Ngân hàng nào dẫn đầu về doanh số bán bảo hiểm năm 2022?
Việc hợp tác bán bảo hiểm qua ngân hàng của các công ty bảo hiểm nhân thọ ở nước ta đã bắt đầu diễn ra từ hơn 10 năm nay và phát triển rầm rộ nhất là trong 2-3 năm gần đây.
Trong báo cáo về ngành Ngân hàng mới công bố, Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cho biết, các ngân hàng có động lực đẩy mạnh nguồn thu từ bán chéo bảo hiểm trong điều kiện room tín dụng hạn chế.
Trong 2022, doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới qua kênh bancassurance (phân phối bảo hiểm qua kênh ngân hàng) tăng 45% so với năm trước và tổng thu phí bảo hiểm tại các ngân hàng niêm yết tăng 16,4% .
Trong đó, các ngân hàng dẫn đầu về doanh số bán bảo hiểm mới bao gồm MB (2.143 tỷ đồng), VIB (1.868 tỷ đồng), Sacombank (1.817 tỷ đồng), ACB (1.716 tỷ đồng), Vietcombank (1.691 tỷ đồng).
Bên cạnh đó, một số ngân hàng cũng có doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới cao trong năm 2022 qua kênh bancassurance như: Techcombank (1.664 tỷ đồng), VPBank (1.602 tỷ đồng), HDBank (1.326 tỷ đồng), VietinBank (1.038 tỷ đồng) và MSB (857 tỷ đồng).
Hiện tại, phần lớn các ngân hàng trong nước đều đã có thỏa thuận hợp tác với công ty bảo hiểm để phân phối bảo hiểm qua hệ thống. Ảnh minh họa. |
Theo VCBS, một số ngân hàng chuyển từ mô hình giới thiệu bảo hiểm sang bán hàng trực tiếp với tỷ lệ hoa hồng cao hơn. Đồng thời, một số ngân hàng đứng top doanh số bán bảo hiểm như MB, Techcombank, VIB,… đã xây dựng các nền tảng bán bảo hiểm số giúp giảm thời gian và tăng hiệu quả bán bảo hiểm.
Trong 2022, các ngân hàng Vietcombank, ACB, VietinBank, Sacombank, VPBank ghi nhận 1 phần phí trả trước cho hợp đồng bancassurance độc quyền đã ký kết.
Thị trường ghi nhân hợp đồng bancassurance của LienVietPostBank trong quý 4/2022 và có thể sẽ tiếp tục ghi nhận các thương vụ ký kết mới của HDBank và VIB trong năm 2023.
Hàng năm, hoạt động bán chéo bảo hiểm (bancassurance) mang về cho các ngân hàng trăm, thậm chí hàng nghìn tỷ đồng và luôn một trong những là mảng đóng góp nhiều nhất trong doanh thu hoạt động dịch vụ.
Tuy nhiên, VCBS nhận định, trong năm 2023, việc đẩy mạnh thanh, kiểm tra ngân hàng ép khách mua bảo hiểm có thể khiến hoạt động bán chéo bảo hiểm của ngân hàng gặp khó khăn hơn các năm trước đây.
Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, sẽ tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, giám sát hoạt động bán bảo hiểm qua ngân hàng. Bộ Tài chính và NHNN cho hay, nghiêm cấm hành vi bắt buộc khách hàng mua bảo hiểm. Trường hợp phát hiện vi phạm, NHNN sẽ xem xét, xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật.
NHNN đã rà soát toàn bộ việc nhân viên ngân hàng bắt buộc khách mua bảo hiểm nhân thọ Tại buổi họp báo quý I/2023 của NHNN diễn ra chiều 31/3, đại diện Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã chia sẻ về những vụ ... |