“Ông lớn” bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam nào có lãi cao nhất trong năm 2022?
Năm 2023, Bảo hiểm BIC đặt mục tiêu 4.500 tỷ đồng doanh thu phí bảo hiểm |
Theo thống kê của Công ty Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam (MASVN), giai đoạn 2015- 2022, thị phần doanh thu của Top 5 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ duy trì khá ổn định bao gồm Bảo Việt Nhân thọ, Dai-ichi, Prudential, Manulife, AIA.
Báo cáo tài chính năm 2022 cho thấy, Bảo Việt Nhân thọ ghi nhận lãi sau thuế năm 2022 đạt 975 tỷ đồng, tăng trưởng 11,4% so với năm 2021. Đáng chú ý, Prudential và Manulife Việt Nam là hai cái tên có lợi nhuận sau thuế tăng trưởng đột biến trong năm 2022.
Cụ thể, Prudential vươn lên dẫn đầu nhóm doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ghi nhận 3.637 tỷ đồng lãi sau thuế, tăng 670% so với năm 2021 (473 tỷ đồng). Manulife đứng ở vị trí thứ hai khi ghi nhận mức lãi sau thuế kỷ lục 2.562 tỷ trong khi năm 2021 công ty lỗ hơn 4.742 tỷ đồng. Được biết, Manulife đã có cú "bật nhảy" cực kỳ ngoạn mục khi năm 2021, công ty báo lỗ trước thuế tới 5.927 tỷ và sau thuế lỗ 4.742 tỷ đồng.
![]() |
Tiếp theo là Dai-ichi Life Việt Nam với lợi nhuận sau thuế năm 2022 đạt 2.646 tỷ đồng, giảm 5% so với năm trước đó. Còn AIA có lợi nhuận sau thuế tăng lần lượt 25% lên 1.110 tỷ đồng.
Bảo Việt Nhân thọ vẫn là doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có thị phần đứng đầu. Thứ hai là Prudential. Doanh thu phí bảo hiểm của công ty này đạt hơn 31.000 tỷ trong năm 2022, tăng 8,3% so với 2021.
Còn lại, Manulife với doanh thu phí bảo hiểm đạt 26.835 tỷ đồng, tăng 9,5% so với năm trước. Dai-ichi Life có tốc độ tăng trưởng cao nhất (17,2%), ghi nhận doanh thu phí bảo hiểm đạt 21.825 tỷ đồng, đứng thứ 4 thị trường. AIA với doanh thu phí bảo hiểm đạt 18.490 tỷ, tăng 12,3%.
Về tốc độ tăng trưởng, Dai-ichi Life đứng đầu với mức tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm là 17,2%. xếp sau là AIA (12%), Manulife (10%), Bảo Việt Nhân thọ (9%) và Prudential (8%).
Theo Mirae Asset, mảng bảo hiểm nhân thọ vẫn kỳ vọng sẽ là động lực duy trì sức tăng trưởng chính cho ngành. Chính phủ đặt mục tiêu 15% dân số sẽ tham gia mua bảo hiểm nhân thọ vào năm 2025, so với mức 11% của năm 2021. Đặc biệt, tỷ lệ thâm nhập của tổng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ được kỳ vọng sẽ đạt 3,5% GDP vào năm 2025 (so với mức 3,3% năm 2021).
![]() |
Các tin khác

Agribank đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp thủy sản, lúa gạo vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Muốn “bán nợ” sang ngân hàng khác, khách hàng gặp loạt khó khăn

Lãnh đạo Nam Long (NLG) sắp được thưởng cổ phiếu với giá 0 đồng?

Bảo hiểm tiền gửi tham gia kiểm soát đặc biệt, xử lý các ngân hàng yếu kém ra sao?

Lãi suất vay mua nhà của ngân hàng nào tốt nhất tháng 9/2023?

Nhà Khang Điền chuẩn bị phát hành 10,8 triệu cổ phiếu ESOP

Giá trị vượt thời gian từ bản lĩnh của “người tiên phong” số hóa ngành ngân hàng

Ngân hàng ảnh hưởng ra sao khi tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn giảm còn 30%?

Ngân hàng Nhà nước thay Chủ tịch HĐQT Ngân hàng SCB

NHNN chỉ định nhân sự cấp cao Agribank giữ chức Chủ tịch SCB

Dấu ấn “Khách hàng là trọng tâm” trên hành trình chuyển đổi của Techcombank

Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) giúp thêm 1,6 triệu người được hưởng trợ cấp

Tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế đến 15/9 mới chỉ đạt 5,56%

Tính pháp lý của hợp đồng mua bán căn hộ “chung cư mini”

Bồi thường bảo hiểm vụ chung cư mini: Có trường hợp chưa xác định được người thụ hưởng

Khoảng 3,5 triệu người hưởng bảo hiểm xã hội một lần rồi rời bỏ hoàn toàn

Cháy chung cư mini: BHXH Việt Nam chi trả trực tiếp cho thân nhân của người mất tại nhà

Ngân hàng Nhà nước đã trình chủ trương cơ cấu lại SCB

Nhiều yếu tố có thể ngăn cản NHNN nới lỏng hơn nữa chính sách tiền tệ
