế giới có 5 vùng đất “Blue Zone”- nơi con người sống khỏe, trường thọ. Điểm chung của những vùng đất này là thiên nhiên trong lành, con người sống gần gũi với thiên nhiên trong từng hơi thở, bước đi, miếng ăn, giấc ngủ…
Kỉ lục toà tháp xanh có mật độ sân vườn trên cao cao nhất Việt Nam

Kỉ lục toà tháp xanh có mật độ sân vườn trên cao cao nhất Việt Nam

Central Park Residences gồm 2 toà tháp xanh, có gần 90% số căn hộ sở hữu sân vườn trên không riêng. Để phát triển sản phẩm bất động sản đặc biệt, đưa sân vườn biệt thự lên mây trời, lần đầu tiên có tại Nghệ An này, đội ngũ kĩ sư, chuyên gia cảnh quan cây xanh của Nhà sáng lập
Tổng kiểm tra, rà soát 100% chung cư mini, nhà cho thuê trọ tại Hà Nội

Tổng kiểm tra, rà soát 100% chung cư mini, nhà cho thuê trọ tại Hà Nội

Sau khi vụ cháy chung cư mini tại số nhà 37 ngách 29/70 phố Khương Hạ, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội đã ban hành công điện số 02/CĐ-UBND chỉ đạo các đơn vị chức năng khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ cháy, làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Yêu cầu NHNN xem xét, điều chỉnh hệ số rủi ro các phân khúc bất động sản

Yêu cầu NHNN xem xét, điều chỉnh hệ số rủi ro các phân khúc bất động sản

Bên cạnh đó, yêu cầu NHNN rà soát các quy định liên quan đến cho vay, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp cho đồng bộ, phù hợp với chính sách phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp.
Thành viên Kinh Bắc (KBC) làm dự án nhà ở xã hội gần 1.600 tỷ đồng tại Hải Phòng?

Thành viên Kinh Bắc (KBC) làm dự án nhà ở xã hội gần 1.600 tỷ đồng tại Hải Phòng?

Công ty con của Kinh Bắc (mã CK KBC) là CTCP KCN Sài Gòn - Hải Phòng (SHP) muốn vay 1.200 tỷ đồng làm nhà ở xã hội tại Hải Phòng.
CTCP KCN Sài Gòn - Hải Phòng muốn vay tiền làm NOXH tại Hải Phòng

CTCP KCN Sài Gòn - Hải Phòng muốn vay tiền làm NOXH tại Hải Phòng

Trong đợt 2, tại Hải phòng chỉ có 1 dự án nhà ở xã hội thuộc dự án Khu đô thị - dịch vụ thương mại và nhà ở công nhân Tràng Duệ, xã Lê Lợi, xã Quốc Tuấn, huyện An Dương đủ điều kiện vay gói 120.000 tỷ đồng.
Quảng Nam: Người dân góp vốn mua đất, đòi sổ ở dự án của Công ty Minh Hoàng Long

Quảng Nam: Người dân góp vốn mua đất, đòi sổ ở dự án của Công ty Minh Hoàng Long

Nhiều hộ dân phản ánh, đã mua sản phẩm đất nền tại dự án Khu dân cư số 1 mở rộng (phường Điện An, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) do Công ty Cổ phần Xây dựng Minh Hoàng Long làm chủ đầu tư. Theo hợp đồng, họ đã thanh toán 95% giá trị lô đất, nhưng đến nay Công ty vẫn chưa bàn giao sổ đỏ.
Người lao động thu nhập thấp vẫn khó tiếp cận nhà ở xã hội?

Người lao động thu nhập thấp vẫn khó tiếp cận nhà ở xã hội?

Theo cử tri tỉnh tỉnh Bình Thuận, hiện nhà ở xã hội bán giá rất cao, người dân có thu nhập thấp khó có thế tiếp cận được. Theo đó, cần quan tâm điều chỉnh giá nhà ở xã hội hoặc có các gói hỗ trợ cho người có thu nhập thấp.
Xem thêm
Phiên bản di động