Kinh tế ĐBSCL đối mặt thử thách của 3 "vòng xoáy"

01/08/2022 21:16 An sinh Tuấn Việt
Năm 2021, trong bối cảnh dịch bệnh, khu vực nông nghiệp của ĐBSCL vẫn tăng trưởng 3,4%, cao hơn so với mặt bằng chung cả nước. Tuy nhiên, lĩnh vực này không đủ sức vực dậy nền kinh tế của vùng vì khu vực công nghiệp và dịch vụ chiếm tới hơn 70% GRDP đều tăng trưởng âm...
Lĩnh vực nông nghiệp của ĐBSCL được nhận định vẫn còn nhiều tiềm năng để chuyển đổi cơ cấu và tăng năng suất. Ảnh minh họa
Lĩnh vực nông nghiệp của ĐBSCL được nhận định vẫn còn nhiều tiềm năng để chuyển đổi cơ cấu và tăng năng suất. Ảnh minh họa

Đây là thông tin được nhóm nghiên cứu đưa ra tại Lễ công bố Báo cáo kinh tế thường niên Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm 2022 do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức ngày 1/8.

Báo cáo vừa công bố cũng là lần thứ 2 có một nghiên cứu được thực hiện đầy đủ và duy nhất về một vùng kinh tế trên cả nước, với chủ đề “Chuyển đổi mô hình phát triển và Quy hoạch tích hợp”. Trong đó, ấn phẩm tập trung nghiên cứu mô hình chuyển đổi nông nghiệp, đánh giá tác động của Quy hoạch tích hợp ĐBSCL giai đoạn 2021- 2030 tầm nhìn 2050.

Cùng với lễ công bố, thông điệp chính được đưa ra là ĐBSCL đang đứng trước cơ hội lớn để thay đổi, cần nắm bắt cơ hội, hợp tác để phát triển nhanh nhưng phải bền vững.

LẦN ĐẦU TIÊN ĐBSCL CÓ MỨC TĂNG TRƯỞNG ÂM TRONG 2 THẬP KỶ

Theo báo cáo, kinh tế ĐBSCL trong năm 2020-2021 có điểm sáng lớn nhất là lĩnh vực nông nghiệp. Bất chấp dịch bệnh trong năm 2021, khu vực nông nghiệp của vùng vẫn tăng trưởng 3,4%, cao hơn so với mặt bằng chung của cả nước.

Trong đó, xuất khẩu nông thủy sản vùng ĐBSCL đóng vai trò then chốt trong việc duy trì thặng dư thương mại cho Việt Nam.

Tuy nhiên, báo cáo cũng chỉ ra rằng, một mình ngành nông nghiệp không đủ sức vực dậy nền kinh tế của vùng vì khu vực công nghiệp và dịch vụ cùng nhau chiếm tới hơn 70% GRDP của ĐBSCL đều tăng trưởng âm, ước tính lần lượt là âm 0,8% và âm 1,8%.

Tại lễ công bố, TS. Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc Đại học Fulbright Việt Nam, đồng chủ biên và trưởng nhóm nghiên cứu cho biết, ĐBSCL chịu tác động nặng nề của dịch COVID -19 và là vùng duy nhất của cả nước có tốc độ tăng trưởng âm trong năm 2021.

GRDP của vùng trong 2 năm vừa qua suy giảm nặng nề trong cả 4 lĩnh vực, từ nông nghiệp, công nghiệp và xây dựng, dịch vụ đến thuế và trợ cấp từ thuế trong khi cơ cấu GRDP trong 3 năm từ năm 2019-2021 hầu như không thay đổi.

Năm 2021, Việt Nam có 9 địa phương có mức tăng trưởng âm thì riêng vùng ĐBSCL đã đóng góp tới 6 địa phương.

Một mình ngành nông nghiệp không đủ sức vực dậy nền kinh tế vùng ĐBSCL  ảnh 1
TS. Vũ Thành Tự Anh giới thiệu một số thông điệp chính của báo cáo. Ảnh: VGP

Còn theo ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch VCCI, báo cáo năm nay đã chỉ ra, lần đầu tiên trong 2 thập kỷ qua ĐBSCL có mức tăng trưởng kinh tế thấp hơn bình quân cả nước, với mức tăng trưởng GRDP vùng giảm sâu, âm 0,43% trong năm 2021, thấp nhất trong lịch sử phát triển của vùng.

Bên cạnh đó, môi trường kinh doanh, chất lượng điều hành vốn là thế mạnh của vùng trong nhiều năm qua thì nay đã suy giảm so với các vùng kinh tế khác và các nguồn vốn huy động từ tín dụng, thu hút FDI vẫn còn thấp so với tiềm năng.

Tuy nhiên, bên cạnh những thách thức đã chỉ ra, Chủ tịch VCCI cũng nhấn mạnh: "Từ báo cáo kinh tế thường niên ĐBSCL năm 2022, VCCI muốn gửi đến chính quyền các địa phương, các tổ chức, nhà tài trợ quốc tế, các doanh nghiệp trong và ngoài nước thông điệp: ĐBSCL đang đứng trước cơ hội lớn để thay đổi, hãy nắm bắt cơ hội, hợp tác để phát triển nhanh nhưng phải bền vững".

ĐỨNG TRƯỚC THỬ THÁCH CỦA BA VÒNG XOÁY

Tại lễ công bố, nhóm nghiên cứu cho biết, về mặt kinh tế, ĐBSCL đang đứng trước thử thách của ba vòng xoáy.

Thứ nhất là “Vòng xoáy ngân sách” phản ảnh tình trạng thiếu đầu tư trầm trọng ở ĐBSCL.

Thứ 2 là “Vòng xoáy lao động” xuất phát từ tình trạng thiếu cơ hội việc làm nên lao động trẻ di cư từ ĐBSCL đến các khu vực đô thị và công nghiệp ở Đông Nam Bộ.

Cuối cùng là “Vòng xoáy cơ cấu kinh tế” là căn nguyên của hai vòng xoáy trên.

Trong đó, nút thắt xuyên suốt đã được chỉ ra cả ở báo cáo thường niên 2020 và 2022 là cơ chế quản trị, điều phối và liên kết vùng. Các cơ chế này hiện nay thiếu hiệu lực và hiệu quả. Theo đó, trong khi lực "ly tâm" ở liên kết vùng thì mạnh, còn lực "hướng tâm" lại đang rất yếu.

Một mình ngành nông nghiệp không đủ sức vực dậy nền kinh tế vùng ĐBSCL  ảnh 2
Vòng xoáy đi xuống về kinh tế mà khu vực ĐBSCL phải đối mặt.

Theo nhóm nghiên cứu, cần phá vỡ một số mắc xích của các vòng xoáy về kinh tế, xã hội, môi trường thì ĐBSCL mới có thể chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế và nâng cao thu nhập cho người dân một cách bền vững…

Trong bối cảnh đó, Quy hoạch tích hợp ĐBSCL xuất hiện sẽ như một cơ chế có tính pháp lý từ bên trên, có tiềm năng tạo ra và thúc đẩy hợp tác, liên kết vùng. Bản quy hoạch này, nếu được thực hiện, sẽ tác động một cách toàn diện đến nền kinh tế của vùng, đặc biệt đối với chuyển đổi nông nghiệp, hệ thống cơ sở hạ tầng và logistics.

Để có thể triển khai những định hướng mới của Quy hoạch tích hợp, đòi hỏi nhiều điều kiện có tính tiền đề, trong đó quan trọng nhất là phải thay đổi cơ bản về tư duy và tầm nhìn phát triển; phải xây dựng được thể chế quản trị và liên kết vùng thực chất, có hiệu lực...

Đồng thời, để ĐBSCL phát triển, việc tháo gỡ các nút thắt là quan trọng, song cũng phải không ngừng tìm kiếm những động lực phát triển mới.

Đơn cử, trong hai năm 2020 và 2021, ngành năng lượng ở ĐBSCL nổi lên như một điểm sáng, tuy chiếm chưa tới 10% số dự án, song lại tiếp nhận tới hơn 60% tổng vốn FDI của toàn vùng.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng lưu ý, các địa phương cần phải "duy lý" với các kế hoạch và dự án phát triển năng lượng chứ không nên chạy theo thành tích thu hút FDI hay những hứa hẹn thiếu cơ sở về tăng ngân sách.

Cụ thể là nhiệt điện khí đang phải đối diện với nhiều rủi ro; điện mặt trời đang gặp phải sự thay đổi chính sách; còn điện sinh khối chưa có khung khổ chính sách phù hợp...

"Chính phủ cũng đã phê duyệt Quy hoạch tích hợp vùng ĐBSCL thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 và công bố vào tháng 6 vừa qua. Nhưng vấn đề hiện nay là các địa phương ĐBSCL hợp tác thế nào để tận dụng, nếu phát triển rời rạc, cuốn vào đua xuống đáy thì khó tận dụng được cơ hội bứt phá", ông Vũ Thành Tự Anh lưu ý.

Một mình ngành nông nghiệp không đủ sức vực dậy nền kinh tế vùng ĐBSCL  ảnh 3
Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công phát biểu tại lễ công bố.

TỚI NĂM 2030, ĐBSCL CẦN ÍT NHẤT 57 TỶ USD CHO PHÁT TRIỂN

Dưới góc độ quốc tế, bà Caitlin Wiesen, Trưởng đại diện Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam đánh giá, báo cáo này được đưa ra đúng lúc chính quyền các tỉnh ở ĐBSCL đang bắt đầu thiết kế các quy hoạch cấp tỉnh, sau quy hoạch tổng thể vùng của Chính phủ vào tháng trước.

Trong đó, "các thách thức về xã hội, kinh tế, môi trường và biến đổi khí hậu không thể giải quyết được riêng lẻ mà các địa phương phải cùng hành động", đại diện UNDP khuyến nghị.

Đại diện đối tác phát triển, bà Carolyn Turk, Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam nhấn mạnh tầm quan trọng của khu vực tư nhân trong việc huy động các nguồn lực để thực hiện Quy hoạch tổng thể vùng.

Đại diện WB ước tính từ nay đến năm 2030, khu vực ĐBSCL cần ít nhất 57 tỷ USD để tài trợ cho các khoản đầu tư cần thiết cho khu vực được xác định trong quy hoạch tổng thể.

Theo đó, với nhu cầu tài chính khổng lồ này, nguồn vốn công chỉ có thể đáp ứng được 21%, còn 79% sẽ phải đến từ các nguồn khác và tài chính tư nhân phải là nguồn đóng góp chính.

"VCCI cần phát huy vai trò trở thành cầu nối quan trọng giữa các nhà hoạch định chính sách và cộng đồng doanh nghiệp, phối hợp với các cơ quan nghiên cứu quan trọng và các tổ chức tư vấn, WB sẵn sàng tham gia hỗ trợ kỹ thuật, tư vấn tài chính", bà Carolyn Turk nói.

Các tin khác

Doanh nghiệp tăng lương thưởng, người lao động ở Huế phấn khởi đón Tết

Doanh nghiệp tăng lương thưởng, người lao động ở Huế phấn khởi đón Tết

Mặt bằng chung năm nay, mức tiền lương, tiền thưởng Tết ở các khối doanh nghiệp có tăng hơn so với năm 2024. Nhiều công ty nhận được nhiều đơn hàng, hoạt động sản xuất, kinh doanh khởi sắc nên lương thưởng Tết cho người lao động khấm khá hơn.
Những chuyến tàu, xe công đoàn an toàn

Những chuyến tàu, xe công đoàn an toàn

Những mùa Tết Nguyên đán gần đây, các cấp công đoàn đã tổ chức nhiều chuyến xe - chuyến tàu công đoàn đưa NLĐ làm ăn xa về quê ăn Tết. Không chỉ bảo đảm an toàn tuyệt đối, các chuyến xe - chuyến tàu đó còn mang lại cảm giác ấm áp, tràn đầy tình người. Mùa Tết Ất Tỵ tiếp tục sẽ có nhiều những chuyến xe - chuyến tàu như vậy.
Ninh Thuận: Công đoàn mang 'Tết ấm' đến người lao động

Ninh Thuận: Công đoàn mang 'Tết ấm' đến người lao động

Trong không khí rộn ràng chào đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Công đoàn các Khu công nghiệp tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức chương trình "Tết sum vầy – Xuân ơn Đảng" đầy ý nghĩa vào ngày 18/1. Đây là hoạt động thiết thực, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của tổ chức Công đoàn đối với đoàn viên, người lao động, đặc biệt là những hoàn cảnh khó khăn, giúp họ đón Tết cổ truyền ấm áp.
Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng ở Quảng Ngãi: Ấm áp, sẻ chia yêu thương

Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng ở Quảng Ngãi: Ấm áp, sẻ chia yêu thương

Trong không khí rộn ràng của những ngày giáp Tết, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức Chương trình "Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng" và Chợ Tết Công đoàn năm 2025, mang đến niềm vui, sự ấm áp và những món quà ý nghĩa cho hàng nghìn đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trên địa bàn tỉnh.
Vì sao hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa 12 tháng và không bảo lưu thời gian đã đóng trên 144 tháng?

Vì sao hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa 12 tháng và không bảo lưu thời gian đã đóng trên 144 tháng?

Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là loại hình bảo hiểm ngắn hạn, tính chia sẻ rủi ro cao, việc chi trả trợ cấp thất nghiệp (TCTN) nhằm hỗ trợ một phần thu nhập cho người lao động (NLĐ) khi gặp rủi ro về việc làm nên cần khống chế thời gian hưởng TCTN tối đa là 12 tháng và không bảo lưu đối với thời gian đóng BHTN trên 144 tháng, góp phần đảm bảo an toàn Quỹ BHTN.
Làm việc đến khi về hưu thì bảo hiểm thất nghiệp có còn được hưởng?

Làm việc đến khi về hưu thì bảo hiểm thất nghiệp có còn được hưởng?

Không ít người lao động (NLĐ) đang băn khoăn, nếu làm việc cho đến khi nghỉ hưu, chưa từng nhận bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) thì khoản tiền đã đóng BHTN sẽ thế nào? NLĐ có được hưởng trợ cấp thất nghiệp hay không?
Thưởng Tết ở công ty đông công nhân lao động nhất ở TP. HCM

Thưởng Tết ở công ty đông công nhân lao động nhất ở TP. HCM

Với tư tưởng luôn tìm cách làm lợi nhất cho người lao động, những năm qua, BCH CĐCS Công ty PouYuen luôn thương lượng, kí thỏa ước lao động tập thể với ban giám đốc công ty với nhiều điều khoản có lợi cho người lao động.
Giá xăng dầu trong nước đồng loạt tăng

Giá xăng dầu trong nước đồng loạt tăng

Ngày 9/1/2025, Liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh tăng giá xăng dầu trong nước lên trên 21.000 đồng/lít.
Người lao động trăn trở về mức hưởng trợ cấp thất nghiệp

Người lao động trăn trở về mức hưởng trợ cấp thất nghiệp

Người lao động quan tâm tới việc đề xuất tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp (TCTN) nhằm tạo điều kiện hỗ trợ người lao động có cuộc sống tối thiểu khi mất việc làm, thất nghiệp.
Doanh nghiệp chăm lo thiết thực, thưởng Tết cao, người lao động phấn khởi

Doanh nghiệp chăm lo thiết thực, thưởng Tết cao, người lao động phấn khởi

Tết Nguyên đán này, các doanh nghiệp và tổ chức Công đoàn trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa sẽ chăm lo chu đáo cho NLĐ bằng những món quà Tết, khoản thưởng xứng đáng. Qua đó, vun đắp thêm tình cảm gắn bó và động viên NLĐ.
Đặt tour du lịch, đổi tiền online dịp Tết, cẩn thận “sập bẫy” lừa đảo

Đặt tour du lịch, đổi tiền online dịp Tết, cẩn thận “sập bẫy” lừa đảo

Dịp cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, các vụ lừa đảo trực tuyến lợi dụng nhu cầu đổi tiền mới, đi du lịch tăng mạnh. Tuy đây không phải những chiêu trò mới nhưng vẫn nhiều nạn nhân dính bẫy, chuyên gia khuyến cáo gì?
Người lao động lo lắng về tiền thưởng Tết

Người lao động lo lắng về tiền thưởng Tết

Tết Nguyên đán 2025 đang đến gần, không khí mua sắm đã bắt đầu rộn ràng trên khắp các con phố, siêu thị và chợ truyền thống. Trong bối cảnh nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, tâm lý và kỳ vọng của người lao động về tiền thưởng Tết trở thành một chủ đề nóng hổi.
Giá xăng dầu trong nước đồng loạt giảm sau 2 lần tăng liên tiếp

Giá xăng dầu trong nước đồng loạt giảm sau 2 lần tăng liên tiếp

Ngày 26/12, Liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giảm giá xăng dầu trong nước xuống dưới 21.000 đồng/lít.
VnExpress Marathon Hải Phòng tiếp tục truyền cảm hứng về lối sống năng động, lành mạnh

VnExpress Marathon Hải Phòng tiếp tục truyền cảm hứng về lối sống năng động, lành mạnh

Giải VnExpress Marathon tổ chức tại thành phố cảng Hải Phòng đã thu hút 10.000 người tham gia. Trong đó, Herbalife Việt Nam tiếp tục là Nhà tài trợ Dinh dưỡng cho giải chạy này.
Cầu Tứ Liên dự kiến hoàn thành sau 2 năm, kết nối Vinhomes Global Gate Cổ Loa với trung tâm Hà Nội

Cầu Tứ Liên dự kiến hoàn thành sau 2 năm, kết nối Vinhomes Global Gate Cổ Loa với trung tâm Hà Nội

Việc khởi công xây dựng cầu Tứ Liên đúng kế hoạch sẽ góp phần giảm áp lực giao thông cho các cầu hiện hữu bắc qua sông Hồng, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, đô thị hóa cho khu vực Đông Bắc Thủ đô Hà Nội.
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh tiên phong trong cuộc “cách mạng” điều trị ung thư tại Việt Nam

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh tiên phong trong cuộc “cách mạng” điều trị ung thư tại Việt Nam

Ngày 12/12, tại Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh và Viện Nghiên cứu Tâm Anh (TAMRI), với sự chứng kiến của đại diện Bộ Y tế, Bộ Ngoại giao và Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), đã công bố triển khai Dự án VISTA-1 về thuốc miễn dịch đường uống điều trị ung thư RBS2418 của Mỹ.
Giải thưởng “L’Oréal - sắc màu cuộc sống 2024” vinh danh những tấm gương vượt qua nghịch cảnh

Giải thưởng “L’Oréal - sắc màu cuộc sống 2024” vinh danh những tấm gương vượt qua nghịch cảnh

Nhân dịp kỷ niệm 15 năm thành lập chương trình trao quyền cho phụ nữ Việt - L’Oreal Vì Cuộc sống tốt đẹp hơn, cuộc thi L’Oréal Sắc Màu Cuộc Sống - một sân chơi dành cho những tài năng trẻ đã vượt lên nghịch cảnh để khẳng định bản thân trong ngành tóc đã được khởi động lại sau nhiều năm gián đoạn.
Đâu là nguyên nhân chính khiến lượng xe tiêu thụ tăng vọt trong tháng 10/2024

Đâu là nguyên nhân chính khiến lượng xe tiêu thụ tăng vọt trong tháng 10/2024

Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cho biết, số lượng xe bán ra trong tháng 10 năm 2024 tăng tới 53% so với cùng kỳ 2023. Các chuyên gia cho rằng lý do của việc này đến từ việc giảm phí trước bạ, nhu cầu mua sắm ô tô tăng cao dịp cuối năm, chính sách cho vay của ngân hàng hấp dẫn và thị trường bất động sản sôi động.
Dịp cận Tết, người lao động cảnh giác với chiêu trò lừa đảo mua hàng, nhận quà trúng thưởng qua mạng

Dịp cận Tết, người lao động cảnh giác với chiêu trò lừa đảo mua hàng, nhận quà trúng thưởng qua mạng

Nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng cao vào dịp cuối năm và Tết Nguyên đán. Lợi dụng điều này, nhiều đối tượng đăng bán hàng kém chất lượng trên mạng, giả mạo doanh nghiệp giảm giá hàng hóa, tặng quà để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Vậy người lao động cần lưu ý gì để tránh mắc bẫy lừa đảo?
Nhiều chiêu trò bán vé máy bay Tết 2025 giá rẻ để lừa đảo người lao động, chuyên gia khuyến cáo gì?

Nhiều chiêu trò bán vé máy bay Tết 2025 giá rẻ để lừa đảo người lao động, chuyên gia khuyến cáo gì?

Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) khuyến cáo người dân khi có nhu cầu đặt mua vé máy bay, vé tàu,... cần thực hiện giao dịch thông qua website chính thống, ứng dụng di động hoặc trực tiếp tại phòng vé và đại lý chính thức của hãng.
Xem thêm
Phiên bản di động