Nhận diện 4 bất cập khi phát triển kênh bán bảo hiểm qua ngân hàng quá nóng
“Ông lớn” bảo hiểm Hàn Quốc sắp "thâu tóm" Bảo hiểm Hàng không? |
Dù sinh sau đẻ muộn nhưng phân phối bảo hiểm qua ngân hàng (bancassurance) đã phát triển nhanh chóng và được các doanh nghiệp bảo hiểm, nhất là bảo hiểm nhân thọ, xác định là một trong hai kênh phân phối chủ lực cùng với kênh đại lý bảo hiểm.
Phân phối bảo hiểm qua ngân hàng đang đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm. Đồng thời, bancassurance mang đến nguồn lợi nhuận hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm cho các ngân hàng.
Tuy nhiên, việc phát triển thị trường bảo hiểm quá nóng, trong đó kênh phân phối đại lý bảo hiểm còn thiếu chuyên nghiệp sẽ nảy sinh những rủi ro nhất định. Tiến sỹ Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, đã chỉ ra 4 bất cập chính của kênh phân phối bảo hiểm qua ngân hàng hiện nay.
Thứ nhất, chất lượng tư vấn bảo hiểm qua kênh ngân hàng còn kém. Đặc thù của bancassurance là khách hàng mua bảo hiểm thường sử dụng dịch vụ của ngân hàng nên cũng thường bị ảnh hưởng bởi uy tín hoặc chịu áp lực từ ngân hàng trong việc tham gia mua bảo hiểm.
Chưa kể, công việc bán bảo hiểm của nhân viên ngân hàng mang tính kiêm nghiệm. Vì vậy, tính chuyên nghiệp, sự tập trung bán bảo hiểm không cao. Ngoài ra, áp lực với chỉ tiêu bán hàng cũng có thể khiến nhân viên tư vấn những sản phẩm bảo hiểm không thực sự phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Công tác chăm sóc khách hàng sau bán hàng cũng thường hạn chế.
Thứ hai, vấn đề đạo đức nghề nghiệp của nhiều nhân viên ngân hàng. Hiện tượng gượng ép, xung đột lợi ích và tính hiệu quả khi tổ chức tín dụng phân phối sản phẩm bảo hiểm… vẫn xảy ra. Tình trạng nhân viên ngân hàng tư vấn không đầy đủ, khiến khách hàng hiểu nhầm về sản phẩm xảy ra phổ biến nhất ở sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư.
Chưa hết, tính tự nguyện tham gia hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không được đảm bảo, "biến tướng" khi khách hàng có nhu cầu vay vốn tại nhà băng. Tình trạng một số nhân viên tín dụng "ép" khách hàng tham gia bảo hiểm mới được ngân hàng giải ngân vẫn diễn ra và gần đây được các phương tiện truyền thông phản ánh.
Thứ ba, là rủi ro lan truyền, hệ thống tài chính rất nhạy cảm, bởi nếu ngân hàng và công ty bảo hiểm xảy ra rủi ro sẽ ảnh hưởng đến đại lý, đối tác của công ty bảo hiểm, các công ty con của ngân hàng mẹ...
Ngoài ra, rủi ro lan truyền (có tính hệ thống) đối với kênh bancassurance do thị trường tài chính có tính liên thông cao. Khi rủi ro xảy ra tại một công ty bảo hiểm thì hiệu ứng domino có thể gây tác động đến ngân hàng thương mại với tư cách là đại lý, hay đối tác hay cổ đông chiến lược, công ty mẹ và ngược lại.
Rủi ro thứ tư có thể kể đến là thiếu sót trong cơ sở dữ liệu của khách hàng, đặc biệt là thông tin bảo mật của khách hàng, của doanh nghiệp kể cả trong việc luật pháp có cho phép các bên chia sẻ thông tin với nhau hay không đến nay vẫn chưa được thông suốt, rõ ràng.
Những hợp đồng bảo hiểm mới ký mang về nguồn thu trong nhiều năm cho ngành ngân hàng |