Nợ xấu tăng cao
Theo Báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2022 của Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB) cho thấy, tính đến hết năm 2022, tổng nợ xấu của ngân hàng này ở mức cao so với các ngân hàng khác.
Nguồn: BCTC hợp nhất quý IV/2022 của NCB. |
Có thể thấy, trong cơ cấu nợ xấu của NCB, có 50% là khoản nợ nghi ngờ, còn lại là các khoản nợ dưới tiêu chuẩn và nợ có khả năng mất vốn.
Việc NCB là ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao xuất phát từ việc ngân hàng này đã thực hiện phân loại lại nợ xấu, nợ quá hạn theo đúng tình trạng khoản nợ theo quy định của NHNN, đặc biệt là sau khi Thông tư 14/2021 hết hạn.
Liên tục rao bán tài sản đảm bảo để thu hồi nợ
Việc nợ xấu tăng cao trong năm vừa qua khiến NCB tích cực xử lý dứt điểm những khoản nợ xấu bằng cách rao bán tài sản đảm bảo. Theo đó, ngân hàng này liên tục đăng thông báo bán đấu giá tài sản đảm bảo của cá nhân, doanh nghiệp là bất động sản, nhà máy…
Mới đây nhất, NCB đã thông báo về việc đang rao bán khoản nợ của Công ty CP Đầu tư Xuất nhập khẩu Thuận Phát với giá khởi điểm 111,129 tỷ đồng.
Cụ thể, trong thông báo, phía NCB cho biết, dư nợ tính đến ngày 14/8/2022 là hơn 756,335 tỷ đồng; trong đó, dư nợ gốc hơn 173,5 tỷ đồng, dư nợ lãi gần 332 tỷ đồng, còn lại là lãi quá hạn và lãi chậm trả.
Đây cũng là lần thứ ba khoản nợ trên được rao bán. Mức giá khởi điểm trong lần đấu giá này được đưa ra là hơn 138,91 tỷ đồng (giảm 27,781 tỷ đồng so với lần đấu giá trước đó).
Tài sản đảm bảo cho khoản nợ là lô hàng nhập khẩu hoặc mua hàng trong nước gồm các nguyên vật liệu đầu vào sản xuất nhựa (như bột nhựa, hạt nhựa…), thành phẩm ống nhựa và thép không gỉ.
Thông báo đấu giá tài sản (lần 3) của Công ty CP Đầu tư Xuất nhập khẩu Thuận Phát được NCB công bố. |