16 doanh nghiệp XKLĐ "dính" sai phạm ở tỉnh dẫn đầu cả nước về XKLĐ
Nhiều lao động huyện Ba Vì (Hà Nội) có nhu cầu tìm kiếm việc làm phổ thông và XKLĐ |
Ảnh minh hoạ. |
Kết quả trên được công bố sau khi đoàn thanh tra liên ngành do Công an tỉnh Nghệ An chủ trì phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo tiến hành vào cuộc đối với các doanh nghiệp, công ty, tổ chức và cá nhân trên lĩnh vực này vào cuối năm 2019.
Cụ thể, qua kiểm tra 80 đơn vị, doanh nghiệp hoạt động liên quan đến lĩnh vực XKLĐ thì hầu hết các đơn vị, doanh nghiệp đã cơ bản chấp hành tốt Luật Lao động Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, đoàn cũng đã chỉ ra một số sai phạm của các đơn vị, doanh nghiệp. Theo đó, 21 đơn vị đang tạm dừng hoạt động, đóng cửa hoặc chuyển địa điểm nhưng không thông báo cho cơ quan quản lý.
Cùng với đó, 2 đơn vị không cung cấp tài liệu theo yêu cầu của đoàn, không hợp tác làm việc với đoàn kiểm tra (Công ty cổ phần đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực Dosei, Công ty TNHH Thương mại EIKO).
Có 1 đơn vị đặt biển quảng cáo có nội dung sai giấy phép hoạt động như: không có chức năng hoạt động XKLĐ nhưng vẫn quảng cáo XKLĐ hoặc chỉ có chức năng dịch vụ việc làm nhưng treo biển quảng cáo trực tiếp XKLĐ (Công ty cổ phần thương mại và phát triển nhân lực miền Trung).
Có 2 đơn vị không có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động nhưng vẫn hoạt động trên lĩnh vực này (Công tu CP GDQT VINEDU) hoặc giấy chứng nhận kinh doanh không đúng thực tế với địa chỉ công ty (Văn phòng đại diện-Công ty CP Đầu tư xây dựng và cung ứng nhân lực Hoàng Long).
Có 4 đơn vị hoạt động không hiệu quả, điều kiện cơ sở vật chất và điều kiện hoạt động không đảm bảo theo quy định.
Đoàn thanh tra cũng đã phát hiện một số sai phạm khác như: Nhiều đơn vị không niêm yết công khai các loại giấy tờ như giấy phép hoạt động của cơ quan có thẩm quyền cấp, quyết định thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, điểm tiếp nhận hồ sơ, quyết định bổ nhiệm người đứng đầu.
Bên cạnh đó, có đơn vị thu tiền của người lao động sai quy định, đội ngũ nhân viên làm công tác tư vấn chưa đủ điều kiện (phải có trình độ cao đẳng trở lên); tổ chức bộ máy làm việc còn thiếu (ít nhất có 3 nhân viên trở lên); chưa chấp hành chế độ báo cáo cho cơ quan quản lý trên lĩnh vực này.
16 đơn vị doanh nghiệp XKLĐ hoạt động không có giấy phép:
1. Công ty TNHH Cung ứng Nhân lực quốc tế HAVICO;
2. Công ty cổ phần hợp tác quốc tế EFFOST;
3. Công ty XKLĐ Tường Đăng Vitourco;
4. Công ty cổ phần quốc tế HIMA;
5. Công ty Tư vấn du học Thanh Giang;
6. Công ty Cổ phần Trúc Minh Brother;
7. Trung Tâm tư vấn và XKLD 75A Nguyễn Kiệm (phường Trường Thi);
8. Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Map Group;
9. Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ ROSALIMA;
10. Văn phòng tư vấn, tiếp nhận hồ sơ XKLĐ;
11. Công ty TNHH đầu tư thương mại và dịch vụ Qiunn Hà Nội;
12. Công ty TNHH hợp tác quốc tế Đức Tâm;
13. Công ty TNHH một thành viên Hà Thu;
14. Văn phòng tư vấn du học và XKLĐ Việt Trì MD;
15. Văn phòng đại diện Công ty cổ phần phát triển giáo dục và nhân lực quốc tế Bình Minh;
16. Công ty Hà An Phát.
Nghệ An dẫn đầu cả nước về số lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài Năm 2023, Nghệ An giải quyết việc làm mới cho hơn 47 ngàn lao động, trong đó XKLĐ 24.000 người. Cụ thể, năm qua, Nghệ An đã giải quyết việc làm cho 47.919 người tăng 6.48% so với năm 2022 trong đó giải quyết việc làm trong tỉnh: 10.019 người, giải quyết việc làm ngoại tỉnh: 13.900 người, đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 24.000 người. Bên cạnh đó, tỉnh cũng chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài của 160 doanh nghiệp, với 585 vị trí (trong đó có 198 vị trí chuyên gia, 36 vị trí giám đốc điều hành, 327 vị trí lao động kỹ thuật, 24 vị trí nhà quản lý)... |
Video: Hướng dẫn người lao động tra cứu doanh nghiệp có giấy phép XKLĐ hay không
Vụ công ty XKLĐ quỵt tiền NLĐ: Công ty Vietjaba đã hoàn trả tiền cọc Sau phản ánh của Cuộc sống an toàn về một số công ty xuất khẩu lao động (XKLĐ) quỵt tiền người lao động, Công ... |