Những ngân hàng công bố lợi nhuận giảm trong quý II/2023 và 6 tháng đầu năm
Một ngân hàng làm ăn sa sút, cắt giảm 1.500 nhân sự chỉ trong 3 tháng |
Ảnh minh hoạ. |
Đến sáng ngày 25/10, đã có 10/27 ngân hàng niêm yết đã công bố kết quả kinh doanh cho thấy sự phân hoá khá rõ rệt, song hầu hết đều dự báo một năm khó khăn của ngành ngân hàng.
Theo đó, trong số 10 đơn vị công bố kết quả kinh doanh thì có tới 4 ngân hàng báo lợi nhuận trước thuế quý II giảm từ 25 - 94% so với cùng kỳ; luỹ kế 6 tháng, có 3/8 nhà băng có lợi nhuận giảm từ 11 - 59% so với cùng kỳ 2022.
Trong 3 ngân hàng có kết quả làm ăn sa sút thì ABBank là ngân hàng báo lợi nhuận suy giảm mạnh nhất trong quý II với mức giảm 94% so với cùng kỳ, đạt vỏn vẹn 67 tỷ đồng; lũy kế 6 tháng, lợi nhuận của ngân hàng ở mức 679 tỷ đồng, giảm 59% so với cùng kỳ. Với kết quả này, ABBank mới chỉ đạt 24% kế hoạch cả năm.
Chi phí dự phòng rủi ro tăng nhanh, 698 tỷ đồng, gấp 4 lần cùng kỳ và lũy kế 6 tháng là 814 tỷ, gấp 3,7 lần cùng kỳ 2022 là một trong những nguyên nhân chính khiến lợi nhuận của ABBank giảm mạnh. Bên cạnh đó là thu nhập lãi thuần sụt giảm mạnh trong nửa đầu năm với mức giảm 13% còn 1.566 tỷ đồng.
Đứng thứ 2 trong danh sách nhà băng suy giảm lợi nhuận mạnh ở quý II/2023 và 6 tháng là LPBank với mức giảm so với cùng kỳ lần lượt là 51% và 32%.
Cụ thể, thu nhập lãi thuần quý II của nhà băng này sụt giảm 19,5% so với cùng kỳ xuống 2.450 tỷ đồng. Lãi từ hoạt động dịch vụ cũng giảm 17,8% xuống 249 tỷ đồng. Lãi từ kinh doanh ngoại hối giảm 64% xuống còn 19 tỷ đồng. Đáng chú ý, hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư bị lỗ 4,5 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi 356 tỷ đồng.
Tổng thu nhập hoạt động quý II/2023 của LPBank ở mức 2.886 tỷ, giảm 23,4% so với cùng kỳ. Chi phí hoạt động vẫn tăng 10,3% lên 1.479 tỷ đồng khiến lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của LPBank chỉ đạt gần 1.406 tỷ đồng, giảm 42%.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế của LPBank giảm 31,8% so với cùng kỳ, đạt 2.446 tỷ đồng. Lãi sau thuế đạt 1.951 tỷ đồng, giảm 31,8%
Nguyên nhân chủ yếu của việc lợi nhuận sụt giảm phần lớn do các mảng kinh doanh kém tích cực. Nợ xấu của nhà băng này cũng tăng mạnh. Tính đến 30/6/2023 là 2,23%, trong đó, nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) tăng 80% lên 2.438 tỷ đồng.
Như vậy, có thể thấy bức tranh chung của ngành ngân hàng là khá ảm đạm. Điều này là rất khác biệt so với cùng kì năm trước khi một loạt các nhà băng báo lãi lớn với kết quả kinh doanh tăng trưởng mạnh từ 40 - 80%.
15.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi được các ngân hàng “bơm” cho vay lâm, thuỷ sản Đến nay có 12 ngân hàng thương mại đã đăng ký tham gia chương trình tín dụng đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản.... ... |