Bé gái 17 tháng tuổi mắc bệnh hiếm 1 triệu trẻ mới có 1 người bị
Người sử dụng lao động có trách nhiệm gì khi lao động bị tai nạn, bệnh nghề nghiệp? |
Niệu quản 1mm - Sỏi 4mm
Bố bệnh nhi N.Q.M.N (sinh năm 2022) cho biết, thấy con quấy khóc từ sáng sớm nhưng gia đình không rõ nguyên nhân, chỉ nghĩ trẻ em quấy thông thường nên dỗ dành cho bé ngủ. Hai hôm sau con liên tục quấy khóc kèm theo hành động lấy tay xoa bụng. Lúc này, gia đình mới nghi ngờ cháu đau bụng nên đưa vào viện kiểm tra.
Bé N.Q.M.N 17 tháng tuổi nhập viện trong tình trạng quấy khóc liên tục và bị tiêu chảy. |
Việc thăm khám ban đầu hết sức khó khăn do bé quá nhỏ, chưa biết diễn tả cơn đau, chỗ đau như thế nào. Bằng kinh nghiệm với sự hỗ trợ của các trang thiết bị y tế hiện đại, bệnh viện đã chẩn đoán ra bé có sỏi ở vị trí 1/3 niệu quản dưới, kích thước viên sỏi là 4mm.
Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Quý Dương - Phó Trưởng khoa Ngoại, BVĐK Phương Đông cho biết: “Với người lớn viên sỏi niệu quản kích thước 4mm là rất bình thường nhưng với một em bé hơn 1 tuổi, thì kích thước như vậy cực kỳ lớn so với cấu trúc cơ thể của bé. Việc tán sỏi ở trẻ nhỏ cũng là vấn đề rất lớn bởi vì đường kính niệu quản chỉ khoảng 1mm”.
Hội chẩn quyết định phương án điều trị an toàn cho bệnh nhi
Sau khi hội chẩn, ekip bác sĩ BV Phương Đông đã lên nhiều phương án xử lý sỏi đảm bảo hiệu quả và an toàn nhất. Sau khi sử dụng thuốc đào thải sỏi không thành công, các bác sĩ quyết định phẫu thuật nội soi tán sỏi ngược dòng bằng laser.
Bệnh nhi được gây mê với liều lượng an toàn chuẩn bị cho bước nội soi tán sỏi. |
Đây là một kỹ thuật tán sỏi theo nguyên tắc là ống mềm đi ngược dòng từ niệu đạo, qua bàng quang, niệu quản và lên thận. Lúc này bác sĩ nội soi sẽ sử dụng tia laser phá vỡ sỏi thành nhiều mảnh nhỏ và hút ra ngoài. Với trường hợp bé N.Q.M.N do còn nhỏ tuổi, bác sĩ phải sử dụng các thiết bị chuyên dụng rất nhỏ, dành cho trẻ em. Điểm đặc biệt ở phương pháp này là trẻ không đau, không có sẹo trên cơ thể, hồi phục nhanh. Khoảng 10 giờ sau phẫu thuật, bệnh nhi đã có thể sinh hoạt bình thường.
Ths.Bs Trần Quý Dương cùng ekip đang tập trung cao độ cho ca tán sỏi đặc biệt hiếm. |
Triệu chứng sỏi thận và sỏi tiết niệu ở trẻ
Tuy ít xảy ra nhưng các bậc phụ huynh có con nhỏ cần chú ý đến các triệu chứng của sỏi thận, sỏi tiết niệu để phòng ngừa và xử lý kịp thời cho trẻ. Dấu hiệu thường gặp của sỏi đường tiết niệu ở trẻ em là quấy khóc, đau bụng/háng, tiểu ít, tiểu lắt nhắt, tiểu máu, buồn nôn, sốt… Đặc biệt, gia đình có tiền sử bị sỏi thận, sỏi tiết niệu cần chú ý hơn vì bệnh có thể di truyền.
Một số trẻ em mắc bệnh có thể sẽ không xuất hiện bất kỳ triệu chứng rõ ràng nào, hoặc chỉ quấy khóc, biếng ăn. Với trẻ nhỏ, bệnh chỉ có thể phát hiện thông qua việc thăm khám, chụp X-quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm nước tiểu.
Bác sĩ khuyến cáo
Sỏi niệu quản chính là một trong những bệnh lý nguy hiểm nhất thuộc hệ tiết niệu, đặc biệt với đối tượng trẻ nhỏ. Mặc dù bệnh lý rất hiếm gặp ở trẻ, nhất là trẻ dưới 6 tuổi tuy nhiên các bậc phụ huynh không nên chủ quan.
Bác sĩ Trần Quý Dương khuyến cáo, các gia đình nên cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày, không tự ý bổ sung canxi cho trẻ hoặc sử dụng các thuốc có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi mà không có ý kiến của bác sĩ (furosemide, acetazolamide, vitamin C liều cao…).
Hệ thống ngân hàng đang phải "chữa bệnh thừa tiền" Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, chưa bao giờ công tác điều hành chính sách tiền tệ khó khăn như hiện nay. |
Người sử dụng lao động có trách nhiệm gì khi lao động bị tai nạn, bệnh nghề nghiệp? Tại Luật An toàn vệ sinh lao động quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động (NLĐ) bị ... |
Thủ tướng Chính phủ ấn nút khởi công Bệnh viện Quốc tế Trung ương Huế 2 Trong chuyến công tác tại tỉnh Thừa Thiên Huế vào ngày 6/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự lễ khởi công ... |