Chiều 31/3, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã tổ chức họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng quý I. Tại cuộc họp, Phó thống đốc thường trực NHNN Đào Minh Tú cho biết tính ngày 28/3, tín dụng toàn nền kinh tế mới tăng 2,06% so với cuối năm 2022 và tăng 11,17% so với cùng kỳ năm 2022. Như vây, các ngân hàng đã giải ngân cho vay ròng ra nền kinh tế hơn 245.600 tỷ đồng trong ba tháng gần nhất, tương đương bình quân gần 81.900 tỷ đồng/tháng.
Tuy nhiên, so với quý I/2022, mức tăng trưởng tín dụng trong so với cùng kỳ năm ngoái đã giảm hơn một nửa.
Điều này diễn ra trong bối cảnh NHNN đã phân bổ hạn mức tăng trưởng tín dụng mới cho các ngân hàng thương mại năm 2022, các nhà băng cũng cho biết các hoạt động cho vay đã trở lại bình thường. Tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng thực tế vẫn thấp hơn kỳ vọng, cho thấy nhu cầu vốn của nền kinh tế trong quý I không quá cao.
Theo Phó thống đốc Đào Minh Tú, mức tăng trưởng tín dụng thấp ghi nhận trong quý I có nhiều nguyên nhân tác động cả chủ quan và khách quan.
Cụ thể, trong quý I, các biến động của thị trường trong nước và thế giới đã tác động không nhỏ tới doanh nghiệp, khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn dẫn tới nhu cầu vốn tín dụng của một số doanh nghiệp, lĩnh vực chững lại.
Bên cạnh đó, yếu tố khách quan vì đây là giai đoạn đầu năm, nên một số dự án, hoạt động đầu tư bị gián đoạn bởi kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.
Ông cũng nhấn mạnh tăng trưởng tín dụng hiện tại không bị ảnh hưởng bởi room tín dụng mà chủ yếu đến từ nhu cầu vốn của các doanh nghiệp.
Trước đó, dựa trên cơ sở mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2023 khoảng 6,5% và lạm phát 4,5% mà Quốc hội, Chính phủ đặt ra, NHNN định hướng tăng trưởng tín dụng năm nay khoảng 14-15%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế.
Gói tín dụng 120.000 tỷ cho vay nhà ở xã hội có lãi suất khoảng 8,2%
Bốn ngân hàng thương mại Nhà nước sẽ thống nhất điều kiện vay cho gói hỗ trợ lãi suất 120.000 tỷ đồng đối với nhà ... |