Cận cảnh nhà ở xã hội mở bán cho công nhân Đà Nẵng, thấp nhất gần 747 triệu đồng/căn Người lao động được vay tối đa bao nhiêu khi mua nhà ở xã hội? |
Thủ tướng Chính phủ phát biểu. Ảnh: VGP. |
Thủ tướng Chính phủ đánh giá chung, nhờ sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự vào cuộc, tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, đặc biệt là các địa phương, các doanh nghiệp, cả nước đã hoàn thành hàng trăm dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân giúp cho hàng chục nghìn hộ gia đình thu nhập thấp và hàng trăm nghìn công nhân được cải thiện nhà ở, có chỗ ở an toàn.
Phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân là nội dung quan trọng của các chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển nhà ở, trong đó có nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, công nhân là trách nhiệm của Nhà nước, của xã hội và của người dân.
Nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân theo cơ chế thị trường, đồng thời có chính sách để hỗ trợ về nhà ở cho các đối tượng người thu nhập thấp đô thị, công nhân khu công nghiệp về nhà ở nhằm góp phần ổn định chính trị, bảo đảm an sinh xã hội. Tinh thần là không hi sinh tiến bộ và công bằng xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần.
Phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân tại các địa phương gắn với phát triển thị trường bất động sản, phù hợp với chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở trong từng giai đoạn và tuân thủ pháp luật, quy hoạch, kế hoạch do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.
"Và điều quan trọng nhất là khi tổ chức thực hiện phải dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm và linh hoạt, chủ động, sáng tạo trong vận dụng cơ chế, chính sách, luật pháp", Thủ tướng nêu rõ.
Một dự án nhà ở xã hội. Ảnh: N.L. |
Để phát triển nhà ở xã hội, trong đó triển khai nhanh, hiệu quả Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030", Thủ tướng nêu rõ, tất cả các chủ thể có liên quan, mỗi người, mỗi tổ chức trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình phải phát huy hết khả năng, tâm huyết của mình, tinh thần trách nhiệm cao nhất, chủ động, sáng tạo, kịp thời, cộng với trách nhiệm, đạo đức xã hội để thực hiện các công việc cho tốt, chung tay, góp sức tạo phong trào, xu thế phát triển nhà ở xã hội đúng nghĩa.
Chính phủ phải bám sát tình hình, phản ứng chính sách kịp thời theo thẩm quyền, nếu vượt thẩm quyền thì báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền.
Đối với các Bộ, ngành, Thủ tướng yêu cầu các Bộ Xây dựng, Tài nguyên Môi trường, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tập trung xây dựng, sớm ban hành các Nghị định, văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn liên quan đến việc triển khai các dự án nhà ở xã hội như: Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi). Trong đó, tập trung tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trên tinh thần cắt giảm tối đa thủ tục hành chính, tăng cường phân cấp, phân quyền để giảm tối đa thời gian, chi phí thực hiện dự án nhà ở xã hội.
Bộ Xây dựng chủ trì xây dựng quy trình rút gọn các thủ tục hành chính lựa chọn nhà đầu tư, triển khai dự án nhà ở xã hội để tiết kiệm thời gian, khuyến khích, huy động các nguồn lực xã hội.
NHNN chỉ đạo các ngân hàng thương mại nhà nước lớn chung tay cùng doanh nghiệp nghiên cứu, xây dựng và cung cấp gói tín dụng cho người mua với thời gian 10-15 năm với lãi suất thấp hơn từ 3-5% so với cho vay thương mại; nghiên cứu, xem xét hạ mức lãi suất cho vay nguồn vốn hỗ trợ 120 nghìn tỷ đồng phù hợp.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Tài chính, NHNN báo cáo Thủ tướng Chính phủ bổ sung nguồn vốn ngân sách nhà nước thực hiện cho vay nhà ở xã hội thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội giai đoạn 2024 - 2025 theo quy định pháp luật về nhà ở.
Bộ Tài chính nghiên cứu thành lập Quỹ nhà ở xã hội, chính sách thuế phù hợp.
Các địa phương đăng ký chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội trong năm 2024; Bộ Công an, Bộ Quốc phòng phấn đấu trong năm 2024, mỗi Bộ thực hiện 5.000 căn hộ nhà ở xã hội; Tổng LĐLĐ Việt Nam phấn đấu trong năm 2024 thực hiện 2.000 căn hộ nhà ở xã hội.
Văn phòng Chính phủ phối hợp với Bộ Xây dựng, các địa phương nghiên cứu việc đưa chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển nhà ở xã hội thành chỉ tiêu pháp lệnh, hằng năm phải có báo cáo,...
Luật Nhà ở (sửa đổi) được Quốc hội thông qua quy định Tổng LĐLĐ Việt Nam là cơ quan chủ quản dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội bằng nguồn tài chính công đoàn cho công nhân, người lao động thuộc đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội thuê. Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng được giao quyết định giá thuê nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng bằng nguồn tài chính công đoàn, bên cạnh việc được quyết định lựa chọn đơn vị quản lý vận hành nhà ở xã hội theo thẩm quyền. |
Xem thêm: Người lao động mua nhà ở xã hội cần đáp ứng điều kiện gì?
Cận cảnh nhà ở xã hội mở bán cho công nhân Đà Nẵng, thấp nhất gần 747 triệu đồng/căn Theo thông báo của Sở Xây dựng TP. Đà Nẵng, cho bán 196 căn hộ nhà ở xã hội (NƠXH) tại tòa nhà CT05, CT08 ... |
Người lao động được vay tối đa bao nhiêu khi mua nhà ở xã hội? Theo Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) TP. Đà Nẵng, đối với vay vốn để mua, thuê mua nhà ở xã hội ... |
Dự án Lumi Hanoi chưa đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai Sở Xây dựng TP. Hà Nội giao Thanh tra Sở thành lập đoàn kiểm tra hoạt động huy động vốn của chủ đầu tư dự ... |