Vì sao có sự "khác thường" lãi suất giảm nhưng dư nợ tín dụng tăng chậm?
Lãi suất liên ngân hàng chỉ còn khoảng 1% |
![]() |
Phó Thống đốc NHNN, ông Đào Minh Tú |
Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ, ngày 4/7, trả lời phóng viên báo chí về việc lãi suất liên tục giảm nhưng dư nợ tín dụng lại rất thấp, thậm chí dư luận nói rằng "ế tiền". Phải chăng có nghịch lý là doanh nghiệp cần tiền nhưng không đủ điều kiện vay còn doanh nghiệp đủ điều kiện vay lại không muốn vay?
Để làm rõ vấn đề này. Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết, từ đầu năm đến nay NHNN đã hạ 4 lần hạ lãi suất. Tuy nhiên, đến nay, dư nợ tín dụng mới tăng 4,2%. Trong khi, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2023 đề ra phải đạt từ 14- 15%, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đạt 6,5% và kiểm soát lạm phát ở mức 4,5%.
Theo ông Tú, đây là nghịch lý, vì khi lãi suất tăng cao thì tín dụng có thể tăng trưởng âm, ngược lại lãi suất hạ thì tín dụng sẽ tăng. Song thực tế rõ ràng đang xảy ra tình trạng, tăng trưởng tín dụng chậm, trong khi lãi suất lại giảm nhanh.
Từ góc độ quản lý, điều hành cũng như thực tế của nền kinh tế, ông Tú nêu ra 3 nguyên nhân chính và trực tiếp để giải thích cho nghịch lý trên.
Thứ nhất, tình hình nền kinh tế đang có nhiều khó khăn, suy giảm về cầu đầu tư, cầu tiêu dùng thấp, dẫn đến tín dụng cũng không thể tăng cao được.
Thứ hai, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khó khăn, tồn kho nhiều. Cùng với đó, thị trường bất động sản chưa sôi động trở lại; nhiều dự án kể cả dự án bất động sản thương mại và bất động sản nhà ở xã hội chưa triển khai được, dù NHNN tạo điều kiện về tín dụng.
Thứ ba, những doanh nghiệp nhỏ và vừa đang khó tiếp cận tín dụng. “Hiện nay, có nhiều doanh nghiệp muốn vay nhưng không chứng minh có thể trả nợ được, trong khi nguyên tắc tối thiểu ngân hàng cho vay phải thu được nợ. Ngược lại, có doanh nghiệp, ngân hàng mời chào vay nhưng lại chưa có nhu cầu vay”, ông Tú thông tin.
Tuy nhiên, đại diện NHNN cũng cho biết cùng với đồng loạt các chính sách khác mà Chính phủ đang triển khai, thời gian tới các ngân hàng sẽ tính toán bảo đảm được an toàn tối thiểu cho mình và cắt giảm những chi phí cần thiết có điều kiện hạ lãi suất, cũng như cắt giảm các loại phí.
Bên cạnh đó, tiếp tục xem xét các đối tượng, lĩnh vực để cùng với các bộ, ngành có những chính sách đồng bộ, như giãn, hoãn, tái cơ cấu các khoản nợ hiện nay.
![]() Ngân hàng niêm yết lãi suất huy động từ 8% trở lên cho kỳ hạn 12 tháng cuối cùng đã điều chỉnh giảm còn 7,75%/năm. |
![]() Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa ban hành văn bản số 4985/NHNN-CSTT gửi các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ... |
![]() Các ngân hàng đang vay mượn lẫn nhau hàng trăm nghìn tỷ mỗi phiên với lãi suất thấp nhất trong vòng 1 năm qua và ... |
Cùng chuyên mục Ngân hàng với câu chuyện hạ lãi suất
Các tin khác

HoREA kiến nghị 9 giải pháp về tín dụng nhằm hỗ trợ hiệu quả thị trường bất động sản

Agribank cùng Ngành Ngân hàng triển khai nhiều giải pháp cung ứng vốn cho nền kinh tế

Techcombank hoàn thành 78% kết quả kinh doanh sau 9 tháng 2023

Cuối năm, nhiều ngân hàng “ráo riết” rao bán nợ xấu là loạt bất động sản

VPBank NEOBiz được Global Banking Finance Review vinh danh

Techcombank tăng trưởng CASA 2 quý liên tiếp, “hé lộ” 3 lợi thế khác biệt

OPES hợp tác cùng Microsoft đẩy mạnh bảo hiểm số

SHB tiếp tục được vinh danh “Ngân hàng có tác động ESG tốt nhất”

10 tháng đầu năm, hơn 1.000 doanh nghiệp bất động sản giải thể

Lãi suất thế giới tăng, nhưng lãi suất cho vay nước ta đã thấp hơn trước đại dịch Covid

MB lãi gần 19.000 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm, tăng thêm 4 triệu khách hàng mới

Chủ tịch Novaland Bùi Thành Nhơn không nhận lương dù doanh nghiệp báo lãi trăm tỷ?

ACB: Ngân hàng đầu tiên công bố báo cáo riêng về phát triển bền vững

Agribank mở đợt tuyển dụng nhân sự lớn nhất ngành ngân hàng từ đầu năm

40 nghìn tỷ ưu đãi lãi suất bị ế, kiểm toán điểm danh loạt ngân hàng "thờ ơ"

Sacombank đã thu hồi tổng cộng 90.800 tỷ đồng nợ xấu

Đề xuất giảm 2% thuế VAT cho các tổ chức tín dụng

Cắt giảm dự phòng, lợi nhuận quý III của PG Bank vẫn giảm tới 60%

Agribank sát cánh cùng doanh nghiệp, doanh nhân phát triển kinh tế - xã hội đất nước
