Ngành chăn nuôi lợn thất thu năm 2023
Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2023 của Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), tổng đàn lợn của cả nước ước đạt 30,3 triệu con, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm 2022; sản lượng thịt lợn hơi đạt 4,68 triệu tấn.
Tuy nhiên, so với năm 2022, giá lợn hơi xuất chuồng năm 2023 luôn thấp hơn. Từ tuần đầu tháng 12, giá lợn hơi trung bình cả nước là 48.000 đồng/kg. Dù hai tuần trở lại đây, lợn hơi giá tăng nhích lên nhưng vẫn thấp hơn 3.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm ngoái.
"Theo ước tính, ở quy mô trang trại, chi phí chăn nuôi vào khoảng 55.000 đồng/kg trở lên, còn chăn nuôi nông hộ khoảng 60.000 đồng/kg. Với giá bán lợn hơi như trên, người chăn nuôi hầu như không có lãi, thậm chí thua lỗ", ông Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi nhìn nhận.
Giá lợn hơi giảm khiến cho các hộ chăn nuôi lao đao. Ảnh minh họa: ST |
Theo Cục Chăn nuôi, nguyên nhân giá lợn hơi gần đây giảm ngang hoặc dưới giá thành sản xuất là bởi sức tiêu thụ trên thị trường yếu, nguồn cung thịt trong nước tăng, dịch tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp nên nhiều hộ có tâm lý bán tháo đàn, tác động trực tiếp tới giá mặt hàng này.
Bên cạnh đó, thịt lợn sản xuất trong nước đang phải cạnh tranh với những sản phẩm giá rẻ do tình trạng nhập lậu lợn sống, sản phẩm thịt lợn vẫn diễn biến phức tạp.
Cục Chăn nuôi cũng đánh giá, việc phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu thức ăn nhập khẩu đẩy giá thành sản xuất lên cao, trong khi giá lợn hơi xuất chuồng lại giảm khiến người nuôi phải gánh lỗ.
Bàn về giải pháp phát triển chăn nuôi bền vững, ông Nguyễn Xuân Dương - Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam cho rằng, đẩy mạnh xuất khẩu là giải pháp cần thiết để giảm áp lực tiêu thụ tại thị trường nội địa. Tuy nhiên, chúng ta cần rất nhiều thời gian để có thể mở cửa được các thị trường xuất khẩu cho sản phẩm chăn nuôi ở nước ta. Trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay, xuất khẩu các sản phẩm thịt lại càng khó hơn.
Tỷ lệ (%) cơ cấu nguồn cung thịt lợn trong các loại hình chăn nuôi của Việt Nam năm 2022-2023. (Theo báo cáo của Chứng khoán Vietcombank -VCBS) |
Ông Dương cho biết, sức tiêu thụ trên thị trường vẫn yếu, nguồn cung chăn nuôi nội địa tăng, nhập khẩu tăng và hàng lậu vẫn tràn vào. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng cung vượt cầu, giá lợn hơi vẫn “nằm đáy” và chưa có dấu hiệu phục hồi.
“Chúng ta phải kiểm soát được nguồn cung trên thị trường. Trong đó, ngăn chặn tình trạng nhập lậu, kiểm soát chặt nhập khẩu chính ngạch”, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam nhấn mạnh. Theo ông, khi cung cầu cân đối, giá lợn hơi sẽ phục hồi. Đặc biệt, khi ngăn chặn được hàng nhập lậu sẽ kiểm soát được dịch bệnh trong chăn nuôi cũng như vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.
Giá heo hơi bán dưới giá thành, người nuôi và doanh nghiệp sẽ ra sao? Ngành công thương và ngành nông nghiệp dự báo đến cuối năm giá heo hơi sẽ lên 65.000 đồng/kg, nhưng chuyên gia dự tính lên ... |
Gỡ khó cho ngành chăn nuôi Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) tổ chức hội nghị Tổng kết năm 2022 và triển khai kế hoạch năm 2023 của ngành Chăn nuôi |
Tổng Công ty Chăn Nuôi Việt Nam (Vilico) có Tổng Giám đốc mới Tổng Công ty Chăn Nuôi Việt Nam – CTCP (Vilico) mới đây đã công bố Nghị quyết về việc bổ nhiệm ông Đoàn Quốc Khánh ... |