Thương mại Việt Nam với các nước Á – Âu còn dư địa tăng trưởng lớn

02/12/2022 20:00 Thương trường Ngọc Diệp
Dù vậy, thương mại giữa Việt Nam và các nước khu vực Á – Âu thời gian qua đối mặt với quá nhiều thách thức từ việc căng thẳng Nga – Ukraine leo thang, chuỗi cung ứng toàn cầu trục trặc.
Ngày 02/12, Bộ Công Thương tổ chức Diễn đàn thương mại với các đối tác khu vực Á – Âu năm 2022. Diễn đàn được tổ chức thường niên nhằm cung cấp cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam thông tin cập nhật về tình hình thị trường, chính sách ngoại thương, các cơ hội giao thương và đầu tư tại khu vực Á-Âu (Eurasia), từ đó góp phần hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và đầu tư, cũng như tận dùng các lợi thế sẵn có của khu vực Á-Âu để đa dạng hóa nguồn cung nguyên liệu phục vụ sản xuất.

Phát biểu khai mạc diễn đàn, đại diện Bộ Công Thương, ông Tạ Hoàng Linh, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ cho biết khu vực Eurasia gồm 28 nước, trải dài từ Đông Âu sang Trung Á, với tổng diện tích khoảng 23,5 triệu km2, dân số hơn 410 triệu người, tổng GDP gần 3.337 tỷ USD, là thị trường truyền thống và đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Về thương mại, năm 2021, kim ngạch thương mại hàng hóa hai chiều giữa Việt Nam và Eurasia đạt hơn 14,7 tỷ USD, tăng 17,6% so với 2020. Trong đó, xuất khẩu đạt hơn 9,9 tỷ USD tăng 11,7%, nhập khẩu đạt 4,8 tỷ USD tăng 32,2%.

Riêng trong năm 2022, do những bất ổn địa chính trị trong khu vực, kéo theo đó là khủng hoảng năng lượng, lương thực và lạm phát tăng cao ở các nước Eurasia đã tác động tiêu cực đến thương mại song phương giữa Việt Nam và các nước khu vực Á – Âu. Trong 10 tháng đầu năm 2022, kim ngạch hai chiều giảm 5,6% so với cùng kỳ năm 2021, đạt gần 11,1 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu đạt 7,3 tỷ USD, giảm 8,3%, nhập khẩu đạt gần 3,8 tỷ USD, tăng 0,3%.

Về đầu tư, theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, tính đến hết tháng 10 năm 2022, các quốc gia khu vực Á - Âu hiện có khoảng 339 dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký gần 1,8 tỷ USD, tương đương với 0,4% trong tổng vốn đăng ký từ 140 quốc gia, vùng lãnh thổ đang đầu tư tại nước ta. Việt Nam đã đầu tư 24 dự án sang khu vực Á - Âu với tổng vốn đăng ký 1,65 tỷ USD, trong đó chủ yếu là tại Liên bang Nga, tương đương với 8% trong tổng vốn đăng ký đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài.

Theo ông Linh, các con số thống kê hiện nay vẫn chưa phản án hết tiềm năng hợp tác giữa Việt Nam và khu vực Á - Âu do khu vực này còn rất nhiều dư địa cho các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh và đầu tư tại đây do giữa Việt Nam và Eurasia đã hình thành các thiết chế, khung khổ vững chắc làm nền tảng cho sự phát triển hợp tác song phương, bao gồm hai Hiệp định tự do thương mại: VN-EAEU FTA với Liên minh kinh tế Á - Âu (Liên bang Nga, Belarus, Kazakhstan, Armenia, Kyrgyzstan) và EVFTA với Liên minh châu Âu; Hiệp định bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVIPA); 14 Ủy ban Hỗn hợp/ Ủy ban liên Chính phủ và 1 cơ chế Tham vấn hợp tác kinh tế song phương.

Thương mại Việt Nam với các nước Á – Âu còn dư địa tăng trưởng rất lớn
Diễn đàn thương mại với các đối tác khu vực Á – Âu năm 2022

Còn theo ông Dương Hoàng Minh, tham tán thương mại Việt Nam tại Liên bang Nga, sau 6 năm thực hiện hiệp định thương mại tự do với liên minh Eurasia, thuế nhập khẩu của phần lớn các mặt hàng xuất khẩu hai bên đã giảm xuống mức 0% hoặc ở mức rất thấp, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam và EU tăng cường hợp tác thương mại.

Trong thời gian qua, Việt Nam đã đàm phát ký kết và triển khai 17 hiệp định thương mại tự do, trong đó có hiệp định thương mại tự do với EU. Với hiệp định này, doanh nghiệp Việt Nam cũng như EU có nhiều điều kiện để tăng cường đầu tư vào thị trường của nhau, qua đó thúc đẩy xuất khẩu sang các thị trường khác, đặc biệt với doanh nghiệp EU thì có thể đầu tư tại Việt Nam và từ đó xuất khẩu vào các thị trường thuộc khối EU và như vậy làm tăng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai bên.

Năm nay căng thẳng Nga - Ukraine đã leo thang từ tháng 2/2022, sau đó doanh nghiệp của Mỹ và các nước đồng minh rút khỏi Nga và như vậy tạo ra khoảng trống rất lớn trên thị trường Nga, nước lớn nhất của liên minh, đây là cơ hội rất lớn để doanh nghiệp Việt Nam tham gia thị trường, đặc biệt với các sản phẩm may mặc, giày dép, nông sản chế biến, thực phẩm, hàng tiêu dùng.

Cũng theo ông Minh, hiện nay Nga đang đối mặt với nhiều biện pháp trừng phạt nặng nề của Mỹ và các nước đồng minh, hợp tác thương mại giữa hai bên đương đầu với nhiều thách thức, kim ngạch thương mại hai bên khó có thể tăng trưởng nhanh trong thời gian tới. Trong 10 tháng đầu năm nay, kim ngạch thương mại Việt Nam – Nga có lúc đã giảm 33%, trong đó xuất khẩu từ Việt Nam giảm đến 49,5%.

Khoảng cách địa lý giữa hai bên tương đối xa, các nước thuộc liên minh hầu hết nằm ở trong lục địa, các tuyến đường vận tải từ Việt Nam sang liên minh rồi sang Nga không thông suốt tác động nhiều đến hoạt động vận tải hàng hóa của liên minh; công suất tuyến vận tải đường sắt quốc tế qua Trung Quốc – Mông Cổ và các nước EU, qua Nga và một số nước Trung Á còn thấp, phụ thuộc vào nước thứ 3 nên hiệu quả chưa cao; các tuyến vận tải trực tiếp Việt Nam vào Nga chưa được nối lại cũng ảnh hưởng đến giao thương.

Ngoài ra, ông Minh cũng chỉ ra còn nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến hoạt động thương mại Việt Nam và liên minh Á - Âu bao gồm các tiêu chuẩn thực phẩm với hàng hóa nông nghiệp, nhiều biện pháp phòng vệ thương mại của EU với các sản phẩm điện may của Việt Nam; thứ hai, các doanh nghiệp hai bên chưa năng động trong việc tìm hiểu thị trường và khách hàng.

Ông Minh phân tích, kể từ khi căng thẳng Nga – Ukraine leo thang, các doanh nghiệp Nga đã đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại tại Việt Nam. Trong các hội chợ triển lãm lớn tại Việt Nam trong năm nay, các doanh nghiệp Nga tham gia rất đông, tổ chức nhiều đoàn sang khảo sát thị trường tìm kiếm khách hàng tại Việt Nam để thúc đẩy hợp tác thương mại với Việt Nam. Hiện nay các nước EU xuất khẩu nhiều các sản phẩm nguyên liệu để cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trong sản xuất công nghiệp của liên minh. Về triển vọng, hiện nay nhiều mặt hàng của Việt Nam chiếm tỷ trọng lớn trong nhập khẩu của liên minh như chè, cà phê, hàng dệt may, giày dép, thiết bị điện tử; tuy nhiên vấn đề là ở chỗ hàng Việt Nam xuất khẩu sang liên minh chủ yếu vẫn thô, sơ chế không thương hiệu.

Ông Minh dự báo căng thẳng Nga – Ukraine còn kéo dài, các biện pháp trừng phạt sẽ chưa sớm được gỡ bỏ, chính vì vậy thương mại Việt Nam và liên minh Á - Âu sẽ tăng trưởng chậm hoặc khó tăng trưởng. Dù vậy, xuất khẩu các mặt hàng nông thủy sản, dệt may, da giày, máy vi tính, điện thoại linh kiện, đồ gỗ gia dụng nhiều khả năng vẫn tăng trưởng khá. Trong 10 tháng đầu năm 2022, dù xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường trên giảm nhưng xuất khẩu thủy sản và nhiều mặt hàng nông sản khác tăng, hàng dệt may trong tháng 10 đã tăng so với cùng kỳ năm ngoái.

Ông Minh đưa ra một số khuyến nghị để giúp thương mại Việt Nam và liên minh Âu - Á phát triển tốt hơn, cơ quan chức năng của hai bên cần đưa ra giải pháp để giải quyết những khó khăn về vận tải, logistics, thanh toán và đảm bảo thuận lợi cho việc đi lại của tư nhân, ví dụ như việc nối lại đường bay trực tiếp với Liên bang Nga, cho phép người lao động Việt Nam nhập cảnh vào Nga. Về việc này, Nga đã nối lại đường bay trực tiếp với nhiều nước. Theo báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải của Nga, hiện nay có 15 hãng bay của Nga đã bay trực tiếp vào 22 quốc gia, gần đây nhất, Nga đã nối lại đường bay trực tiếp với Thái Lan và Lào.

Đồng thời, cần sớm tiến hành đàm phán sửa đổi hiệp định tự do thương mại Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho hoạt động thương mại song phương. Từ khi đại dịch COVID-19 căng thẳng cho đến nay, hầu như không có đoàn xúc tiến thương mại nào từ Việt Nam sang Nga cũng như sang các nước EU, chính vì vậy cần sớm nối lại các hoạt động này; nhà nước có cơ chế hỗ trợ khuyến khích hỗ trợ các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp để tổ chức các đoàn hướng dẫn thương mại...

Các tin khác

Tháng 2/2023 có 3 lô trái phiếu trị giá 2.000 tỷ đồng được phát hành thành công

Tháng 2/2023 có 3 lô trái phiếu trị giá 2.000 tỷ đồng được phát hành thành công

Theo số liệu thống kê của FiinRatings, trong tháng 2/2023, có 3 lô trái phiếu trị giá 2.000 tỷ đồng được phát hành thành công, trong đó có 1 lô thuộc doanh nghiệp bất động sản, 2 lô còn lại của Tập đoàn Masan.
Hóa dầu Petrolimex bị phạt 628 triệu đồng do vi phạm về thuế

Hóa dầu Petrolimex bị phạt 628 triệu đồng do vi phạm về thuế

Tổng Công ty Hóa dầu Petrolimex (mã chứng khoán: PLC) bị xử phạt hơn 628 triệu đồng do vi phạm về thuế. Sau khi bù trừ với số thuế giá trị gia tăng đang thừa, doanh nghiệp này phải nộp gần 363 triệu đồng.
Nghị định 08 có đủ để vực dậy niềm tin vào trái phiếu doanh nghiệp bất động sản?

Nghị định 08 có đủ để vực dậy niềm tin vào trái phiếu doanh nghiệp bất động sản?

Nghị quyết 08 sẽ đưa ra cho các doanh nghiệp bất động sản một lối thoát, gỡ khó trái phiếu đến hạn và sắp đáo hạn quy mô vài trăm ngàn tỷ trong năm 2023 - 2024. Đó là nhận định của chuyên gia kinh tế - Vũ Đình Ánh.
Agribank rao bán hàng loạt tài sản công ty con của Tân Hoàng Minh

Agribank rao bán hàng loạt tài sản công ty con của Tân Hoàng Minh

Sau 3 tháng thu hồi loạt tài sản đảm bảo công ty con của Tân Hoàng Minh, phía ngân hàng chủ quản đã chính thức rao bán đấu giá để thu hồi nợ.
Doanh nghiệp bán lẻ bán xăng dầu than phải bán đất đai, cầm cố tài sản để bù lỗ

Doanh nghiệp bán lẻ bán xăng dầu than phải bán đất đai, cầm cố tài sản để bù lỗ

Tại Tọa đàm trực tuyến “Kinh doanh xăng dầu và bài toán đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia - Tiếng nói người trong cuộc” diễn ra ngày 6/3 tại Hà Nội, một đại diện doanh nghiệp cho biết, doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu phải dùng tiền túi để bù lỗ nhằm duy trì hoạt động kinh doanh... .
Vì sao ông trùm xây dựng Hoà Bình thắng kiện nhưng khó đòi nợ Cocobay?

Vì sao ông trùm xây dựng Hoà Bình thắng kiện nhưng khó đòi nợ Cocobay?

Khi bức tranh tài chính của chủ đầu tư Empire Group được hé lộ, chặng đường đòi nợ 368 tỷ đồng của Tập đoàn xây dựng Hòa Bình có lẽ càng trở nên khó khăn hơn.
Quỹ bình ổn giá xăng dầu còn 4.617 tỷ đồng, tăng gấp đôi sau 3 tháng

Quỹ bình ổn giá xăng dầu còn 4.617 tỷ đồng, tăng gấp đôi sau 3 tháng

Bộ Tài chính vừa thông tin công khai về tình hình trích lập, sử dụng và lãi phát sinh trên số dư Quỹ Bình ổn giá xăng dầu.
Chính thức chào bán khách sạn dát vàng duy nhất ở Việt Nam

Chính thức chào bán khách sạn dát vàng duy nhất ở Việt Nam

Đại gia “Đường bia” Nguyễn Hữu Đường - Chủ tịch Tập đoàn Hòa Bình sẽ chính thức chào bán cạnh tranh khách sạn dát vàng Dolce Hanoi Golden Lake trong tháng 3 này.
Sabeco (SAB): “Ông lớn” ngành bia mạnh tay chi tiền cho quảng cáo, khuyến mại

Sabeco (SAB): “Ông lớn” ngành bia mạnh tay chi tiền cho quảng cáo, khuyến mại

Sabeco là một ông lớn trên thị trường bia Việt Nam. Thị trường này được đánh giá là vùng đất ‘màu mỡ’, chính vì vậy, không chỉ Sabeco mà các hãng lớn khác cũng đang đẩy mạnh quảng cáo, tiếp thị nhằm gia tăng nhận diện thương hiệu, khiến thị trường ngày càng trở nên khốc liệt.
Bộ trưởng Bộ Tài chính: Giảm số lượng thương nhân đầu mối và phân phối xăng dầu

Bộ trưởng Bộ Tài chính: Giảm số lượng thương nhân đầu mối và phân phối xăng dầu

Tại phiên giải trình về tình hình thị trường xăng dầu do Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã nhấn mạnh một trong số các hạn chế của thị trường xăng dầu Việt Nam.
Doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu tiếp tục đòi chiết khấu, tối thiểu 5-6% giá bán

Doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu tiếp tục đòi chiết khấu, tối thiểu 5-6% giá bán

Các doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu cho biết hơn 1 năm qua phải bán hàng với chiết khấu 0 đồng, thậm chí âm vốn nên một lần nữa kiến nghị cần có chiết khấu.
Tập đoàn bán lẻ hàng đầu Thái Lan đầu tư 1,45 tỷ USD vào Việt Nam

Tập đoàn bán lẻ hàng đầu Thái Lan đầu tư 1,45 tỷ USD vào Việt Nam

Central Retail coi Việt Nam là một thị trường tiềm năng cao với kinh tế tăng trưởng liên tục và đặt lộ trình tiếp tục mở rộng tại đây với nguồn đầu tư 50 tỷ baht (1,45 tỷ USD) trong 5 năm tới.
Ông Lê Viết Hải rút đơn từ nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình

Ông Lê Viết Hải rút đơn từ nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình

Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình (HoSE: HBC) vừa công bố loạt quyết định của HĐQT liên quan đến vấn đề nhân sự và kế hoạch kinh doanh, kế hoạch Đại hội cổ đông (ĐHCĐ) năm 2023.
Rủi ro từ nợ trái phiếu doanh nghiệp ngày càng lớn

Rủi ro từ nợ trái phiếu doanh nghiệp ngày càng lớn

Trái phiếu doanh nghiệp là một kênh đầu tư đầy tiềm năng và được nhiều người lựa chọn đầu tư vào. Thế nhưng, bên cạnh những mặt lợi thì cũng có những mặt còn tồn tại của nó. Và rủi ro khi mua trái phiếu doanh nghiệp là một trong những điều mà hầu như nhà đầu tư nào cũng gặp phải. Khủng hoảng tài chính của các doanh nghiệp bất động sản đã kéo theo việc chậm thanh toán trái phiếu ngày càng lớn khi ngày càng nhiều doanh nghiệp không thu xếp nguồn vốn kịp thời khi đến hạn trả nợ.
Bộ Tài chính và Bộ Công thương sắp phải giải trình về thị trường xăng dầu

Bộ Tài chính và Bộ Công thương sắp phải giải trình về thị trường xăng dầu

Phiên giải trình về tình hình thị trường xăng dầu sẽ diễn ra vào ngày 28/2 tới đây. Hai cơ quan chịu trách nhiệm là Bộ Công Thương và Bộ Tài chính.
“Bất cập trong cơ chế xác định giá đất khiến thị trường bất động sản bị rối loạn”

“Bất cập trong cơ chế xác định giá đất khiến thị trường bất động sản bị rối loạn”

Đây là góp ý của PGS.TS Ngô Trí Long trong những quy định về giá đất trong dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) trên Cổng TTĐT Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2 nhóm giải pháp chính được kỳ vọng sẽ tạo ra cú hích cho thị trường bất động sản

2 nhóm giải pháp chính được kỳ vọng sẽ tạo ra cú hích cho thị trường bất động sản

Bất động sản (BĐS) là nhóm ngành ảnh hưởng lớn nhất đến chỉ số của thị trường chung. Năm 2023 là nhận định là năm triển vọng ngành BĐS.
“Novaland đang có hơn 25.000 tỷ đồng bị phong tỏa tại các ngân hàng thương mại”

“Novaland đang có hơn 25.000 tỷ đồng bị phong tỏa tại các ngân hàng thương mại”

Phát biểu tại hội nghị thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, bền vững sáng nay (17/2), Chủ tịch HĐQT Novaland, ông Bùi Thành Nhơn cho biết, hiện Novaland đang có 25.000 tỷ đồng bị phong tỏa tại các ngân hàng thương mại.
Chủ tịch Vinhomes: Nhiều doanh nghiệp BĐS có thể phá sản nếu khó khăn tiếp tục kéo dài

Chủ tịch Vinhomes: Nhiều doanh nghiệp BĐS có thể phá sản nếu khó khăn tiếp tục kéo dài

"Nếu khó khăn tiếp tục kéo dài mà không có giải pháp kịp thời sẽ có nhiều doanh nghiệp bất động sản phải đóng cửa, phá sản, nguồn cung nhà ở sẽ càng thiếu hụt", ông Chủ tịch HĐQT Vinhomes nhấn mạnh.
Những doanh nghiệp địa ốc nào phải trả nợ trái phiếu nhiều nhất năm 2023?

Những doanh nghiệp địa ốc nào phải trả nợ trái phiếu nhiều nhất năm 2023?

Nhóm ngành bất động sản tăng 76% tổng giá trị đáo hạn trái phiếu riêng lẻ so với cùng kỳ, tương đương 102.570 tỷ đồng.
Xem thêm
Phiên bản di động