Mục tiêu 43,5 tỷ USD xuất khẩu dệt may có lung lay?

05/09/2022 15:42 Tư vấn chính sách NGUYỄN NGỌC
Đơn hàng giảm, nguyên phụ liệu thiếu và tăng giá, cước vận tải cao, thiếu lao động, những điều chỉnh chính sách của các nước… là loạt khó khăn dồn lên mục tiêu 43,5 tỷ USD xuất khẩu dệt may năm nay.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Năm 2022 là thời điểm mà các doanh nghiệp dệt may từng bước phục hồi sau 2 năm chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19 toàn cầu. Trong 8 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu dệt may ước đạt khoảng 30,1 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2021.

Ở chiều ngược lại, tổng kim ngạch nhập khẩu nguyên, phụ liệu dệt may 8 tháng đầu năm 2022 ước đạt 17,5 tỷ USD tăng 7,9%% so với cùng kỳ 2021.

“Đơn hàng dồi dào, lực lượng lao động dần ổn định sau khi Việt Nam chuyển sang trạng thái bình thường mới, thích ứng linh hoạt với COVID-19. Theo đó, ngành dệt may xuất siêu đạt 12,6 tỷ USD. Đây là nỗ lực của các doanh nghiệp dệt may trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn”, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) thông tin.

Dồn dập những khó khăn

Dù rất thuận lợi trong nửa đầu năm song dự báo ngành dệt may Việt Nam còn phải đối mặt với nhiều rủi ro, thách thức.

Là một trong những doanh nghiệp có đơn đặt hàng tốt trong ngành, tuy vậy, theo ông Thân Đức Việt - Tổng giám đốc Tổng công ty May 10, nỗi lo lớn nhất là nguy cơ thiếu nguồn cung nguyên phụ liệu cho sản xuất do Trung Quốc tiếp tục thực hiện chính sách Zero COVID-19.

“Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan… vẫn đang áp dùng các biện pháp chống dịch và ảnh hưởng không nhỏ đến chuỗi cung ứng nguyên, phụ kiện. Đặc biệt là thị trường Trung Quốc, dệt may Việt Nam nhập khẩu đến 52% nguyên phụ liệu”, ông Việt cho hay.

Còn theo ông Phí Ngọc Trịnh – Tổng giám đốc Tập đoàn May Hồ Gươm, tình hình lạm phát mạnh tại Mỹ và châu Âu khiến giá cả lương thực thực phẩm tăng vọt sẽ khiến sức mua các mặt hàng tiêu dùng, trong đó có dệt may giảm sút đáng kể, ảnh hưởng đến đơn hàng của doanh nghiệp trong quý 3 và 4.

“Lạm phát đang gia tăng tại nhiều quốc gia khiến người dân thắt chặt chi tiêu, hàng tồn kho tăng. Là mặt hàng không thiết yếu, nhu cầu với thời trang vì thế giảm. Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng thiếu đơn hàng” ông Trịnh chia sẻ.

Theo Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, ngoài những khó khăn về áp lực lạm phát, ảnh hưởng xung đột Nga - Ukraine, nguy cơ tái bùng phát dịch COVID-19 vẫn hiện hữu thì yêu cầu truy xuất nguồn gốc bông, vải, sợi hay xanh hóa dệt may từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới cũng là những thách thức mà doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang phải đối mặt.

“Từ ngày 21/6/2021, Đạo luật phòng chống lao động, cưỡng bức với người Duy Ngô Nhĩ có hiệu lực, là áp lực rất lớn đối với doanh nghiệp khi phải đổi mặt với vấn đề truy soát nguồn gốc bông và sản phẩm làm từ bông Tân Cương. Hay EU và khả năng các thị trường lớn khác dự định sẽ thu phí Cacbon, yêu cầu về hàm lượng tái chế, sử dụng đối với hàng nhập khẩu sẽ đặt ra vấn đề rất lớn buộc doanh nghiệp dệt may phải thay đổi trong thời gian tới”, ông Giang quan ngại.

Ngoài ra, doanh nghiệp dệt may trong nước cũng phải đối mặt với hàng loạt thách thức từ nội tại như: Chi phí vận tải cao gấp 3 lần so với mức trung bình 5 năm trở lại đây; bất lợi về tỷ giá khiến dệt may Việt Nam giảm sức cạnh tranh trước các đối thủ; và thiếu lao động trầm trọng.

“Doanh nghiệp khu vực phía Nam vẫn thiếu lao động, trong khi khu vực này chiếm khoảng 40% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả ngành”, ông Giang cho biết thêm.

Kiên định mục tiêu 43,5 tỷ USD

Dù đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, song toàn ngành dệt may vẫn giữ mục tiêu phấn đấu đạt 43,5 tỷ USD cho cả năm 2022.

Tổng giám đốc May 10 cho biết, doanh nghiệp đang đầu tư mạnh vào thiết bị công nghệ nhằm nâng cao năng suất lao động, chú trọng quản trị hàng tồn kho và quản trị tốt rủi ro. Doanh nghiệp đang hoàn thiện dự án mở rộng xí nghiệp theo tiêu chuẩn nhà máy xanh, nâng cao công tác quản trị, ứng dụng công nghệ chuyển đổi số cũng như bám sát diễn biến thị trường để có những giải pháp kịp thời nhằm đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu hàng hóa.

Còn tại Tập đoàn May Hồ Gươm, ông Phí Ngọc Trịnh cho biết, để tìm kiếm đơn hàng thì bên cạnh việc chú trọng khai thác thị trường nội địa, thì tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu là giải pháp được doanh nghiệp triển khai.

“Để bù đắp đơn hàng đang thiếu hút, doanh nghiệp đã và đang tìm kiếm thị trường ngách mà mình có lợi thế như với thị trường Nhật Bản để khai thác tốt Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản, đồng thời khai thác thị trường mới đầy tiềm năng tại Trung Ðông, Nam Phi, Nga”, ông Trịnh cho biết.

Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu, Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã và đang kết nối các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài để hình thành chuỗi cung ứng, mở rộng thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, để ổn định sản xuất, hướng tới mục tiêu bền vững trong thời gian tới, các doanh nghiệp cần bắt kịp xu thế thị trường, tiếp tục đầu tư thay đổi thiết bị công nghệ nhằm thích ứng được với yêu cầu từ các nước nhập khẩu, điển hình như yêu cầu về sản phẩm may mặc tái chế vào thị trường EU hiện nay.

“Doanh nghiệp cần tăng cường giải pháp xây dựng đào tạo nguồn lực thích ứng với tình hình khó khăn của thị trường, nhất là chú trọng tới nguồn nhân lực thiết kế cho ngành công nghiệp thời trang. Doanh nghiệp cũng cần mở rộng thêm thị trường để không quá phụ thuộc vào một vài thị trường xuất khẩu, dễ bị rủi ro, đứt gãy khi tình hình thế giới đang nhiều biến động và dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, khó lường”, ông Giang khuyến nghị.

Các tin khác

Hồ sơ, trình tự mua nhà ở xã hội hơn 800 triệu đồng/căn ngay trung tâm Đà Nẵng

Hồ sơ, trình tự mua nhà ở xã hội hơn 800 triệu đồng/căn ngay trung tâm Đà Nẵng

Sở Xây dựng TP. Đà Nẵng đã thông báo về việc mở bán nhà ở xã hội tại Khối nhà A, B thuộc dự án Chung cư cho người thu nhập thấp tại khu dân cư An Trung 2 với số lượng 633 căn.
Thông qua Nghị quyết về nhà ở xã hội: Đột phá chính sách, mở lối an cư cho người lao động

Thông qua Nghị quyết về nhà ở xã hội: Đột phá chính sách, mở lối an cư cho người lao động

Ngày 29/5, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết thí điểm cơ chế đặc thù phát triển nhà ở xã hội, với 96,44% đại biểu tán thành. Nghị quyết có hiệu lực 5 năm, hứa hẹn gỡ bỏ rào cản, khơi thông nguồn lực, mang cơ hội nhà ở ổn định đến hàng triệu người lao động, cán bộ, công chức, viên chức trên cả nước.
Kỳ vọng về một “cú hích” cho nhà ở xã hội

Kỳ vọng về một “cú hích” cho nhà ở xã hội

Việc đảm bảo chỗ ở ổn định cho người dân, đặc biệt là người lao động thu nhập thấp và công nhân tại các khu công nghiệp, luôn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội. Đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội ra đời với kỳ vọng lớn, song thực tế triển khai vẫn còn nhiều điểm nghẽn cần tháo gỡ.
Prudential ra mắt sản phẩm bảo hiểm liên kết chung PRU-Bảo Vệ Tối Đa

Prudential ra mắt sản phẩm bảo hiểm liên kết chung PRU-Bảo Vệ Tối Đa

Theo Prudential, đây là giải pháp bảo hiểm nhân thọ trọn đời với giá trị bảo vệ được tối ưu hóa trên phí đóng đáp ứng khả năng tài chính, giúp khách hàng chủ động lên kế hoạch bảo vệ và tích lũy dài hạn.
Vinh danh 23 tác phẩm xuất sắc đạt Giải Báo chí về Bảo hiểm năm 2024

Vinh danh 23 tác phẩm xuất sắc đạt Giải Báo chí về Bảo hiểm năm 2024

Ngày 15/04/2025, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (IAV) đã tổ chức lễ trao Giải Báo chí về Bảo hiểm năm 2024 và chính thức phát động Giải Báo chí về Bảo hiểm năm 2025. Giải Đặc biệt đã được trao cho tác phẩm Ngành bảo hiểm và câu chuyện chữa lành “vết thương” niềm tin (tác giả Hương Giang - Thời báo Ngân hàng).
Quảng Bình sẽ có 11.300 căn hộ nhà ở xã hội cho người lao động vào năm 2030

Quảng Bình sẽ có 11.300 căn hộ nhà ở xã hội cho người lao động vào năm 2030

Theo kế hoạch của tỉnh Quảng Bình, mục tiêu giai đoạn từ năm 2026 - 2030, sẽ hoàn thành việc đầu tư xây dựng 11.300 căn hộ cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp.
Kỳ 2: Vững tài chính để “an cư lạc nghiệp”

Kỳ 2: Vững tài chính để “an cư lạc nghiệp”

Trong kỳ trước, chúng ta đã cùng nhau nhìn nhận tầm quan trọng của việc xác định những yếu tố cần cân nhắc trước khi đưa ra quyết định mua NOXH. Kỳ này, chúng tôi sẽ đi sâu vào vấn đề cốt lõi làm thế nào để mỗi người lao động có thể quản lý tài chính một cách hiệu quả, từng bước tích lũy để biến giấc mơ sở hữu NOXH thành hiện thực.
Kỳ 1: "Có một nơi để về" - Ước mơ giản dị với lo lắng nhiều điều

Kỳ 1: "Có một nơi để về" - Ước mơ giản dị với lo lắng nhiều điều

Với bao nhiêu người trong chúng ta, sau một ngày làm việc vất vả, điều mong mỏi nhất là được trở về một nơi gọi là nhà. Một căn phòng trọ chật hẹp, ẩm thấp hay một góc nhỏ trong căn nhà thuê đông đúc, chỉ là nơi ta ngả lưng. Sâu thẳm trong tim, ai cũng ấp ủ giấc mơ về một mái nhà của riêng mình, nơi ta thực sự thuộc về, nơi con cái có không gian vui chơi, vợ chồng an tâm vun đắp hạnh phúc….
Agribank tài trợ xây dựng Trường Mầm non xã Đồng Phong (Ninh Bình)

Agribank tài trợ xây dựng Trường Mầm non xã Đồng Phong (Ninh Bình)

Lễ khởi công xây dựng Trường Mầm non xã Đồng Phong, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình là công trình trọng điểm chào mừng Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030 tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) tham gia tài trợ 07 tỷ đồng, cùng với nguồn vốn của địa phương để xây dựng trường.
Doanh nghiệp tăng lương thưởng, người lao động ở Huế phấn khởi đón Tết

Doanh nghiệp tăng lương thưởng, người lao động ở Huế phấn khởi đón Tết

Mặt bằng chung năm nay, mức tiền lương, tiền thưởng Tết ở các khối doanh nghiệp có tăng hơn so với năm 2024. Nhiều công ty nhận được nhiều đơn hàng, hoạt động sản xuất, kinh doanh khởi sắc nên lương thưởng Tết cho người lao động khấm khá hơn.
Những chuyến tàu, xe công đoàn an toàn

Những chuyến tàu, xe công đoàn an toàn

Những mùa Tết Nguyên đán gần đây, các cấp công đoàn đã tổ chức nhiều chuyến xe - chuyến tàu công đoàn đưa NLĐ làm ăn xa về quê ăn Tết. Không chỉ bảo đảm an toàn tuyệt đối, các chuyến xe - chuyến tàu đó còn mang lại cảm giác ấm áp, tràn đầy tình người. Mùa Tết Ất Tỵ tiếp tục sẽ có nhiều những chuyến xe - chuyến tàu như vậy.
Ninh Thuận: Công đoàn mang 'Tết ấm' đến người lao động

Ninh Thuận: Công đoàn mang 'Tết ấm' đến người lao động

Trong không khí rộn ràng chào đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Công đoàn các Khu công nghiệp tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức chương trình "Tết sum vầy – Xuân ơn Đảng" đầy ý nghĩa vào ngày 18/1. Đây là hoạt động thiết thực, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của tổ chức Công đoàn đối với đoàn viên, người lao động, đặc biệt là những hoàn cảnh khó khăn, giúp họ đón Tết cổ truyền ấm áp.
Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng ở Quảng Ngãi: Ấm áp, sẻ chia yêu thương

Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng ở Quảng Ngãi: Ấm áp, sẻ chia yêu thương

Trong không khí rộn ràng của những ngày giáp Tết, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức Chương trình "Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng" và Chợ Tết Công đoàn năm 2025, mang đến niềm vui, sự ấm áp và những món quà ý nghĩa cho hàng nghìn đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trên địa bàn tỉnh.
Vì sao hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa 12 tháng và không bảo lưu thời gian đã đóng trên 144 tháng?

Vì sao hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa 12 tháng và không bảo lưu thời gian đã đóng trên 144 tháng?

Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là loại hình bảo hiểm ngắn hạn, tính chia sẻ rủi ro cao, việc chi trả trợ cấp thất nghiệp (TCTN) nhằm hỗ trợ một phần thu nhập cho người lao động (NLĐ) khi gặp rủi ro về việc làm nên cần khống chế thời gian hưởng TCTN tối đa là 12 tháng và không bảo lưu đối với thời gian đóng BHTN trên 144 tháng, góp phần đảm bảo an toàn Quỹ BHTN.
Làm việc đến khi về hưu thì bảo hiểm thất nghiệp có còn được hưởng?

Làm việc đến khi về hưu thì bảo hiểm thất nghiệp có còn được hưởng?

Không ít người lao động (NLĐ) đang băn khoăn, nếu làm việc cho đến khi nghỉ hưu, chưa từng nhận bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) thì khoản tiền đã đóng BHTN sẽ thế nào? NLĐ có được hưởng trợ cấp thất nghiệp hay không?
Thưởng Tết ở công ty đông công nhân lao động nhất ở TP. HCM

Thưởng Tết ở công ty đông công nhân lao động nhất ở TP. HCM

Với tư tưởng luôn tìm cách làm lợi nhất cho người lao động, những năm qua, BCH CĐCS Công ty PouYuen luôn thương lượng, kí thỏa ước lao động tập thể với ban giám đốc công ty với nhiều điều khoản có lợi cho người lao động.
Giá xăng dầu trong nước đồng loạt tăng

Giá xăng dầu trong nước đồng loạt tăng

Ngày 9/1/2025, Liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh tăng giá xăng dầu trong nước lên trên 21.000 đồng/lít.
Người lao động trăn trở về mức hưởng trợ cấp thất nghiệp

Người lao động trăn trở về mức hưởng trợ cấp thất nghiệp

Người lao động quan tâm tới việc đề xuất tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp (TCTN) nhằm tạo điều kiện hỗ trợ người lao động có cuộc sống tối thiểu khi mất việc làm, thất nghiệp.
Doanh nghiệp chăm lo thiết thực, thưởng Tết cao, người lao động phấn khởi

Doanh nghiệp chăm lo thiết thực, thưởng Tết cao, người lao động phấn khởi

Tết Nguyên đán này, các doanh nghiệp và tổ chức Công đoàn trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa sẽ chăm lo chu đáo cho NLĐ bằng những món quà Tết, khoản thưởng xứng đáng. Qua đó, vun đắp thêm tình cảm gắn bó và động viên NLĐ.
Đặt tour du lịch, đổi tiền online dịp Tết, cẩn thận “sập bẫy” lừa đảo

Đặt tour du lịch, đổi tiền online dịp Tết, cẩn thận “sập bẫy” lừa đảo

Dịp cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, các vụ lừa đảo trực tuyến lợi dụng nhu cầu đổi tiền mới, đi du lịch tăng mạnh. Tuy đây không phải những chiêu trò mới nhưng vẫn nhiều nạn nhân dính bẫy, chuyên gia khuyến cáo gì?
Xem thêm
Phiên bản di động