Phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiệu quả

11/01/2023 06:02 Nhịp cầu lao động Trần Đình Phương
Ngày 10/1, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 06/NQ-CP về phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, bền vững và hội nhập nhằm phục hồi nhanh kinh tế - xã hội.

Sản xuất hàng may mặc tại Xí nghiệp Sơ mi, Veston của Tổng Công ty May 10 tại Sài Đồng, Quận Long Biên, Hà Nội – một đơn vị của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex). Ảnh: Anh Tuấn – TTXVN

Nghị quyết nêu rõ, sau hơn 35 năm đổi mới đất nước, thị trường lao động Việt Nam đã có bước phát triển cả về quy mô và chất lượng, từng bước hiện đại, bền vững và hội nhập quốc tế. Hệ thống thể chế, chính sách thị trường lao động được hoàn thiện; quan hệ cung - cầu lao động gia tăng; chất lượng việc làm ngày càng cải thiện; lao động Việt Nam từng bước đảm nhiệm được những công việc phức tạp mà trước đây phải cần tới chuyên gia nước ngoài; tiền lương và thu nhập của người lao động được cải thiện rõ rệt; năng suất lao động và năng lực cạnh tranh của lực lượng lao động được nâng lên, đóng góp quan trọng vào những thành tựu về kinh tế - xã hội Việt Nam đạt được trong thời gian qua.

Tuy nhiên, thị trường lao động nước ta phát triển chưa đủ mạnh để giải phóng mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, chưa tạo được nhiều việc làm theo hướng bền vững, mất cân đối cung - cầu lao động cục bộ giữa các vùng, khu vực, ngành nghề và nhân lực chất lượng chưa cao.

Đặc biệt, đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trong thời gian qua đã làm cho thị trường lao động bị ảnh hưởng nặng nề, hàng triệu lao động bị giảm giờ làm, giảm thu nhập, tạm dừng việc, mất việc làm, thất nghiệp. Gần 2 triệu lao động rời khỏi thị trường lao động (phần lớn là lao động tự do, không có trình độ chuyên môn kỹ thuật); nhiều lao động di cư trở về quê, khiến quan hệ cung - cầu lao động bị ảnh hưởng tiêu cực.

Giáo dục - đào tạo chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, ngành nghề mới, kỹ năng mới phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế, hội nhập quốc tế cũng như gắn kết cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp, thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam...

Để xây dựng, phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, bền vững và hội nhập nhằm phục hồi nhanh kinh tế - xã hội, Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục quán triệt thực hiện đồng bộ, thống nhất, kịp thời, hiệu quả các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm:

Triển khai các giải pháp đột phá về phát triển nguồn nhân lực, đầu tư mạnh mẽ vào con người

Quán triệt sâu sắc quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, bền vững và hội nhập tại các Văn kiện, Nghị quyết của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội; thực hiện phát triển thị trường lao động toàn diện, bền vững theo hướng hiện đại, hiệu quả phù hợp với đặc điểm của từng vùng, từng địa phương làm cơ sở, động lực phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; trong đó triển khai các giải pháp đột phá về phát triển nguồn nhân lực, đầu tư mạnh mẽ vào con người, trọng tâm là phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút và trọng dụng nhân tài, tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng, chủ động thích ứng với xu hướng già hóa dân số và sẵn sàng cho Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Xây dựng chính sách việc làm gắn với quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng; phát triển việc làm bền vững, việc làm xanh gắn với quy hoạch kinh tế - xã hội và bố trí đầu tư; tăng cường các hình thức tín dụng để phát triển việc làm; quan tâm hỗ trợ đối tượng yếu thế tham gia vào thị trường lao động.

Phấn đấu đến năm 2025, lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 30%

Theo Nghị quyết, mục tiêu tổng quát là thị trường lao động phát triển linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, bền vững và hội nhập, góp phần phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025. Trong đó, các yếu tố của thị trường lao động được phát triển đồng bộ, hiện đại; chất lượng nguồn nhân lực và hiệu quả tổ chức, vận hành thị trường lao động được nâng cao.

Thị trường lao động đóng vai trò chủ động trong huy động, phân bổ, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng hiện đại, đảm bảo kết nối thị trường lao động trong nước với thị trường lao động của các nước trong khu vực và trên thế giới.
Cụ thể, phấn đấu đến năm 2025, tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội khoảng 25%; tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân trên 6,5%/năm; tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 30%; đào tạo lại, đào tạo thường xuyên cho khoảng 25% lực lượng lao động; duy trì tỷ lệ thất nghiệp chung ở mức thấp dưới 3%, tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị dưới 4%; tỷ lệ thất nghiệp thanh niên thành thị ở mức thấp, dưới 7%, tỷ lệ thiếu việc làm của thanh niên nông thôn dưới 6%; tỷ lệ lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội đạt 45%, trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chiếm khoảng 2,5% lực lượng lao động trong độ tuổi; 35% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp; chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia bảo hiểm xã hội đạt mức 85%.

Các nhóm nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm

Để đạt được các mục tiêu đề ra, Nghị quyết nêu rõ các nhiệm vụ và giải pháp gồm: Hoàn thiện khung pháp lý, rà soát sửa đổi các quy định của pháp luật, đáp ứng nhu cầu phát triển thị trường lao động đúng hướng, tập trung vào các lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm, bao gồm: Nghiên cứu, đề xuất ban hành, sửa đổi các chính sách để hạn chế thất nghiệp, nâng cao chất lượng lao động như: bổ sung, hoàn thiện các chính sách mang tính chủ động, phòng ngừa thất nghiệp; chính sách hỗ trợ đào tạo nghề thông qua Thẻ học nghề cho người lao động; quy định các chuẩn chuyên môn và điều kiện đảm bảo triển khai hiệu quả hoạt động đào tạo nghề tại doanh nghiệp.

Phục hồi và ổn định thị trường lao động: Bám sát thực tiễn, quản trị nguồn nhân lực chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ giữa các chính sách phát triển thị trường lao động với các thị trường khác để giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, trong đó có cung - cầu lao động. Khẩn trương rà soát, đánh giá nhu cầu nhân lực theo từng ngành, lĩnh vực, từng vùng để kịp thời kết nối, cung ứng lao động. Đặc biệt là đánh giá nhu cầu nhân lực của các nhà đầu tư nước ngoài đã có dự án và đang nghiên cứu đầu tư vào Việt Nam.

Thúc đẩy tạo việc làm bền vững và sử dụng hiệu quả lực lượng lao động: Tăng cường đầu tư, phát triển các ngành kinh tế tạo nhiều việc làm bền vững. Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế gắn với phát triển bền vững theo hướng nâng cao chất lượng, tạo nhiều việc làm mới có năng suất, chất lượng cao.

Tăng cường các nguồn tín dụng để thúc đẩy tạo việc làm mới, sáng tạo, chất lượng cao, bền vững; việc làm xanh; việc làm cho đối tượng yếu thế, vùng sâu vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số; ưu tiên bố trí vốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội có đủ nguồn lực triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng giải quyết việc làm, đào tạo nghề cho người lao động, góp phần phát triển thị trường lao động bền vững.

Bên cạnh đó, tập trung thực hiện các giải pháp để phân luồng, nâng cao chất lượng nhân lực đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động. Khẩn trương triển khai các điều kiện đảm bảo hiệu quả việc phân luồng, liên thông trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm thúc đẩy xã hội học tập, học tập suốt đời trong cộng đồng.

Tổ chức đào tạo, cung ứng kịp thời nhân lực cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), khắc phục tình trạng thiếu hụt lao động cục bộ.

Công tác truyền thông: Nâng cao nhận thức, nhất là người đứng đầu một số cơ quan bộ, ngành, địa phương, đơn vị về vai trò, tầm quan trọng phát triển thị trường lao động; chủ động có giải pháp hiệu quả để đảm bảo và phát triển thị trường lao động bền vững. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền bài bản, kịp thời, liên tục, nâng cao nhận thức của người lao động, người sử dụng lao động, các chủ thể tham gia thị trường lao động; đảm bảo ổn định và phát triển thị trường lao động.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến hỗ trợ phát triển thị trường lao động, phát triển nguồn nhân lực

Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Tập trung chỉ đạo rà soát, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến hỗ trợ phát triển thị trường lao động, giải quyết việc làm và phát triển nguồn nhân lực theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Thường xuyên đánh giá tình hình, kết quả thực hiện, chủ động giải quyết theo thẩm quyền các vấn đề phát sinh; báo cáo, tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, giải quyết vấn đề vượt thẩm quyền; đề xuất cơ chế, chính sách, giải pháp mới hiệu quả, khả thi bảo đảm phát triển thị trường lao động và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng mạng lưới thông tin và cơ sở dữ liệu thị trường lao động, nhu cầu kỹ năng tương lai; đầu tư nghiên cứu xây dựng, thường xuyên phân tích và công bố dự báo thị trường lao động theo ngành, nghề, vùng trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, làm cơ sở xây dựng và tổ chức triển khai kịp thời, hiệu quả các chính sách về lao động - việc làm, an sinh xã hội, cung cấp thông tin thị trường lao động cho người lao động, người sử dụng lao động, các cơ sở đào tạo, nghiên cứu.

Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức thực hiện phân luồng học sinh bậc giáo dục phổ thông theo Quyết định số 522/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án "Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025"; chỉ đạo ngành giáo dục các cấp hướng dẫn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chủ trì tổ chức giảng dạy chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông theo hướng đẩy mạnh phân luồng và đảm bảo quyền lợi của học sinh vừa được học nghề, vừa được học văn hóa ngay tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao nghiên cứu bảo đảm phù hợp và sử dụng tối đa các yếu tố thuận lợi của thị trường lao động trong quá trình xây dựng các quy hoạch theo quy định của Luật Quy hoạch.

Bộ Tài chính chủ trì tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí chi thường xuyên cho các Bộ, cơ quan trung ương để thực hiện các Chương trình, dự án trong lĩnh vực lao động, việc làm, phát triển nguồn nhân lực theo quy định của pháp luật về phân cấp ngân sách nhà nước.

Theo nguồn: TTXVN

Các tin khác

Ít việc, công nhân chật vật dịp cận Tết

Ít việc, công nhân chật vật dịp cận Tết

Nhiều công nhân lao động tại khu công nghiệp Yên Phong (tỉnh Bắc Ninh) hiện rơi vào tình cảnh thiếu việc, giảm giờ làm, ảnh hưởng lớn đến thu nhập, đời sống dịp cận Tết.
Chính phủ yêu cầu thanh toán đầy đủ tiền lương, tiền thưởng cuối năm cho người lao động

Chính phủ yêu cầu thanh toán đầy đủ tiền lương, tiền thưởng cuối năm cho người lao động

Chính phủ yêu cầu Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương khuyến khích DN thanh toán đầy đủ tiền lương, tiền thưởng cuối năm cho người lao động.
Chi phí tăng cao, thiếu hụt lao động là mối lo hàng đầu của doanh nghiệp toàn cầu

Chi phí tăng cao, thiếu hụt lao động là mối lo hàng đầu của doanh nghiệp toàn cầu

Theo một cuộc khảo sát quốc tế được công bố hôm 10/1, thiếu hụt lao động, giữ chân nhân viên và chi phí gia tăng là ba mối quan tâm hàng đầu của các chủ doanh nghiệp trong năm nay.
Twitter tiếp tục cắt giảm nhân sự trên phạm vi toàn cầu

Twitter tiếp tục cắt giảm nhân sự trên phạm vi toàn cầu

Theo hãng tin AFP, sau khi tỷ phú Elon Musk trở thành chủ sở hữu chính thức của Twitter, nền tảng mạng xã hội này trải qua quãng thời gian cải cách lớn, với nhân sự xáo trộn và sa thải hàng loạt.
Bà Rịa-Vũng Tàu: Làng nghề truyền thống tất bật vụ cuối năm

Bà Rịa-Vũng Tàu: Làng nghề truyền thống tất bật vụ cuối năm

Những ngày này, tại làng hoa Kim Dinh,TP. Bà Rịa, người dân trồng hoa đang hối hả chuẩn bị công đoạn cuối cùng trước khi đưa hoa ra thị trường.
Kinh tế khó khăn, công nhân không về quê nghỉ Tết Dương 2023

Kinh tế khó khăn, công nhân không về quê nghỉ Tết Dương 2023

Nhà xa, trong tài khoản không có nổi 1 triệu đồng, công nhân lựa chọn ở lại phòng trọ thay vì về quê sum họp cùng gia đình dịp nghỉ Tết Dương lịch 2023.
Đảm bảo an sinh xã hội cuối năm tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Đảm bảo an sinh xã hội cuối năm tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Trước tình hình nhiều lao động phải giảm giờ làm hoặc mất việc làm, các cấp, các ngành và doanh nghiệp đang có những giải pháp giảm khó khăn cho công nhân, góp phần ổn định thị trường lao động.
Năm 2023: Nguy cơ thất nghiệp và thiếu việc làm gia tăng

Năm 2023: Nguy cơ thất nghiệp và thiếu việc làm gia tăng

Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm trong năm 2022 thấp hơn so với năm trước, nhưng dự báo năm 2023 tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp còn gặp khó khăn, đơn hàng sẽ tiếp tục bị cắt giảm có thể hết quý 1, thậm chí quý 2/2023 dẫn đến nhiều người lao động bị thiếu, mất việc làm.
Lao động nước ngoài làm việc tại Hàn Quốc có thể kéo dài thời gian cư trú

Lao động nước ngoài làm việc tại Hàn Quốc có thể kéo dài thời gian cư trú

Về phương án sửa đổi chế độ cấp phép tuyển dụng đối với lao động nước ngoài, Hàn Quốc sẽ áp dụng đặc cách có điều kiện để thời gian cư trú kéo dài từ 4 năm 10 tháng như hiện nay lên thành 10 năm.
Ước mơ của công nhân, người lao động trong năm mới 2023

Ước mơ của công nhân, người lao động trong năm mới 2023

Trải qua một năm 2022 đầy khó khăn, vất vả, bước sang năm 2023, công nhân lao động ngoài mong muốn thu nhập ổn định, họ còn hi vọng được làm nhiều điều ý nghĩa cho gia đình và bản thân hơn.
Thu nhập nâng cao từ phát triển vùng trồng bưởi hữu cơ

Thu nhập nâng cao từ phát triển vùng trồng bưởi hữu cơ

Xã Yên Sở là vùng sản xuất bưởi tập trung của thành phố, với nhiều giống bưởi đặc sản có từ 40-50 năm về trước, chất lượng cao. Mỗi năm cho thu nhập từ 50 triệu đến hàng trăm triệu đồng/ 1 sào.
Thị trường lao động gặp nhiều khó khăn, nhu cầu tuyển dụng giảm mạnh

Thị trường lao động gặp nhiều khó khăn, nhu cầu tuyển dụng giảm mạnh

Nhu cầu tuyển dụng lao động trong 3 tháng cuối năm 2022 ghi nhận giảm trung bình 25%, chỉ riêng tháng 12 giảm mạnh đến 42% so với thời điểm trước dịch.
Tiết lộ thưởng Tết năm 2023 của lao động ngành Công nghệ thông tin

Tiết lộ thưởng Tết năm 2023 của lao động ngành Công nghệ thông tin

Theo một số nhân viên làm trong ngành Công nghệ thông tin của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, tiền thưởng Tết của nhân viên thường là một tháng lương thứ 13 (gồm lương cứng và cộng thêm một phần hiệu suất công việc).
Doanh nghiệp có phải công khai quy chế thưởng Tết?

Doanh nghiệp có phải công khai quy chế thưởng Tết?

Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và dù là thưởng Tết hay thưởng nói chung thì doanh nghiệp đều phải công bố công khai tại nơi làm việc.
Nỗ lực duy trì việc làm cho công nhân

Nỗ lực duy trì việc làm cho công nhân

Năm nay, Tết Nguyên đán đến sớm hơn nhưng với nhiều NLĐ bị ảnh hưởng việc làm, thu nhập thì chưa thấy niềm vui. Hàng chục nghìn lao động mất việc đồng nghĩa với từng ấy gia đình bị ảnh hưởng. Đau đáu trước những khó khăn ấy, nhiều doanh nghiệp, tổ chức, các cấp Công đoàn đã vào cuộc để nỗ lực giữ việc cho công nhân.
Từ 1/1/2023, áp dụng chế độ phụ cấp mới cho cán bộ công đoàn

Từ 1/1/2023, áp dụng chế độ phụ cấp mới cho cán bộ công đoàn

Hệ số phụ cấp trách nhiệm cán bộ công đoàn cơ sở được xác định theo số lượng đoàn viên công đoàn, kết quả nộp đoàn phí công đoàn của năm trước liền kề, thực hiện theo khung số lượng đoàn viên.
Hàn Quốc sẽ gia hạn thời gian lưu trú có điều kiện cho lao động nước ngoài lên 10 năm

Hàn Quốc sẽ gia hạn thời gian lưu trú có điều kiện cho lao động nước ngoài lên 10 năm

Bộ Lao động và Việc làm Hàn Quốc ngày 29/12 đã thông báo về phương án sửa đổi chế độ cấp phép tuyển dụng đối với lao động nước ngoài trong đó sẽ áp dụng đặc cách có điều kiện để thời gian cư trú kéo dài từ 4 năm 10 tháng như hiện nay lên thành 10 năm.
Ngành nghề thiếu lao động thời vụ dịp cuối năm

Ngành nghề thiếu lao động thời vụ dịp cuối năm

Thời điểm cuối năm, rất nhiều ngành nghề như thương mại - dịch vụ; dịch vụ khách sạn - nhà hàng; sản xuất, bán lẻ... đang cần tuyển dụng lao động thời vụ.
Mức tiền lương bình quân năm 2022 tăng 6%, đạt 8,25 triệu đồng/tháng

Mức tiền lương bình quân năm 2022 tăng 6%, đạt 8,25 triệu đồng/tháng

Tình hình sản xuất kinh doanh đã phục hồi và tăng trưởng sau hai năm đại dịch, tạo thuận lợi để doanh nghiệp có điều kiện chăm sóc tốt hơn đến các vấn đề tiền lương, đời sống của người lao động.
Thưởng Tết Nguyên đán năm 2023 tăng 11% so với năm 2022

Thưởng Tết Nguyên đán năm 2023 tăng 11% so với năm 2022

Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội từ 54.202 doanh nghiệp ở 63 tỉnh, thành phố cho thấy mức thưởng Tết Nguyên đán tăng hơn so với năm trước.
Xem thêm
Công ty Thủy điện Quảng Trị sản xuất 265 triệu kWh điện, lợi nhuận đạt hơn 105 tỷ đồng

Công ty Thủy điện Quảng Trị sản xuất 265 triệu kWh điện, lợi nhuận đạt hơn 105 tỷ đồng

Trong năm 2024, Công ty Thủy điện Quảng Trị đã sản xuất 265,2 triệu kWh, lợi nhuận 105,28 tỷ đồng; đóng góp vào ngân sách nhà nước hơn 56 tỷ đồng.
Doanh nghiệp đổ về Công viên phần mềm số 2 ở Đà Nẵng kinh doanh

Doanh nghiệp đổ về Công viên phần mềm số 2 ở Đà Nẵng kinh doanh

TP. Đà Nẵng đã tổ chức khai trương Khu Công viên phần mềm số 2 và đưa vào sử dụng Tòa nhà ICT1 với 8 tầng. Hiện đã có hơn 30 doanh nghiệp đăng ký nhu cầu thuê văn phòng tại Tòa nhà ICT1.
SHB đồng hành cùng ngành y tế, giáo dục chuyển đổi số toàn diện

SHB đồng hành cùng ngành y tế, giáo dục chuyển đổi số toàn diện

SHB không ngừng đổi mới, sáng tạo, ứng dụng công nghệ hiện đại trong quy trình, nâng cao trải nghiệm khách hàng, mang đến các giải pháp tài chính số toàn diện.
Tập đoàn T&T đề xuất tổ hợp công nghiệp hàng không, đô thị sân bay với diện tích 3.400ha tại Quảng Trị

Tập đoàn T&T đề xuất tổ hợp công nghiệp hàng không, đô thị sân bay với diện tích 3.400ha tại Quảng Trị

Tập đoàn T&T và đơn vị tư vấn đến từ Singapore đã đề xuất với UBND tỉnh Quảng Trị về ý tưởng quy hoạch tổ hợp công nghiệp hàng không, đô thị sân bay Quảng Trị
Thưởng Tết: Công nhân có thêm động lực gắn bó với doanh nghiệp

Thưởng Tết: Công nhân có thêm động lực gắn bó với doanh nghiệp

Trong bối cảnh khó khăn, các doanh nghiệp vẫn nỗ lực chi thưởng Tết cho công nhân, như một cách để động viên, giúp họ an tâm làm việc gắn bó với doanh nghiệp…
Shark Hưng khuấy động không khí Cen Awards 2024: Văn hóa "không khoảng cách" của Cen Group

Shark Hưng khuấy động không khí Cen Awards 2024: Văn hóa "không khoảng cách" của Cen Group

Tối 16/1, “Shark” Phạm Thanh Hưng - Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị Cen Group đã có màn trình diễn ấn tượng, khuấy động không khí tại sự kiện Cen Awards 2024
“Vua thép” Trần Đình Long: “Tôi không ngại thất bại”!

“Vua thép” Trần Đình Long: “Tôi không ngại thất bại”!

Nếu ngành thép là “xương sống” của nền công nghiệp Việt Nam, thì “vua thép” Trần Đình Long chính là người đặt nền móng cho “bộ xương” ấy.
Doanh nhân Nguyễn Quang Huân: “Không săn lùng lợi nhuận bằng mọi cách”

Doanh nhân Nguyễn Quang Huân: “Không săn lùng lợi nhuận bằng mọi cách”

Triết lý “Không săn lùng lợi nhuận bằng mọi cách” của doanh nhân Nguyễn Quang Huân phản ánh sâu sắc giá trị cốt lõi trong điều hành và phát triển doanh nghiệp.
Trương Thị Lệ Khanh: Từ đôi bàn tay trắng đến "đế chế" cá tra

Trương Thị Lệ Khanh: Từ đôi bàn tay trắng đến "đế chế" cá tra

Từ đôi bàn tay trắng, bà Trương Thị Lệ Khanh đã xây dựng nên một đế chế cá tra khổng lồ, đưa thương hiệu Vĩnh Hoàn vươn tầm thế giới.
Khởi nghiệp ở tuổi 25: Hành trình đầy thử thách của Lương Xuân Trường

Khởi nghiệp ở tuổi 25: Hành trình đầy thử thách của Lương Xuân Trường

Câu chuyện của Lương Xuân Trường, cầu thủ bóng đá nổi tiếng và đồng sáng lập Trung tâm phục hồi chấn thương thể thao quốc tế (IRC), là một minh chứng cho sự dũng cảm và quyết tâm.
Ninh Thuận: Công đoàn mang 'Tết ấm' đến người lao động

Ninh Thuận: Công đoàn mang 'Tết ấm' đến người lao động

Trong không khí rộn ràng chào đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Công đoàn các Khu công nghiệp tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức chương trình "Tết sum vầy – Xuân ơn Đảng" đầy ý nghĩa vào ngày 18/1.
Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng ở Quảng Ngãi: Ấm áp, sẻ chia yêu thương

Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng ở Quảng Ngãi: Ấm áp, sẻ chia yêu thương

Trong không khí rộn ràng của những ngày giáp Tết, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức Chương trình "Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng" và Chợ Tết Công đoàn năm 2025, mang đến niềm vui, sự ấm áp và những món quà ý nghĩa cho hàng nghìn đoàn viên,
Huế lên thành phố Trung ương, lao động ngành bất động sản có “quây quần” trở lại?

Huế lên thành phố Trung ương, lao động ngành bất động sản có “quây quần” trở lại?

Thị trường bất động sản (BĐS) tại Huế đang chuyển mình sau khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương từ ngày 1/1/2025.
Giá xăng dầu trong nước tăng 3 lần liên tiếp

Giá xăng dầu trong nước tăng 3 lần liên tiếp

Liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giá xăng dầu trong nước theo hướng đồng loạt tăng từ 15 giờ ngày 16/1/2025.
Cơ hội từ thị trường bạc: Lựa chọn đầu tư chiến lược cho năm 2025?

Cơ hội từ thị trường bạc: Lựa chọn đầu tư chiến lược cho năm 2025?

Trong bối cảnh nhu cầu công nghiệp tăng cao và bất ổn kinh tế toàn cầu, câu hỏi đặt ra là liệu bạc có thể vượt qua vàng trong cuộc đua đầu tư năm 2025?
Bánh chưng Tranh Khúc: Hương vị Tết từ làng nghề OCOP

Bánh chưng Tranh Khúc: Hương vị Tết từ làng nghề OCOP

Được công nhận là sản phẩm OCOP, bánh chưng Tranh Khúc không chỉ lưu giữ hương vị truyền thống mà còn khẳng định vị thế thương hiệu của mình trên thị trường.
Đông trùng hạ thảo – "Thảo dược vàng" của huyện Thanh Trì

Đông trùng hạ thảo – "Thảo dược vàng" của huyện Thanh Trì

Huyện Thanh Trì (Hà Nội) không chỉ nổi tiếng với những làng nghề truyền thống mà còn khẳng định trên “bản đồ” nông nghiệp công nghệ cao với sản phẩm "thảo dược vàng".
Người tiêu dùng đón nhận sản phẩm OCOP: Xu hướng “mua sắm có trách nhiệm”

Người tiêu dùng đón nhận sản phẩm OCOP: Xu hướng “mua sắm có trách nhiệm”

Nhiều người tiêu dùng bày tỏ, việc mua sản phẩm OCOP không chỉ là ủng hộ doanh nghiệp địa phương mà còn là cách bảo vệ môi trường, bởi phần lớn sản phẩm OCOP được sản xuất theo quy trình bền vững, giảm thiểu hóa chất và sử dụng bao bì thân thiện với môi trường.
OCOP 5 Sao: Hướng đi mới để thế giới quan tâm

OCOP 5 Sao: Hướng đi mới để thế giới quan tâm

Trong những năm gần đây, chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) đã trở thành chiến lược quan trọng nhằm phát triển kinh tế nông thôn tại Việt Nam.
Doanh nhân Phan Trung Kiên: Hành trình khởi nghiệp được lấy cảm hứng từ cà gai leo

Doanh nhân Phan Trung Kiên: Hành trình khởi nghiệp được lấy cảm hứng từ cà gai leo

Ông Phan Trung Kiên, nhà sáng lập Công ty Cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Thăng Long đã tạo dựng thương hiệu vững mạnh với sản phẩm cà gai leo đạt tiêu chuẩn OCOP.

AI

Kỳ vọng và tiềm năng tăng giá của đất Đan Phượng

Kỳ vọng và tiềm năng tăng giá của đất Đan Phượng

Cuộc trò chuyện giữa chuyên gia AI Lily Phạm với ông Nguyễn Văn Ngọc - Phó Tổng Giám đốc sàn bất động sản Newstarland về vấn đề kỳ vọng và tiềm năng tăng giá của đất Đan Phượng - Hà Nội.
Giá chung cư Hà Nội năm 2025 có giảm và kinh nghiệm mua nhà

Giá chung cư Hà Nội năm 2025 có giảm và kinh nghiệm mua nhà

Cuộc trò chuyện giữa chuyên gia AI Lily Phạm với bà Hồ Thị Thu Mai - Giám đốc Sàn Bất động sản Nhà Ở Ngay về vấn đề: Giá chung cư Hà Nội năm 2025 có giảm và kinh nghiệm mua nhà.
Phiên bản di động