NHNN tìm giải pháp nhằm tiếp tục phát huy hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội

17/08/2023 07:42 Tài chính Minh Nguyệt
"Thực hiện các chính sách an sinh xã hội, do vậy, là nhằm bảo đảm phân phối những thành quả tăng trưởng kinh tế theo hướng bảo đảm công bằng xã hội". Phó Thống đốc NHNN khẳng định.
NHNN: Phát hiện trường hợp thế chấp sổ kiệm ngoại tệ vay tiền đồng để gửi tiết kiệm
NHNN tìm giải pháp nhằm tiếp tục phát huy hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội
Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú.

Ngày 16/8/2023, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Tín dụng chính sách xã hội với vấn đề thực hiện và bảo đảm an sinh xã hội”.

Đưa ý kiến, TS. Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Ủy viên Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội bàn về các giải pháp của NHNN nhằm tiếp tục phát huy hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong thực hiện các Nghị quyết của Đảng về an sinh xã hội.

Phó Thống đốc NHNN cho biết, trong suốt quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định: Tăng trưởng kinh tế phải tiến hành song song với tiến bộ và công bằng xã hội trong quá trình phát triển, đáp ứng nhu cầu sống của con người và vì mục tiêu phát triển con người. Mục đích cuối cùng của tăng trưởng kinh tế là cải thiện điều kiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Thực hiện các chính sách an sinh xã hội, do vậy, là nhằm bảo đảm phân phối những thành quả tăng trưởng kinh tế theo hướng bảo đảm công bằng xã hội và hài hòa lợi ích giữa các chủ thể, nhóm xã hội và tạo sự đồng thuận xã hội.

Ông Đào Minh Tú chỉ rõ, tại Hội nghị Trung ương 5 khóa VII (1992) đã nêu lên nhiệm vụ có ý nghĩa kinh tế, chính trị - xã hội to lớn: “Phải trợ giúp người nghèo bằng cách cho vay vốn, hướng dẫn cách làm ăn, hình thành quỹ xóa đói giảm nghèo ở từng địa phương trên cơ sở giúp dân và tranh thủ các nguồn tài trợ quốc tế, phấn đấu tăng hộ giàu đi đôi với xóa đói giảm nghèo”.

Tiếp đó, tại Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội tại Copenhaghen (Đan Mạch), tháng 3/1995, có 115 vị nguyên thủ quốc gia (trong đó có Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Võ Văn Kiệt) đã nhất trí đưa ra tuyên bố và chương trình hành động trong việc chống đói nghèo đó là: “Chúng tôi cam kết thực hiện mục tiêu xoá bỏ đói nghèo trên thế giới, thông qua các hành động quốc gia kiên quyết và sự hợp tác quốc tế, coi đây như một đòi hỏi bắt buộc về đạo đức, xã hội, chính trị và kinh tế của toàn nhân loại”.

Trên chặng đường hơn 20 năm hoạt động và phát triển (2002-2023), tín dụng chính sách xã hội được coi là một trong những công cụ kinh tế hữu hiệu của Nhà nước để thực hiện chủ trương đó. Trải qua gần 4 giai đoạn của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững (từ năm 2006 đến nay), tín dụng chính sách xã hội tại Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) trở thành một trụ cột chính sách quan trọng trong hệ thống chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội, là chính sách được triển khai rộng rãi nhất, đáp ứng một lượng lớn nhu cầu vốn cho người nghèo, góp phần tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện ở các vùng nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị và phát triển kinh tế.

Để phát huy hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách xã hội, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành văn bản riêng chỉ đạo về tín dụng chính sách xã hội, đó là Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, tiếp đó là Kết luận số 06-KL/TW ngày 10/6/2021 về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40. Chỉ thị này đã khẳng định sâu sắc thêm sự quan tâm của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, một giải pháp được đánh giá là sáng tạo, có tính nhân văn sâu sắc và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam.

Ông Tú chỉ rõ, kết quả triển khai của NHNN thực hiện các Nghị quyết của Đảng về an sinh xã hội Quán triệt các Nghị quyết của Đảng, trọng tâm là Chỉ thị số 40, Kết luận số 06 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội và chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động tiền tệ, tín dụng, ngân hàng, NHNN đã triển khai nhiều giải pháp quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ NHCSXH thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách, góp phần thực hiện thành công mục tiêu về giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị và phát triển kinh tế:

Thứ nhất, xây dựng khuôn khổ pháp lý về mô hình, tổ chức hoạt động tín dụng chính sách xã hội - một cấu phần quan trọng trong tổng thể hoạt động tín dụng ngân hàng.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Ban chấp hành Trung ương Đảng (năm 2001) về việc: “Cơ cấu lại hệ thống Ngân hàng. Phân biệt chức năng cho vay chính sách với chức năng kinh doanh tiền tệ của Ngân hàng Thương mại.”, NHNN đã tham mưu trình cấp có thẩm quyền luật hóa hoạt động tín dụng chính sách và NHCSXH, tạo cơ sở để hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về tổ chức và hoạt động của NHCSXH trong hệ thống ngân hàng Việt Nam:

- Năm 1997, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành Luật các Tổ chức tín dụng, tại Khoản 3, Điều 4 của Luật này đã nêu rõ: “Phát triển các Ngân hàng chính sách hoạt động không vì mục đích lợi nhuận phục vụ người nghèo và các đối tượng chính sách khác nhằm thực hiện chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước”. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để NHNN, Văn phòng Chính phủ cùng các Bộ: Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ tham mưu, thống nhất trình Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 4/10/2002 về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Đồng thời cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 131/2002/NĐ-CP thành lập NHCSXH để thực hiện chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách, tách bạch hoạt động tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại của các ngân hàng thương mại nhằm tập trung nguồn lực tạo bước đột phá trong công tác giảm nghèo.

- Tiếp theo đó, tại Luật các Tổ chức tín dụng 2010 (sửa đổi, bổ sung 2017) đã dành riêng một Điều quy định về Ngân hàng chính sách (Điều 17), tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò của “Ngân hàng chính sách do Chính phủ thành lập hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận nhằm thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước”, đặt ra yêu cầu xây dựng quy trình nội bộ về các hoạt động nghiệp vụ, kiểm soát, kiểm toán nội bộ, thanh toán phải theo quy định của NHNN. Trên cơ sở đó, NHNN đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 986/QĐ-TTg ngày 8/8/2018 phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 với mục tiêu phát triển NHCSXH là: “Tập trung thống nhất chức năng tín dụng chính sách từ các ngân hàng thương mại sang Ngân hàng chính sách xã hội; phát triển Ngân hàng chính sách xã hội thành tổ chức có khả năng tự chủ và phát triển ổn định lâu dài, đồng thời duy trì được vai trò là định chế tài chính công thực hiện các chính sách xã hội của Chính phủ; tập trung vào những lĩnh vực mà các tổ chức tài chính hoạt động theo nguyên tắc thị trường không thể đáp ứng hoặc chỉ đáp ứng được một phần”.

Những quy định trên của Luật Tổ chức tín dụng và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về định hướng phát triển NHCSXH đã đặt ra cho NHNN, Bộ Tài chính, NHCSXH và các cơ quan liên quan cần phải tiếp tục rà soát, nghiên cứu để tham mưu cho Chính phủ hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý đồng bộ điều chỉnh tổ chức và hoạt động, xây dựng chiến lược phát triển NHCSXH, tạo điều kiện phát huy hơn nữa vai trò, hiệu quả của NHCSXH trong thực hiện các mục tiêu giảm nghèo của Đảng và Nhà nước thời gian tới.

Thứ hai, phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội đẩy mạnh triển khai hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.

Với đặc thù phương thức cho vay NHCSXH ủy thác cho 04 tổ chức chính trị - xã hội: Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội

Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam thực hiện một số công việc trong quy trình cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, cụ thể là công tác tuyên truyền, vận động thành lập Tổ Tiết kiệm và vay vốn (TK&VV); vận động tổ viên Tổ TK&VV, thực hành tiết kiệm giúp đỡ nhau, cùng chia sẻ kinh nghiệm trong việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả góp phần nâng cao đời sống, thực hiện trả nợ, trả lãi đúng kỳ hạn đã cam kết với Ngân hàng. Bên cạnh đó, các tổ chức chính trị xã hội cử đại diện tham gia Hội đồng quản trị của NHCSXH, góp phần đảm bảo quyền lợi được tiếp cận tín dụng chính sách của các đối tượng yếu thế trong xã hội, đảm bảo cho sự định hướng, phát triển của NHCSXH luôn cân bằng giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội.

Tại Chỉ thị số 40-CT/TW đã nêu rõ: (i) MTTQVN và các tổ chức chính trị - xã hội phát huy vai trò tập hợp lực lượng, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội đến các tầng lớp nhân dân, nhất là người nghèo và các đối tượng chính sách khác; nâng cao hiệu quả giám sát của toàn dân đối với công tác này; (ii) MTTQVN mở rộng cuộc vận động vì người nghèo để huy động sự đóng góp của các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp và các cá nhân bổ sung nguồn vốn cho tín dụng chính sách xã hội.

Trên tinh thần đó, ngày 23/12/2022, Đồng chí Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc (MTTQ) Việt Nam cùng với Đồng chí

Thống đốc NHNN - Chủ tịch Hội đồng quản trị NHCSXH đã tham gia và chỉ đạo Lễ ký kết Chương trình phối hợp giữa Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và NHCSXH. Bên cạnh đó, trong tháng 3 năm 2023, NHNN đã ký kết với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam về chương trình phối hợp giai đoạn 2023-2027, trong đó nhấn mạnh việc triển khai hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội.

Việc phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội góp phần công khai hóa, xã hội hóa hoạt động tín dụng chính sách xã hội; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của tổ chức Hội, đoàn thể giúp nhân dân, đặc biệt là người nghèo và các đối tượng chính sách được tiếp cận, thụ hưởng các chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước, tạo nên một kênh dẫn vốn hữu hiệu để thực hiện các mục tiêu của Đảng về giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội.

Thứ ba, NHNN tham gia vào công tác lãnh đạo, chỉ đạo đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội

Với đặc thù về bộ máy quản trị điều hành của NHCSXH có sự tham gia của các đồng chí lãnh đạo các bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội vào Hội đồng quản trị, để kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, giám sát thực thi các chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước; về phía NHNN, có các đồng chí Lãnh đạo NHNN đã tham gia trực tiếp vào công tác lãnh đạo, chỉ đạo đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội. Trong đó đồng chí Thống đốc NHNN kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị NHCSXH, 01 đồng chí

Phó Thống đốc kiêm Ủy viên Hội đồng quản trị NHCSXH. Tại các địa phương, các đồng chí Giám đốc chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố tham gia Ban Đại diện HĐQT cấp tỉnh, qua đó đã kịp thời tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương chỉ đạo, quản lý, giám sát NHCSXH thực thi các chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước.

Thứ tư, NHNN tham gia công tác tham mưu, xây dựng các cơ chế, chính sách liên quan đến tín dụng chính sách xã hội Ban Cán sự Đảng NHNN đã lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể hoá nội dung trọng tâm của Chỉ thị số 40 và lồng ghép trong các chương trình, kế hoạch, chỉ thị, quy định, văn bản của BCSĐ NHNN, Thống đốc NHNN và các cơ quan, đơn vị thực hiện các nghị quyết, kết luận, chỉ thị, quy định của Trung ương có nội dung liên quan, như: kế hoạch của NHNN thực hiện Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng; nghị quyết của BCSĐảng về chủ trương, định hướng nhiệm vụ trọng tâm ngành Ngân hàng hàng năm... và đề ra các phương án, biện pháp cụ thể, có sự phân công đầu mối, phối hợp để các cơ quan, đơn vị chủ động triển khai các nhiệm vụ, giải pháp nhằm tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, đơn vị đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội gắn với phát triển nông nghiệp, nông thôn, bảo đảm an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững.

Quán triệt Chỉ thị số 40 –CT/TW, Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư, NHNN đã tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 401/QĐ-TTg ngày 14/3/2016, sau đó là Quyết định số 1630/QĐ-TTg ngày 28/9/2021 về Kế hoạch hành động của Chính phủ triển khai Chỉ thị, Kết luận của Ban Bí thư, góp phần thay đổi một cách sâu sắc nhận thức và hành động của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội. Kết quả là nguồn vốn ngân sách các địa phương ủy thác sang NHCSXH có sự tăng trưởng mạnh mẽ, từ 5% (năm 2014 - thời điểm ban hành Chỉ thị số 40-CV/TW) đến nay chiếm tỷ trọng trên 10% trong tổng nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội.

Bên cạnh đó, NHNN đã tham mưu trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành trên 20 văn bản về cơ chế, chính sách, chỉ đạo liên quan đến hoạt động tín dụng chính sách xã hội tại NHCSXH, trong đó phải kể đến chính sách tín dụng đối với hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, tạo nên một hệ thống chính sách tín dụng đồng bộ, bao phủ các nhóm đối tượng yếu thế trong xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội. Đến nay, dư nợ của các chương trình do NHNN trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành chiếm tỷ trọng gần 30% trên tổng dư nợ tín dụng chính sách và là những chương trình có dư nợ lớn trong tổng số 26 chương trình tín dụng chính sách đang triển khai tại NHCSXH.

Đặc biệt, trong năm 2023, NHNN đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và NHCSXH, tham mưu, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 05/QĐ-TTg ngày 04/1/2023 phê duyệt Chiến lược phát triển NHCSXH đến năm 2030, trong đó xác định mục tiêu: Phát triển Ngân hàng Chính sách xã hội thành tổ chức có khả năng tự chủ và phát triển ổn định lâu dài, đồng thời duy trì được vai trò là định chế tài chính công thực hiện các chính sách xã hội của Chính phủ, tập trung vào những lĩnh vực mà các tổ chức tài chính hoạt động theo nguyên tắc thị trường không thể đáp ứng hoặc chỉ đáp ứng được một phần; đồng thời đề ra những nhiệm vụ, giải pháp quan trọng để phát huy hơn nữa vai trò, hiệu quả của NHCSXH trong thực hiện các mục tiêu giảm nghèo của Đảng và Nhà nước thời gian tới.

Thứ năm, NHNN hỗ trợ, bổ sung nguồn vốn cho hoạt động tín dụng chính sách xã hội

Để triển khai các chương trình tín dụng chính sách được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, NHNN đã hỗ trợ NHCSXH thông qua việc tái cấp vốn cho NHCSXH; đặc biệt trong giai đoạn đất nước bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, NHNN đã kịp thời tái cấp vốn 0% để NHCSXH thực hiện chính sách cho vay hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Bên cạnh đó, dưới sự chỉ đạo của NHNN23, các tổ chức tín dụng nhà nước đã rất tích cực đồng hành cùng NHCSXH trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị được giao, thông qua việc duy trì 2% số dư tiền gửi tại NHCSXH và mua trái phiếu

NHCSXH được Chính phủ bảo lãnh, để ổn định, bổ sung nguồn vốn cho NHCSXH trong triển khai thực hiện tốt các chương trình, tín dụng chính sách. Đến nay, hai nguồn vốn này chiếm tỷ trọng gần 55% trên tổng nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội.

Từ đó, Phó Thống đốc NHNN nêu một số giải pháp tiếp tục thực hiện các Nghị quyết của Đảng về an sinh xã hội, trọng tâm là Chỉ thị số 40-CT/TW, Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư trong thời gian tới.

Qua hơn 20 năm phát triển, hoạt động tín dụng chính sách xã hội tại NHCSXH đã được triển khai tại 100% xã, phường, thị trấn trên toàn quốc với những kết quả nổi bật và được Đảng, Nhà nước ghi nhận: Trong các chính sách an sinh xã hội,“Tín dụng chính sách xã hội do NHCSXH thực hiện là một giải pháp sáng tạo, có tính nhân văn sâu sắc và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam”. Với thành tích đó, thời gian qua, NHCSXH đã được Đảng và Nhà nước trao tặng nhiều danh hiệu cao quý như: Huân chương Lao động hạng Nhất (2017), “Anh hùng Lao động” thời kỳ đổi mới (2020).

Với vị trí, vai trò là một trong những công cụ đòn bẩy kinh tế của Nhà nước, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội trong giai đoạn mới đã và đang đặt ra cho hoạt động tín dụng ngân hàng nói chung, hoạt động tín dụng chính sách xã hội nói riêng, nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi cần có những bước đổi mới, hoàn thiện mạnh mẽ hơn với sự vào cuộc tích cực hơn nữa của cả hệ thống chính trị. Tại Kết luận số 06- KL/TW, Ban Bí thư đã yêu cầu các cấp uỷ, chính quyền tạo điều kiện cho NHCSXH mở rộng huy động nguồn lực từ các cá nhân, tổ chức và xã hội; từng bước mở rộng đối tượng chính sách xã hội được vay vốn, nâng mức cho vay, thời hạn cho vay phù hợp với mục tiêu các chương trình mục tiêu quốc gia và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động tiền tệ, ngân hàng, NHNN thấy rằng các Bộ, ngành, NHCSXH cần tích cực hơn nữa trong việc rà soát, nghiên cứu để triển khai 12 nhóm nhiệm vụ, giải pháp quan trọng đã được đề ra tại Chiến lược phát triển NHCSXH đến năm 2030, như: hoàn thiện khung khổ pháp lý

Thông tư số 23/2013/TT-NHNN ngày 19/11/2013, Thông tư số 41/2015/TT-NHNN ngày 31/12/2015, Thông tư số 21/2021/TT-NHNN ngày 28/12/2021 hướng dẫn việc các tổ chức tín dụng nhà nước duy trì số dư tiền gửi tại NHCSXH về cơ cấu tổ chức, bộ máy quản trị, nâng cao năng lực hoạt động của NHCSXH; xây dựng, thiết kế và hệ thống lại các chương trình tín dụng chính sách, đề xuất các giải pháp tăng cường nguồn lực, tăng cường năng lực hoạt động của hệ thống kiểm tra, giám sát... để thực hiện hiệu quả tín dụng chính sách xã hội theo chỉ đạo của Ban Bí thư tại Kết luận số 06-KL/TW, đáp ứng yêu cầu về phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội trong thời gian tới.

Đối với NHCSXH, cần chủ động tham mưu các Bộ, ngành triển khai hiệu quả các giải pháp tại Chiến lược phát triển NHCSXH đến năm 2030 nhằm thực hiện mục tiêu phát triển theo hướng tăng cường tính chủ động, ổn định, bền vững; nâng cao năng lực quản trị, điều hành; xây dựng nền tảng ngân hàng số, đa dạng hóa sản phẩm, phát triển các loại hình dịch vụ phù hợp đem lại tiện ích tốt hơn cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác; tăng cường công tác đào tạo cán bộ, kiện toàn, bồi dưỡng nhân sự của hệ thống NHCSXH để thực hiện tốt công tác tín dụng chính sách xã hội trong tình hình mới, tiếp tục khẳng định vị trí, là “nhà cung cấp tài chính vi mô lớn nhất Việt Nam và châu Á”,

Về phía NHNN, ông Tú khẳng định sẽ tiếp tục triển khai một số giải pháp trọng tâm để hỗ trợ hoạt động của NHCSXH như sau:

(i) Điều hành chủ động, linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế và góp phần thúc đẩy phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.

(ii) Phối hợp với các Bộ, ngành, các địa phương và NHCSXH xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định về tổ chức và hoạt động của NHCSXH; tích cực tổ chức triển khai, thực hiện các chính sách tín dụng theo nhiệm vụ được phân công, trong đó tập trung triển khai chính sách tín dụng đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, nhằm thực hiện các mục tiêu giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội của Đảng, Nhà nước.

(iii) Tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho NHCSXH trong việc hoàn thiện cơ chế, chính sách, nguồn vốn hoạt động để hoàn thành các nhiệm vụ được Chính phủ,

Thủ tướng Chính phủ giao; đặc biệt chỉ đạo các ngân hàng thương mại nhà nước tiếp tục đồng hành cùng NHCSXH thông qua duy trì tiền gửi 2% tại NHCSXH để đảm bảo ổn định nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội.

(iv) Tiếp tục theo dõi, đôn đốc và báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình triển khai của các Bộ, ngành, địa phương thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, Kết luận số 06- KL/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội.

Thủ tướng yêu cầu NHNN và các ngân hàng tiếp tục nghiên cứu hạ lãi suất cho vay

Các tin khác

Người dân Việt Nam có tiền nhưng không dám tiêu, ngại đầu tư

Người dân Việt Nam có tiền nhưng không dám tiêu, ngại đầu tư

Đây là nhận định của giới chuyên gia dựa vào báo cáo tiền gửi của dân cư quý I/2024.
Phân khúc căn hộ nào sẽ dẫn dắt thị trường Hà Nội năm 2024?

Phân khúc căn hộ nào sẽ dẫn dắt thị trường Hà Nội năm 2024?

Trước bối cảnh tăng giá căn hộ chung cư tại Hà Nội thời gian qua, nhu cầu tìm kiếm một sản phẩm đầu tư và an cư an toàn, giá hợp lý thu hút sự quan tâm lớn từ người dân và cộng đồng doanh nghiệp bất động sản.
SHB thông báo điều chỉnh mức phí SMS Banking

SHB thông báo điều chỉnh mức phí SMS Banking

Để đảm bảo quyền lợi công bằng cho tất cả khách hàng, kể từ tháng 5/2024, SHB sẽ thực hiện điều chỉnh cơ chế tính phí và mức thu phí dịch vụ theo dõi biến động số dư qua tin nhắn SMS.
Chi tiêu “thả ga”, hoàn tiền “cực đã” lên tới 3 triệu đồng với thẻ tín dụng quốc tế SHB

Chi tiêu “thả ga”, hoàn tiền “cực đã” lên tới 3 triệu đồng với thẻ tín dụng quốc tế SHB

Từ nay đến hết 05/09/2024, những khách hàng mở mới hoặc đang sở hữu một trong những thẻ trong bộ “Gia đình thẻ” tín dụng quốc tế SHB sẽ được hưởng mức ưu đãi hoàn tiền hấp dẫn lên tới 3 triệu đồng cho các hoạt động chi tiêu mua sắm, ẩm thực...
TPBank tung gói tín dụng 3.000 tỷ đồng với lãi suất cho vay chỉ từ 4,5%

TPBank tung gói tín dụng 3.000 tỷ đồng với lãi suất cho vay chỉ từ 4,5%

Từ tháng 4, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) triển khai gói tín dụng 3.000 tỷ đồng dành riêng cho các khách hàng mới vay kinh doanh lần đầu tại TPBank, với lãi suất chỉ từ 4,5%.
Đất nền có thể đón “cơn sốt” sau kỳ lên giá chưa từng có của căn hộ chung cư?

Đất nền có thể đón “cơn sốt” sau kỳ lên giá chưa từng có của căn hộ chung cư?

Từ đầu năm 2024, giá chung cư liên tục lập đỉnh, thậm chí chỉ trong thời gian ngắn giá đã tăng gần 20%.
Tiền lương những ngày hoán đổi nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay tính thế nào?

Tiền lương những ngày hoán đổi nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay tính thế nào?

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị xác định ngày làm việc bù cho ngày thứ Hai và cách tính lương ngày làm việc bù trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay.
Khi nào nên dạy trẻ về tiền? Càng biết sớm, trưởng thành càng dư giả

Khi nào nên dạy trẻ về tiền? Càng biết sớm, trưởng thành càng dư giả

Techcombank Family là một công cụ hỗ trợ cha mẹ hiện đại dạy con kỹ năng quả lý tài chính cá nhân sớm mà không tạo nên áp lực, sự giám sát hữu hình nào. Đó là tiền đề cho trẻ có quyền chủ động, tự chủ về tiền bạc trong tương lai.
Nên hay không nên cho con biết về tiền sớm? Khác biệt nằm ở cách định hướng

Nên hay không nên cho con biết về tiền sớm? Khác biệt nằm ở cách định hướng

Để hỗ trợ các phụ huynh cùng con quản lý tài chính, ngân hàng TMCP Kỹ Thương (Techcombank) đã ra mắt tính năng Techcombank Family trên app ngân hàng điện tử Techcombank Mobile.
Bà mẹ quốc dân dạy con “xài tiền” theo cách lạ để con làm chủ tương lai

Bà mẹ quốc dân dạy con “xài tiền” theo cách lạ để con làm chủ tương lai

Khi được cha mẹ mở tài khoản thanh toán với tính năng Techcombank Family, trẻ từ 11 tuổi trở lên được chủ động truy cập tài khoản mang tên mình, với thông tin đăng nhập độc lập, để tự quản lý kế hoạch tài chính, tự chủ chi tiêu trong hạn mức bố mẹ đã thiết lập sẵn.
Một kỹ năng bố mẹ càng dạy sớm, trẻ càng có ưu thế vượt trội khi trưởng thành

Một kỹ năng bố mẹ càng dạy sớm, trẻ càng có ưu thế vượt trội khi trưởng thành

Thấu hiểu tâm tư và khúc mắc của các bậc phụ huynh, ngân hàng TMCP Kỹ Thương (Techcombank) đã ra mắt dịch vụ Techcombank Family hỗ trợ liên kết tài khoản ngân hàng của cha mẹ với tài khoản ngân hàng của con.
VPBank ra mắt thẻ Flex: Chi tiêu linh hoạt, tự do thể hiện cá tính

VPBank ra mắt thẻ Flex: Chi tiêu linh hoạt, tự do thể hiện cá tính

Đáp ứng đa dạng nhu cầu chi tiêu linh hoạt và tối ưu trải nghiệm người dùng, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) vừa ra mắt dòng thẻ VPBank Flex, tích hợp thẻ ghi nợ (debit card) và thẻ tín dụng (credit card) trên một thẻ vật lý duy nhất.
Mở ra thế giới, nâng tầm đẳng cấp với thẻ tín dụng SHB Mastercard World

Mở ra thế giới, nâng tầm đẳng cấp với thẻ tín dụng SHB Mastercard World

Sở hữu chiếc thẻ đen “quyền lực” SHB Mastercard World, khách hàng không những nhận được chính sách tài chính, phi tài chính hấp dẫn tại Việt Nam mà còn tận hưởng loạt đặc quyền thượng đỉnh như dịch vụ sân golf, ẩm thực – nghỉ dưỡng đẳng cấp hay phòng chờ sân bay trên toàn thế giới.
Bộ trưởng Tài chính: Sẽ thanh tra hết các công ty bảo hiểm

Bộ trưởng Tài chính: Sẽ thanh tra hết các công ty bảo hiểm

Đó là thông tin được Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết tại buổi chất vấn của các đại biểu Quốc hội về nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính diễn ra ngày 18/3.
Bộ trưởng Tài chính nói về quỹ bảo hiểm hưu trí tự nguyện và rủi ro nếu phá sản

Bộ trưởng Tài chính nói về quỹ bảo hiểm hưu trí tự nguyện và rủi ro nếu phá sản

Về quỹ hưu trí tự nguyện, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, hiện có 4 doanh nghiệp tham gia, trong đó có 10 quỹ đang hoạt động. Theo Bộ trưởng, tham gia quỹ hưu trí này chủ yếu là cán bộ, người lao động trong hệ thống với số lượng trên 5.000 người, còn về phía cán bộ bên ngoài và nhân dân chưa nhiều.
Nếu phát hiện hợp đồng bảo hiểm có sai sót, người tham gia có quyền đòi nhận lại tiền

Nếu phát hiện hợp đồng bảo hiểm có sai sót, người tham gia có quyền đòi nhận lại tiền

Bộ trưởng Bộ Tài chính thông tin, Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2023 (sửa đổi) quy định, trong vòng 21 ngày, nếu phát hiện hợp đồng bảo hiểm có sai sót thì người tham gia bảo hiểm có quyền đòi nhận lại tiền, công ty bảo hiểm phải trả lại cho người tham gia bảo hiểm.
SHB đồng loạt giảm lãi suất cho vay chỉ còn từ 5,79%/năm

SHB đồng loạt giảm lãi suất cho vay chỉ còn từ 5,79%/năm

Tích cực đồng hành cùng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước trong việc hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phục hồi sản xuất - kinh doanh, mới đây, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) đã đồng loạt giảm lãi suất các gói vay ưu đãi xuống chỉ còn từ 5,79%/năm. Đây được xem là mức lãi suất cho vay cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng tính đến thời điểm hiện nay.
Sắp thanh tra 2 công ty bán chéo bảo hiểm qua ngân hàng

Sắp thanh tra 2 công ty bán chéo bảo hiểm qua ngân hàng

6 doanh nghiệp bảo hiểm nằm trong kế hoạch thanh tra của Bộ Tài chính năm 2024, trong đó 2 công ty bán chéo sản phẩm qua kênh ngân hàng.
Người lao động một nhóm ngành đang nhận lương hơn 125 triệu đồng/tháng

Người lao động một nhóm ngành đang nhận lương hơn 125 triệu đồng/tháng

Người lao động làm việc trong ngành nghề này hiện hưởng lương cao hơn từ 18-83% so với các ngành nghề khác như nhân viên kinh doanh, bán hàng, truyền thông, marketing, quảng cáo, giáo dục, tài chính, y tế, dược,...
Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giảm lãi suất cho vay

Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giảm lãi suất cho vay

Nhằm ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh,… Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu ngân hàng tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất cho vay, công bố công khai lãi suất cho vay bình quân.
Xem thêm
Phiên bản di động