Nhà ở cho công nhân ngày càng trở nên cấp thiết
Khu nhà ở dành cho công nhân thuộc Khu công nghiệp Bắc Thăng Long - Hà Nội. |
Theo ghi nhận của phóng viên, trong những ngày gần đây, tại thôn Hậu Dưỡng, xã Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội trong những ngày gần đây, công nhân ở trọ thường xuyên phải chịu cảnh bì bõm lội nước, tát nước ngay trong phòng của mình.
Và hơn lúc nào hết, công nhân luôn có mong muốn được sống, sinh hoạt trong điều kiện tốt hơn để đảm bảo sức khỏe và công việc. Đặc biệt, được thuê trọ tại các khu nhà ở dành cho công nhân là niềm mong đợi của nhiều người.
Anh Nguyễn Văn Trung - công nhân tại Khu công nghiệp Bắc Thăng Long, cho biết, sau trận mưa ngập chiều 17/8, anh đã quyết định rời xóm trọ chuyển sang ở khu nhà dành cho công nhân. “Mưa ngập cả vào phòng đến qua đầu gối, cứ hôm nào mưa lớn là tôi lại phải tát nước trong phòng, đồ đạc thì ngập ướt hết. Mưa lớn thế này không biết đến bao giờ, rồi lại còn điện nữa, ngập thế này nhỡ chẳng may điện trong phòng bị chập hay vô tình có chỗ nào hở điện, mình đi vào nguy hiểm đến tính mạng. Tôi ra ngoài khu nhà ở cho công nhân dù đắt một tý nhưng nó đảm bảo an toàn”, anh Trung chia sẻ.
Xóm trọ công nhân mỗi khi có mưa lớn đều chìm trong nước, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn... |
Khu nhà ở dành cho công nhân thuộc Khu công nghiệp Bắc Thăng Long là dự án đầu tiên của cả nước dành cho công nhân. Dự án có quy mô 28 đơn nguyên chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn 1 có 24 đơn nguyên nhà 5 tầng với 1.084 phòng đáp ứng cho 9.168 chỗ ở; giai đoạn 2 gồm 4 đơn nguyên nhà 15 tầng với sức chứa 224 phòng (896 chỗ ở) cho hộ gia đình và 224 căn hộ (1.456 chỗ ở) phục vụ cho hộ độc thân.
Thế nhưng đa số công nhân tại đây vẫn phải đi thuê trọ và chịu cảnh nước tràn vào phòng mỗi khi có mưa lớn. Khi được hỏi lý do công nhân không muốn ở trong khu nhà dành cho họ thì hầu hết câu trả lời là do phòng đông, bất tiện trong sinh hoạt nên chỉ một thời gian sau công nhân tự tìm cho mình phòng trọ ở ngoài.
Nhà ở dành cho công nhân từng là mơ ước của nhiều công nhân nhưng số công nhân được ở thì lại rất ít. |
Chị Nguyễn Thị Hoài, công nhân Công ty Hoya Việt Nam cho biết: “Tôi cũng đã từng mong muốn được ở trong khu nhà dành cho công nhân nhưng thủ tục rườm ra quá, phải xin hết xác nhận này đến xác nhận kia. Mà có khi duyệt cũng không đến lượt mình nên tôi tự tìm cho mình một phòng trọ riêng, nho nhỏ để tiện đi làm. Ở trong khu nhà công nhân ở cùng nhiều người, mỗi người đi làm giờ khác nhau cũng không tiện, sinh hoạt thì không được thoải mái lắm. Mặc dù nếu ở trong đó thì công ty cũng hỗ trợ nhưng tôi vẫn thích ở ngoài hơn”, chị Hoài chia sẻ.
Lý do khiến nhiều công nhân cảm thấy không muốn ở trong những khu nhà công nhân là bất tiện trong sinh hoạt. |
Còn theo một số công nhân tại đây, nếu không phải là người của công ty thì khi thuê phòng tại khu nhà dành cho công nhân họ phải chi trả gấp 3 lần số tiền phòng so với trọ ở ngoài (chưa kể điện, nước và chi phí sinh hoạt khác). Nếu dịch bệnh cứ tiếp tục như hiện nay, với mức lương cơ bản hiện tại họ không đủ trang trải nên chấp nhận ở trong những khu nhà trọ ngập nước, lụp xụp.
Nhà ở cho công nhân đang ngày càng trở nên quan trọng. Công nhân trong khu công nghiệp chưa được hỗ trợ và cải thiện về chất lượng cuộc sống và điều kiện đi lại. Thiết nghĩ, cần một chính sách chất lượng, đi đúng vào nhu cầu của công nhân. Có như vậy, những khu nhà ở xã hội dành cho công nhân mới hoạt động thực sự hiệu quả.
Sửa đổi tài chính công đoàn thiết thực chăm lo cho người lao động Chiều ngày 21/8, tại Hà Nội, Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức Hội thảo “Sửa đổi, bổ sung Luật Công đoàn năm 2012, chuyên đề ... |
Liên quan BN 785: Các trường hợp F1 là công nhân KCN Thăng Long 2 đã hết hạn cách ly Hiện tại, 4 trường hợp F1 là công nhân KCN Thăng Long 2 liên quan đến BN 785 cách ly tại Trung tâm Y tế ... |
Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 21/8 Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 21/8, tổng số người nhiễm trên toàn cầu đã lên tới hơn 22,8 triệu, hơn 796 ... |