Lời giải nào cho bài toán vốn của doanh nghiệp hiện nay?

22/11/2022 14:55 Đầu tư Cẩm Thạch
Trong bối cảnh thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu còn tồn tại những khó khăn cùng với áp lực kép từ tỷ giá và lãi suất khiến nhiều doanh nghiệp phải đối mặt với bài toán khó huy động vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Trao đổi trong Talkshow Phố Tài chính (The Finance Street) trên VTV8, ông Phan Anh Tuấn, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán Navibank (NVS) cho rằng, trong bối cảnh thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu còn tồn tại những khó khăn cùng với áp lực kép từ tỷ giá và lãi suất khiến nhiều doanh nghiệp phải đối mặt với bài toán khó huy động vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, đây cũng là dịp để các doanh nghiệp tìm cách chuyển mình, tìm cách thích ứng để huy động được nguồn vốn mới và dồi dào hơn từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

BTV Mùi Khánh Ly: Ông đánh giá như nào về mức độ khó khăn của các doanh nghiệp trong việc huy động nguồn vốn hiện nay?

Ông Phan Anh Tuấn, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán Navibank (NVS): Chúng ta thấy rằng kỷ nguyên tiền rẻ với nguồn vốn dồi dào và chi phí lãi suất thấp trên thị trường quốc tế đã chấm dứt, điều đấy ảnh hưởng rất mạnh tới thị trường Việt Nam trên cả ba kênh lớn.

Thứ nhất đối với dòng cổ phiếu, thị trường đã có sự suy giảm rất mạnh cả về giá trị giao dịch và số lượng kể từ đầu năm đến nay, điều này khiến cho các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong việc huy động trên thị trường này.

Đối với thị trường trái phiếu là một thị trường đã phát triển khá mạnh trong 2-3 năm gần đây. Tuy nhiên, với những thay đổi, siết chặt hơn của cơ quan quản lý trong cả ba bên là Ủy Ban Chứng Khoán, bên ngân hàng cũng như công ty bảo hiểm, khiến cho số lượng các nhà đầu tư có thể tiếp cận với thị trường trái phiếu giảm đi rất nhiều.

Cuối cùng là vay ngân hàng, việc các ngân hàng của các nước, các nền kinh tế đầu tàu trên thế giới đã áp dụng chính sách lãi suất cao nhằm chống lạm phát cũng ảnh hưởng trực tiếp tới Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước buộc phải áp dụng chính sách lãi suất cao nhằm bảo vệ đồng nội tệ khiến cho các doanh nghiệp cũng khó khăn trong việc tìm kiếm được nguồn vốn.

Tuy nhiên, chúng ta thấy vẫn còn có những doanh nghiệp huy động vốn hiệu quả trong bối cảnh này. Vậy ông có thể chia sẻ thêm về các cách thức khác có thể giúp doanh nghiệp huy động được nguồn vốn mới không thưa ông?

Tôi cũng xin phép giới hạn phạm vi nguồn vốn ở kênh thị trường tài chính, tức là kênh vốn trung, dài hạn. Từ kinh nghiệm của chúng tôi trong việc tiếp cận, hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong nước tìm kiếm các nguồn vốn từ nước ngoài thì chúng tôi thấy có một số hình thức được áp dụng phổ biến trên thế giới nhưng chưa được áp dụng nhiều ở Việt Nam. Tuy nhiên, có hai mô hình mà chúng tôi thấy có tính khả thi cao ở Việt Nam và thực tế đã được sử dụng ở Việt Nam trong thời gian qua.

Thứ nhất là hình thức huy động vốn thông qua việc chuyển nhượng dòng tiền dài hạn từ dự án. Doanh nghiệp có thể huy động được vốn để tái cấu trúc các khoản nợ hoặc tái đầu tư vào các dự án khác mà không phải chờ đợi dòng tiền tích lũy từ dự án trong thời gian dài. Cấu trúc này thường được sử dụng trong các dự án có dòng tiền ổn định trong thời gian dài giống như ngành năng lượng, các ngành về cho thuê kho bãi, nhà xưởng, cho thuê văn phòng, khách sạn. Hiện nay chúng tôi chủ yếu áp dụng mô hình huy động này trong các dự án liên quan đến điện gió hoặc điện năng lượng mặt trời.

Hình thức thứ hai cũng đã triển khai khá phổ biến ở Việt Nam trong thời gian qua, đó là hình thức phát hành cổ phiếu ưu đãi, cổ tức hoặc là cổ phiếu ưu đãi hoàn lại. Nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu ưu đãi sẽ được cam kết nhận khoản cổ tức ổn định khoảng thời gian. Hình thức huy động này thì có một đặc điểm: mặc dù là dạng công cụ vốn tuy nhiên nó lại mang đầy đủ các đặc điểm của công cụ nợ. Như vậy nó giúp cho các nhà đầu tư khi đầu tư vào thị trường cận biên như Việt Nam, họ ưa thích đầu tư vào những sản phẩm có tính chất công cụ nhiều hơn trong khi đó các doanh nghiệp Việt Nam lại tránh được mất thời gian trong việc huy động khoản vốn nếu vay vốn từ nước ngoài. Đối với hình thức huy động này, cũng phải từ 100 – 200 triệu USD cho mỗi một lần huy động.

Như vậy có thể thấy vẫn đang có những phương án khả thi giúp doanh nghiệp tiếp cận được các nguồn vốn mới vào lúc này. Tuy nhiên theo ông đâu là lý do mà chưa có nhiều doanh nghiệp tiếp cận được với các hình thức huy động như vậy?

Hai cấu trúc huy động vốn mà tôi đề cập ở trên đòi hỏi có một số những tiêu chí nhất định để có thể áp dụng. Chẳng hạn đối với hình thức huy động vốn thông qua việc chuyển nhượng dòng tiền từ dự án thì chúng tôi hay áp dụng đối với các dự án về năng lượng, khi đó họ sẽ phải có những hợp đồng bán điện dài hạn.

Ngoài ra, đối với những dự án như vậy, chi phí về bảo trì và vận hành có thể định mức được trước, do vậy có thể tính toán được lợi nhuận của dự án. Chưa kể đến chuyện quy mô dự án, quy mô vốn cũng phải đủ lớn thì mới cover được những chi phí liên quan tới việc thu xếp về mặt pháp lý.

Mặt khác đối với trường hợp huy động thứ hai là huy động qua hình thức phát hành cổ phiếu ưu đãi thì thường nhà đầu tư sẽ phải kèm theo những yêu cầu doanh nghiệp và tuân thủ những quy định liên quan đến quản trị doanh nghiệp. Và những quy định đó thường khá khắt khe nhằm đảm bảo doanh nghiệp phải tuân thủ được kế hoạch tài chính mà họ đã dự phóng ra và tránh được, giảm được rủi ro cho các nhà đầu tư trong việc thu về dòng cổ tức mà họ đã kỳ vọng cũng như bán lẻ giá cổ phiếu trong tương lai theo mức giá mà đã thỏa thuận. Nó cũng không phải tốn chi phí mà đòi hỏi các doanh nghiệp phải chuẩn hóa trong hoạt động quản trị của mình.

Nhưng tôi tin rằng với nhóm VN30, là doanh nghiệp có giá trị vốn hóa lớn và họ cũng tuân thủ những quy định rất chặt chẽ, ngặt nghèo trong về điều kiện niêm yết nên tôi không nghĩ là khó khăn nhiều. Doanh nghiệp sẽ cần phải có sự thích nghi và nỗ lực trong việc chuyển đổi để làm sao chuẩn hóa bộ máy quản trị của mình mà thôi.

Ngoài ra, ở vị trí là bên kết nối các doanh nghiệp với các nhà đầu tư thì ông thấy hiện nay các nhà đầu tư từ khu vực nào trên thế giới, đang quan tâm nhiều hơn đến thị trường Việt Nam?

Đối với các nguồn vốn quốc tế mà chúng tôi làm việc thì chủ yếu qua 2 hub là đặc khu hành chính Hongkong và Singapore. Tuy nhiên, với những dự án cụ thể thì một số nhà đầu tư cũng có dòng vốn trực tiếp từ các nước ở châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc đại lục. Đối với những dự án liên quan năng lượng tái tạo chúng tôi chủ yếu làm việc với các nhà đầu tư từ Châu Âu. Đối với dòng vốn quốc tế thì họ thường đi theo những chiều hướng quốc tế nhất định. Tuy nhiên với tính chất gần gũi hơn, về văn hóa thì rõ ràng các nhà đầu tư đến từ Châu Á thì sẽ dễ chấp nhận hơn và Việt Nam cũng dễ trong việc đàm phán hơn để hiểu, chia sẻ những vấn đề mà khó khăn mà doanh nghiệp Việt Nam gặp phải.

Dòng vốn khi chúng tôi tiếp cận thì không có giới hạn về quy mô. Tuy nhiên, khó khăn chính nhất là khả năng hấp thụ vốn của các doanh nghiệp Việt Nam. Đối với những doanh nghiệp ở quy mô vừa nhỏ chẳng hạn thì có thể dòng vốn họ chỉ hấp thụ được khoảng 5-10 triệu USD thế nhưng với những dự án lớn, đặc biệt liên quan năng lượng thì quy mô hơn 200 triệu USD khá phổ biến.

Vừa rồi chúng ta đã có những phân tích về thực trạng huy động vốn của các doanh nghiệp hiện nay, vậy theo dự báo của ông, thị trường vốn trong thời gian tới sẽ như thế nào?

Thị trường vốn hiện nay sẽ chịu áp lực rất lớn từ chính sách lãi suất cao nhằm chống lạm phát của các nền kinh tế đầu tàu trên thế giới. Chúng ta cũng vừa biết Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã quyết định tiếp tục tăng lãi suất, đưa FED Funds Rate lên tới 4% - mức cao nhất kể từ năm 2008 cho đến nay. Với áp lực từ Chính phủ Mỹ thì Ngân hàng Trung ương Anh cũng bắt buộc phải tiếp tục tăng lãi suất để bảo vệ đồng bảng Anh, tạo niềm tin cho nền kinh tế Anh.

Như vậy, các doanh nghiệp không thể kỳ vọng trong thời gian ngắn trước mắt có thể có được nguồn vốn rẻ. Tuy nhiên, mặt khác chúng ta cũng thấy đây cũng là một cơ hội tốt, bởi vì khi kỷ nguyên dòng tiền rẻ không còn nữa thì các nhà đầu tư sẽ không còn ưa chuộng những dự án mang tính đột biến cao và họ sẽ thận trọng hơn, sẽ cân nhắc hơn tới dự án có chất lượng tốt, có tính ổn định nội tại cao, đặc biệt là những dự án liên quan đến việc giảm thiểu chi sản xuất ở những dự án liên quan đến năng lượng. Chúng tôi vẫn nhận được rất nhiều đơn đặt hàng, cả từ các quỹ đầu tư trong nước lẫn nước ngoài về việc tìm kiếm các cơ hội đầu tư ở Việt Nam và không có một rào cản nào trong việc thiếu tiền cả. Vấn đề lớn nhất chính là tìm được doanh nghiệp phù hợp và dự án phù hợp cho yêu cầu nhà đầu tư. Họ sẽ ưu tiên nhiều hơn tới những dự án như tôi đề cập ở trên là dự án liên quan đến năng lượng, đặc biệt năng lượng tái tạo hoặc những dự án liên quan tới việc chuyển đổi nhằm giảm thiểu chi sản xuất.

Thông qua quá trình làm việc, tiếp cận các quỹ đầu tư nước ngoài thì thực sự quy mô quỹ của nước ngoài cũng khá là lớn, trải dài từ 200 triệu USD cho tới tỷ USD. Còn đối với vốn trong nước chúng tôi cũng tiếp nhận các đơn đặt hàng từ các quỹ. Có thể nói những dòng tiền mà họ đang chờ để đầu tư này có thể lên tới khoảng 10.000 tỷ đồng.

Vậy các doanh nghiệp sẽ phải làm những gì để nhanh chóng tiếp cận được với những nguồn vốn này thưa ông?

Tôi nghĩ rằng việc chuẩn bị lớn nhất chính là việc làm sao để minh bạch trong trong hoạt động tài chính của mình. Rõ ràng các doanh nghiệp, các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư ở Việt Nam việc họ quan tâm nhiều nhất chính là những hồ sơ tài chính cũng như những báo cáo tài chính cần phải có tính minh bạch cao, họ có thể dự đoán được và có thể kiểm tra được trong hoạt động đó. Một cách thuận lợi nhất là các doanh nghiệp nên thông qua những đơn vị tư vấn vốn chuyên nghiệp. Họ hiểu rõ nhu cầu, khẩu vị của nhà đầu tư nước ngoài cũng như họ sẽ cân bằng hỗ trợ, tư vấn doanh nghiệp trong việc đưa những tiêu chuẩn của doanh nghiệp phù hợp.

Các tin khác

Quảng Nam có tổ công tác đặc biệt tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư

Quảng Nam có tổ công tác đặc biệt tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư

Ông Lê Trí Thanh - Chủ tịch UBND tỉnh, Tổ trưởng tổ công tác đặc biệt của UBND tỉnh Quảng Nam về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư trên địa bàn.
Doanh nghiệp Nhật Bản muốn đầu tư bất động sản, công nghệ cao, logistics ở Đà Nẵng

Doanh nghiệp Nhật Bản muốn đầu tư bất động sản, công nghệ cao, logistics ở Đà Nẵng

Mitsubishi Corporation Việt Nam, Liên doanh Indochina Kajima là những doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm các lĩnh vực TP. Đà Nẵng đang tập trung thu hút đầu tư như thương mại, công nghệ cao, logistics và bất động sản công nghiệp.
Hơn 5 triệu trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ giao dịch thành công ngày đầu khai trương

Hơn 5 triệu trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ giao dịch thành công ngày đầu khai trương

Trong ngày đầu khai trương và đi vào hoạt động, hơn 5 triệu trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ giá trị gần 1.800 tỷ đồng được giao dịch thành công.
Dược phẩm TV.Pharm dự kiến tăng mức đầu tư cho khu dược phẩm công nghệ cao

Dược phẩm TV.Pharm dự kiến tăng mức đầu tư cho khu dược phẩm công nghệ cao

CTCP Dược phẩm TV.Pharm (Mã UPCoM: TVP) dự kiến tăng tổng mức đầu tư và bổ sung hạng mục đầu tư nhà máy sản xuất thuốc đông dược và nhà máy sản xuất thuốc tiêm GMP-EU thuộc dự án Khu dược phẩm công nghệ cao TV.Pharm.
Đoàn tàu liên vận quốc tế chạy từ ga Sóng Thần, Bình Dương chính thức khai trương

Đoàn tàu liên vận quốc tế chạy từ ga Sóng Thần, Bình Dương chính thức khai trương

Đoàn tàu liên vận quốc tế chở container lạnh chạy tuyến đường sắt Sóng Thần – Đồng Đăng chính thức khai trương vào chiều ngày 14/7. Buổi lễ được tổ chức tại ga Sóng Thần, TP Dĩ An (Bình Dương) do Công ty Cổ phần Vận tải Đường sắt Hà Nội (HARACO) phối hợp cùng các đơn vị khách hàng thực hiện.
2 doanh nghiệp muốn thực hiện dự án gần 300 tỷ đồng tại Thái Nguyên

2 doanh nghiệp muốn thực hiện dự án gần 300 tỷ đồng tại Thái Nguyên

Theo biên bản mở hồ sơ đăng ký vừa được Sở KH&ĐT Thái Nguyên công bố, CTCP Phát triển đô thị Kha Sơn và CTCP Địa ốc Kim Thi cùng quan tâm, nộp hồ sơ thực hiện dự án khu dân cư Kha Sơn.
Chênh lệch kỳ vọng về giá khiến giao dịch bất động sản khó "chốt kèo"

Chênh lệch kỳ vọng về giá khiến giao dịch bất động sản khó "chốt kèo"

Báo cáo tâm lý người tiêu dùng vừa được Batdongsan công bố cho thấy, giao dịch nhà đất sở dĩ khó thành công do kỳ vọng giữa người bán và người mua vẫn còn nhiều chênh lệch.
Quảng Nam mời đầu tư Nhà máy sản xuất kết cấu thép công nghiệp phụ trợ

Quảng Nam mời đầu tư Nhà máy sản xuất kết cấu thép công nghiệp phụ trợ

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam thông báo mời các nhà đầu tư quan tâm đầu tư dự án Nhà máy sản xuất kết cấu thép công nghiệp phụ trợ tại lô CN5, CN6, Cụm Công nghiệp Tam Mỹ Tây, xã Tam Mỹ Tây, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.
Mê Linh phải trở thành thành phố trong thành phố, lấy công nghiệp làm nền tảng

Mê Linh phải trở thành thành phố trong thành phố, lấy công nghiệp làm nền tảng

Đây là ý kiến của Nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ tại Hội thảo “Quy hoạch xây dựng vùng huyện Mê Linh đến năm 2030 tầm nhìn năm 2050” do UBND huyện Mê Linh phối hợp với Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội tổ chức sáng 30/6.
Thừa Thiên Huế: Sẽ đầu tư hơn 1.000 tỉ đồng xây cầu vượt phá Tam Giang

Thừa Thiên Huế: Sẽ đầu tư hơn 1.000 tỉ đồng xây cầu vượt phá Tam Giang

Tỉnh Thừa Thiên Huế vừa thông qua dự án xây dựng cầu vượt phá Tam Giang nối thị trấn Phú Đa và xã Vinh Xuân (huyện Phú Vang) với tổng mức đầu tư hơn 1.000 tỉ đồng.
Khởi công xây dựng đường Vành đai 4 là kết quả quan trọng, đạt kỷ lục bàn giao mặt bằng

Khởi công xây dựng đường Vành đai 4 là kết quả quan trọng, đạt kỷ lục bàn giao mặt bằng

Kể từ khi Quốc hội ra nghị quyết đến ngày khởi công tuyến đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội là tròn một năm, đó là thông tin vừa được Chủ tịch UBND TP. Hà Nội chia sẻ.
Vốn ngoại rót vào bất động sản giảm 43% trong nửa đầu năm 2023

Vốn ngoại rót vào bất động sản giảm 43% trong nửa đầu năm 2023

Theo số liệu Tổng cục Thống kê, vốn FDI giải ngân vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản trong 6 tháng đầu năm 2023 đạt 502,1 triệu USD, giảm 43% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nghiên cứu lợi thế của huyện Mê Linh, động lực phát triển chính là đường Vành đai 4

Nghiên cứu lợi thế của huyện Mê Linh, động lực phát triển chính là đường Vành đai 4

Mục tiêu xây dựng huyện Mê Linh thành một vùng đô thị công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp sinh thái kết hợp công nghệ cao.
Hải Phòng được một tập đoàn công nghệ hàng đầu Hàn Quốc ngoại 'rót' thêm 1 tỷ USD

Hải Phòng được một tập đoàn công nghệ hàng đầu Hàn Quốc ngoại 'rót' thêm 1 tỷ USD

Tập đoàn công nghệ hàng đầu Hàn Quốc vừa quyết định rót thêm 1 tỷ USD vào dự án ở thành phố cảng Hải Phòng.
Có 11 dự án điện tái tạo được phát điện thương mại lên lưới

Có 11 dự án điện tái tạo được phát điện thương mại lên lưới

EVN cho biết, 11 nhà máy/phần nhà máy với tổng công suất 545,72MW đã hoàn thành thủ tục COD, được phát điện thương mại lên lưới.
Quảng Bình xác định tạo đột phá cải cách hành chính để đến gần nhà đầu tư

Quảng Bình xác định tạo đột phá cải cách hành chính để đến gần nhà đầu tư

Với mục tiêu “Đưa Quảng Bình đến gần nhà đầu tư”, Quảng Bình xác định tạo đột phá từ cải cách hành chính, chuyển từ nền hành chính quản trị sang nền hành chính phục vụ, tạo môi trường an toàn, thuận lợi nhất cho nhà đầu tư.
Công ty CP Nước sạch Quảng Trị đầu tư gần 74 tỉ đồng nâng cấp Nhà máy nước Tân Lương

Công ty CP Nước sạch Quảng Trị đầu tư gần 74 tỉ đồng nâng cấp Nhà máy nước Tân Lương

Để đáp ứng nhu cầu nước sạch cho người dân trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, ngày 23/6, Công ty CP Nước sạch Quảng Trị tổ chức Lễ khánh thành Nhà máy nước Tân Lương, với tổng mức đầu tư gần 74 tỉ đồng.
Hiện thực giấc mơ xây dựng KKT thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo - Đensavẳn

Hiện thực giấc mơ xây dựng KKT thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo - Đensavẳn

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung vừa có buổi làm việc với tỉnh Quảng Trị về Đề án xây dựng Khu kinh tế (KKT) thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo - Đensavẳn (Lào). Về phía tỉnh Quảng Trị, có ông Hà Sỹ Đồng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh tham dự buổi làm việc.
Tập đoàn Đèo Cả triển khai nhiều gói thầu lớn trong năm 2023

Tập đoàn Đèo Cả triển khai nhiều gói thầu lớn trong năm 2023

Tập đoàn Đèo Cả đặt kế hoạch doanh thu hợp nhất năm 2023 dự kiến đạt hơn 6.700 tỷ đồng, tăng 50% so với năm 2022. Với kế hoạch sản xuất kinh doanh này, Tập đoàn đặt kế hoạch chi trả cổ tức tối đa 80% lợi nhuận sau thuế.
Bộ Công thương đề xuất nhiều cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà

Bộ Công thương đề xuất nhiều cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà

Bộ Công Thương cũng đề xuất các cơ chế khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển hệ thống điện mặt trời mái nhà.
Xem thêm
Phiên bản di động