Bia Việt Hà đang làm ăn ra sao?

26/06/2023 16:24 Phát triển bền vững Trọng Tín
Bia Việt Hà hiện chỉ chiếm thị phần rất nhỏ tại Việt Nam. Trong điều kiện thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt, mặc dù là một thương hiệu bia giàu truyền thống nhưng bản thân Việt Hà phải tìm cách đổi mới để có thể giữ được chỗ đứng trên thị trường.
Công ty CP Nước sạch Quảng Trị đầu tư gần 74 tỉ đồng nâng cấp Nhà máy nước Tân Lương
Bia Việt Hà đang làm ăn ra sao?
CTCP Kinh doanh và Đầu tư Việt Hà.

Sáng ngày 26/6, CTCP Kinh doanh và Đầu tư Việt Hà (VHI), vốn nổi tiếng với thương hiệu Bia Việt Hà, tiến hành họp ĐHCĐ thường niên năm 2023 tại 254 Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Kết quả kinh doanh năm 2022 không đạt kế hoạch đề ra

Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh năm 2022 của Công ty cho biết thị trường F&B đã khởi sắc lại bắt đầu từ giữa năm 2022, khi dịch bệnh được kiểm soát nhưng cũng trở nên phân hóa cao hơn với sự cạnh tranh gay gắt, quyết liệt để giành giật lại thị phần ở tất cả các thương hiệu lớn nhỏ. Theo đó, thị trường bia nội địa đang bị cô đặc bởi 4 ông lớn chiếm đến gần 95% thị phần (trong đó riêng Heineken và Sabeco chiếm đến 78,3%).

Do đó thị trường xuất hiện xu hướng độc quyền và lợi thế quy mô đang tạo nên sự cạnh tranh khốc liệt và không cân sức giữa các thương hiệu, đặc biệt ở phân khúc trung cấp và bình dân. Bên cạnh đó chi phí đầu vào gia tăng do đứt gãy nguồn cung bởi Covid và chiến tranh Nga - Ucraina. Thực trạng này khiến cho Bia Việt Hà sẽ khó khăn hơn rất nhiều trong việc giữ được vị thế và thị phần của mình, chưa nói tới việc mong muốn phát triển mở rộng.

Kết quả kinh doanh Bia – rượu – nước của Việt Hà năm 2022 không đạt kế hoạch đề ra, thậm chí sản lượng bia bán ra năm 2022 còn giảm nhẹ 0,75% so với năm 2021. Tuy nhiên kết quả kinh doanh chung năm 2022 của công ty vẫn tiếp tục giữ được ổn định, tổng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 22,63 tỷ đồng, vượt 37% kế hoạch năm, mặc dù chưa hoàn thành chỉ tiêu về doanh thu và sản lượng kinh doanh rượu – bia – nước đã được UBND thành phố Hà Nội giao và ĐHCĐ thông qua.

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ là 187,3 tỷ đồng, đạt 65,5% kế hoạch và bằng 99,9% so với năm 2021. Doanh thu hoạt động tài chính đạt 53,7 tỷ đạt 110,4% kế hoạch và giảm 2,96% so với năm trước. Trong đó doanh thu từ lãi tiền gửi đạt 29,35 tỷ, cổ tức và lợi nhuận được chia từ các công ty con, công ty liên doanh liên kết là 24,12 tỷ. Tổng lợi nhuận năm 2022 đạt 22,63 tỷ, tăng 37,3% so với kế hoạch và giảm 14,7% so với năm trước.

Bia Việt Hà đang làm ăn ra sao?
Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2022 của CTCP Kinh doanh và Đầu tư Việt Hà.

Báo cáo tài chính hợp nhất cho thấy tại 31/12/2022 công ty có 41 tỷ đồng tiền gửi không kỳ hạn, 24 tỷ đồng tiền gửi có kỳ hạn gốc từ 3 tháng trở xuống tại ngân hàng, 443 tỷ tiền gửi có kỳ hạn không quá 12 tháng với lãi suất từ 6,9%-10,66%/năm tại các ngân hàng.

Duy trì quan điểm trong năm 2023 với đa số DN ngành bia rượu sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn thách thức, Việt Hà đặt kế hoạch tổng sản lượng bia tiêu thụ 23 triệu lít, tăng 41% so với năm 2022, tổng sản lượng tiêu thụ rượu 4086 lít, gấp 9 lần năm 2022, tổng sản lượng tiêu thụ các sản phẩm nước Opal 1,47 triệu lít, tăng 58,4% so với năm 2022. VHI trình ĐHCĐ thông qua kế hoạch năm 2023 đạt tổng doanh thu và thu nhập 337,4 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 25,1 tỷ, tăng lần lượt 39,8% và 11,1% so với năm 2022.

VHI quản lý quỹ bất động sản nhiều vị trí đắc địa

Dự án tổ hợp thương mại dịch vụ kết hợp giới thiệu sản phẩm Việt Hà tại xã Kim Nỗ - Đông Anh, Hà Nội (2,08 ha): Công ty tạm dừng triển khai công tác giải phóng mặt bằng thông qua thỏa thuận nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất với người dân do hiện nay cả 3 chủ đầu tư tại khu vực là Vingroup, Việt Hà, Kosy đều đã đạt diện tích giải phóng mặt bằng 93-95%. Tuy nhiên diện tích còn lại một số hộ dân chưa đồng thuận với Phương án thỏa thuận nhận chuyển nhượng (dự án của VHI còn 9 hộ dân chưa đồng ý chuyển nhượng). Công ty đã triển khai công tác phối hợp với Địa chính xã Kim Nỗ rà soát, thống kê diện tích đất Dự án và đã hoàn thành việc cập nhật vào Sổ bộ thuế của xã giai đoạn 2021-2026 và được UBND Thành phố phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2022.

Dự án Khu đô thị sinh thái Việt Hà tại Tiến Xuân và xã Yên Bình – Thạch Thất, Hà Nội (97 ha): trong năm 2022 công ty vẫn tiếp tục bám sát, phối hợp làm việc với Sở Kế hoạch đầu tư, UBND huyện Thạch Thất và các Sở ngành liên quan để thực hiện công tác rà soát, phân loại đồ án quy hoạch/dự án đầu tư theo Văn bản số 184/KH&ĐT-NNS ngày 13/1/2021 của UBND thành phố và Nghị quyết số 04/NQ-HĐND ngày 8/4/2022 của HĐND thành phố Hà Nội.

Cổ phần hóa cách đây 7 năm với vốn điều lệ 769 tỷ, VHI có 4 công ty con là CTCP bánh mứt kẹo Hà Nội, CTCP Tràng An, CTCP Đầu tư và xây dựng Việt Hà, CTCP Rượu Quốc tế và 7 công ty liên doanh, liên kết: CTCP Bia và nước giải khát Việt Hà (37,2%), CTPC Dược phẩm Hà Nội (40%), CTCP Giầy Ngọc Hà, CTCP Thời trang quốc tế Ngôi Sao, CTCP Đồng Tháp. Ngoài ra VHI còn nắm giữ cổ phần ở một số doanh nghiệp đình đám khác như công ty liên doanh TNHH Crown Hà Nội, CTCP đô thị sinh thái Vân Nội, CTCP đầu tư và dịch vụ Hà Nội… Công ty CP đầu tư xây dựng Việt Hà cũng tham gia liên doanh trong dự án khu đô thị Việt Hà với 2 đối tác là công ty TNHH Đại Hoàng Long và CTCP xây dựng và kỹ thuật Việt Nam.

Đối với việc khai thác, vận hành 2000 m2 sàn thương mại tại Dự án 87 Lĩnh Nam: công ty đã ký hợp đồng cho thuê tổng cộng 586 m2 sàn thương mại trên tổng số 2000 m2. Ban Dự án – Đầu tư đang tiếp tục chủ động tìm kiếm khách thuê trên một số kênh chuyên môi giới cũng như tích cực khai thác các mối quan hệ của công ty để sớm tìm kiếm và cho thuê nốt phần diện tích còn lại ở 87 Lĩnh Nam.

Về dự án 11-13 Nguyễn Chí Thanh, quận Ba Đình, Hà Nội (trên miếng đất 1071 m2), công ty đặt kế hoạch ngay sau khi được UBND Thành phố ban hành Quyết định phê duyệt Phương án sắp xếp lại, xử lý cơ sở nhà đất do Việt Hà quản lý, sử dụng, công ty sẽ khẩn trương triển khai hoàn thiện các thủ tục về đất, tiến hành nghiên cứu các chỉ tiêu quy hoạch, kiến trúc để thực hiện Dự án Tổ hợp văn phòng, thương mại dịch vụ kết hợp giới thiệu sản phẩm Công ty Việt Hà theo đúng quy định.

Hiện phần vốn nhà nước tại VHI chiếm 51% do UBND Tp. Hà Nội nắm giữ, nhà đầu tư chiến lược là Tổng công ty Rau quả Vegetexco (Một thành viên thuộc Tập đoàn T&T của bầu Hiển) nắm giữ 36,1%, Tổng công ty CP bảo hiểm hàng không nắm 12,56%.

Đáng tiếc, mặc dù nắm giữ thương hiệu bia Việt Hà rất nổi tiếng ở khu vực Hà Nội và nắm trong tay nhiều miếng đất, thế nhưng từ sau khi cổ phần hóa đến nay công ty công bố kết quả kinh doanh kém cỏi. Từ 2017 đến nay công ty mới chỉ có 2 lần chia cổ tức với mức vỏn vẹn 1,39% và 1,95%.

Đáng chú ý, VHI quản lý và sử dụng nhiều miếng đất đắc địa ở các quận trung tâm Hà Nội, ví dụ như 1071 m2 tại 11-13 Nguyễn Chí Thanh –Quận Ba Đình, 3074,5 m2 tại 254 Minh Khai- Quận Hai Bà Trưng, 19903 m2 tại 87 Lĩnh Nam, 261,8 m2 tại 96 Hàng Trống-Quận Hoàn Kiếm, 87 m2 tại 18 Hàng Thiếc- Hoàn Kiếm, 107,6 m2 tại số 3 Quán Sứ- Hoàn Kiếm, 67m2 tại 493 phố Trương Định… Ngoài ra các công ty con của VHI cũng nắm trong tay nhiều miếng đất đắc địa, chẳng hạn như một công ty con là CTCP đầu tư và xây dựng Việt Hà nổi tiếng với miếng đất 153.206 m2 tại phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Quý đầu năm, ông lớn ngành bia Sabeco báo lãi giảm gần 20% Quý đầu năm, ông lớn ngành bia Sabeco báo lãi giảm gần 20%

Các tin khác

Áp lực lạm phát, doanh nghiệp cần làm gì để thích ứng và nâng cao năng lực cạnh tranh?

Áp lực lạm phát, doanh nghiệp cần làm gì để thích ứng và nâng cao năng lực cạnh tranh?

Lạm phát là một hiện tượng kinh tế vĩ mô có tác động sâu rộng đến toàn bộ nền kinh tế, đặc biệt là khu vực doanh nghiệp. Khi giá hàng hoá và dịch vụ leo thang, không chỉ người tiêu dùng chịu ảnh hưởng mà các doanh nghiệp cũng phải đối mặt với hàng loạt thách thức. Từ áp lực chi phí, tiền lương, đến sức mạnh tài chính và nhu cầu thị trường, mỗi doanh nghiệp đều phải đánh giá tác động của lạm phát để có chiến lược ứng phó phù hợp.
Ngày hội Văn hóa SHB - T&T 2025: Ba thập kỷ “Nhất Tâm”, vững bước cùng đất nước vươn Tầm

Ngày hội Văn hóa SHB - T&T 2025: Ba thập kỷ “Nhất Tâm”, vững bước cùng đất nước vươn Tầm

Với tinh thần “Nhất Tâm” và khát vọng cất cánh, SHB và T&T Group đã sẵn sàng đồng hành cùng đất nước tiến vào kỷ nguyên mới. Tại đây, mỗi bước tiến là lời khẳng định đầy tự hào về sức mạnh, sự sáng tạo và tinh thần dân tộc.
Bảo vệ dữ liệu cá nhân cho doanh nghiệp vừa và nhỏ: Thách thức và giải pháp từ chuyên gia

Bảo vệ dữ liệu cá nhân cho doanh nghiệp vừa và nhỏ: Thách thức và giải pháp từ chuyên gia

Trong bối cảnh mối đe dọa an ninh mạng ngày càng gia tăng các, doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) đang trở thành mục tiêu tấn công chính của tin tặc. Việc quản lý rủi ro bảo mật và bảo vệ dữ liệu cá nhân không chỉ là yêu cầu tuân thủ pháp luật mà còn là yếu tố quan trọng để duy trì niềm tin của khách hàng. Nếu không có các biện pháp bảo vệ thích hợp, SMEs có thể phải đối mặt với hậu quả nghiêm trọng, từ mất dữ liệu, sụt giảm doanh thu cho đến mất uy tín trên thị trường.
“Agribank - Thêm cây, thêm sự sống”, lan tỏa hành trình “Vì tương lai xanh” tại Mê Linh

“Agribank - Thêm cây, thêm sự sống”, lan tỏa hành trình “Vì tương lai xanh” tại Mê Linh

Ngày 14/3/2025, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) đã phối hợp cùng UBND huyện Mê Linh tổ chức chương trình trồng cây xanh với thông điệp “Agribank - Vì một tương lai xanh - Thêm cây, thêm sự sống”.
Khi AI trở thành "nhân viên chăm sóc khách hàng"

Khi AI trở thành "nhân viên chăm sóc khách hàng"

Ngành chăm sóc khách hàng đang chứng kiến một cuộc cách mạng công nghệ khi trí tuệ nhân tạo (AI) dần thay thế con người trong nhiều khâu công việc.
AI sẽ “soán ngôi” kế toán viên? Giải mã tương lai ngành kế toán trong kỷ nguyên số

AI sẽ “soán ngôi” kế toán viên? Giải mã tương lai ngành kế toán trong kỷ nguyên số

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang tạo ra làn sóng thay đổi mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực, và kế toán cũng không ngoại lệ. Liệu AI có thể thay thế hoàn toàn kế toán viên hay chỉ là một công cụ hỗ trợ đắc lực? Các kế toán viên cần làm gì để thích ứng và phát triển trong kỷ nguyên số?
“Cơn lốc” AI “càn quét” ngành xử lý dữ liệu

“Cơn lốc” AI “càn quét” ngành xử lý dữ liệu

Sự phát triển nhanh chóng của AI đang đặt ra câu hỏi lớn: “Liệu AI có thực sự là mối đe dọa đối với thị trường lao động, đặc biệt là trong ngành nhập liệu và xử lý dữ liệu, hay nó chỉ đơn thuần là công cụ tái cấu trúc nhân sự”?
Công đoàn Ngân hàng: Đồng hành cùng phụ nữ đổi mới, sáng tạo trong kỷ nguyên số

Công đoàn Ngân hàng: Đồng hành cùng phụ nữ đổi mới, sáng tạo trong kỷ nguyên số

Chuyển đổi số mang đến cơ hội lớn nhưng cũng đặt ra không ít thách thức cho lao động nữ ngành Ngân hàng. Nhận thức rõ điều này, Công đoàn Ngân hàng Việt Nam đã và đang chủ động phối hợp, triển khai nhiều hoạt động thiết thực, khẳng định vai trò nòng cốt trong việc hỗ trợ, tạo điều kiện để phụ nữ phát huy tối đa năng lực, không ngừng đổi mới, sáng tạo, góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững của Ngành.
Kế toán viên cần “tiến hóa” cùng AI

Kế toán viên cần “tiến hóa” cùng AI

Sự phát triển nhanh chóng của trí tuệ nhân tạo (AI) đang thay đổi sâu rộng ngành kế toán. Thay vì bị loại bỏ hoàn toàn, các kế toán viên phải thích nghi với những vai trò mới, từ phân tích tài chính, tư vấn chiến lược đến kiểm toán nâng cao.
Kế toán viên hãy cẩn thận: AI đang đến gần!

Kế toán viên hãy cẩn thận: AI đang đến gần!

Trong vòng 3 năm tới, 80% nhân sự kế toán có thể bị thay thế bởi trí tuệ nhân tạo (AI), theo một nghiên cứu được công bố tại Đại hội Sales và Marketing toàn quốc (VSMCamp) và Hội nghị cấp cao các Giám đốc Sales và Marketing (CSMOSummit) lần thứ 8 vừa diễn ra gần đây.
VNI đổi tên thành DBV: Bước chuyển mình lớn của VNI

VNI đổi tên thành DBV: Bước chuyển mình lớn của VNI

Việc Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Hàng không (VNI) đổi tên thành Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm DBV (DBV Insurance Corporation) là một bước đi chiến lược nhằm thay đổi vị thế trên thị trường bảo hiểm Việt Nam.
Tăng trưởng hàng lần trong thập kỷ qua, các ngân hàng Việt thiếu điều gì để lọt Top khu vực?

Tăng trưởng hàng lần trong thập kỷ qua, các ngân hàng Việt thiếu điều gì để lọt Top khu vực?

Trong những năm qua, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng ấn tượng với nhiều nhà băng bắt đầu ghi dấu trên bản đồ xếp hạng ngân hàng toàn cầu. Tuy nhiên, ngân hàng Việt vẫn đứng trước bài toán hóc búa về chiến lược kinh doanh dài hạn. Trong bối cảnh đó, mô hình hệ sinh thái được xem không chỉ là cơ hội, mà còn là hướng đi tất yếu để họ có thể bứt phá, nâng tầm vị thế trong kỷ nguyên số.
Nhiều địa phương hợp tác chiến lược với Vingroup vì mục tiêu phát triển bền vững

Nhiều địa phương hợp tác chiến lược với Vingroup vì mục tiêu phát triển bền vững

Trong bối cảnh chuyển đổi xanh và chuyển đổi số đang trở thành xu hướng tất yếu để đảm bảo tăng trưởng bền vững, Tập đoàn Vingroup đã ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược với nhiều tỉnh thành như Bình Định, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Thừa Thiên Huế, cùng các doanh nghiệp hàng đầu như Viettel, FPT, VinaChem...
Agribank thúc đẩy tăng trưởng xanh, hướng tới phát triển bền vững

Agribank thúc đẩy tăng trưởng xanh, hướng tới phát triển bền vững

Với vị thế ngân hàng chủ lực trong phát triển khu vực nông nghiệp, nông thôn, Agribank xác định thúc đẩy tăng trưởng xanh, hướng tới phát triển bền vững là nhiệm vụ quan trọng, trọng tâm phát triển kinh tế xanh từ “Tam nông”.
Chuyển đổi xanh cho thị trường bất động sản Việt Nam - xu hướng tất yếu để phát triển bền vững

Chuyển đổi xanh cho thị trường bất động sản Việt Nam - xu hướng tất yếu để phát triển bền vững

Ngày 19/2, dưới sự chỉ đạo của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam (Reatimes) và Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam (VIRES) phối hợp tổ chức Lễ Vinh danh thương hiệu Bất động sản dẫn đầu năm 2024 - 2025 trong khuôn khổ Diễn đàn Bất động sản Mùa Xuân lần thứ V; đồng thời công bố và triển khai đề án “Chuyển đổi xanh cho thị trường bất động sản Việt Nam”.
Công bố các tài liệu hỗ trợ DNNVV và doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ

Công bố các tài liệu hỗ trợ DNNVV và doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ

Ngày 15/2, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ công bố 2 cuốn Sổ tay Hướng dẫn Tiếp cận Chính sách Hỗ trợ của Nhà nước cho DNNVV, Sổ tay thương mại điện tử dành cho DNNVV do Phụ nữ làm chủ và đào tạo nâng cao năng lực ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong công việc.
Doanh nghiệp, người lao động cần làm gì để bảo vệ dữ liệu cá nhân?

Doanh nghiệp, người lao động cần làm gì để bảo vệ dữ liệu cá nhân?

Trong những năm gần đây, vấn nạn đánh cắp, mua bán trái phép dữ liệu cá nhân đang trở thành một thách thức nghiêm trọng đối với cả cá nhân lẫn doanh nghiệp tại Việt Nam. Theo báo cáo của các cơ quan chức năng, nhiều đường dây tội phạm đã thực hiện hành vi thu thập, buôn bán dữ liệu cá nhân một cách công khai trên không gian mạng, ảnh hưởng đến hàng triệu người dùng.
Doanh nghiệp Việt trước bài toán bảo vệ dữ liệu cá nhân

Doanh nghiệp Việt trước bài toán bảo vệ dữ liệu cá nhân

Nghị định 13/2023/NĐ-CP về bảo vệ dữ liệu cá nhân có hiệu lực từ ngày 1/7/2023 đã tạo ra một khung pháp lý quan trọng, điều chỉnh việc khai thác, quản lý và bảo vệ dữ liệu cá nhân trong bối cảnh nền kinh tế số ngày càng phát triển.
Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam và hành trình 10 năm nỗ lực dẫn dắt, kết nối để vươn xa

Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam và hành trình 10 năm nỗ lực dẫn dắt, kết nối để vươn xa

Ngày 26/02/2025, Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) sẽ tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập - cột mốc khẳng định sự trưởng thành và những bước tiến bền vững của VARS trong hành trình phát triển nghề môi giới bất động sản tại Việt Nam. Sự kiện không chỉ đánh dấu một thập kỷ VARS đồng hành cùng cộng đồng môi giới bất động sản mà còn là dịp để nhìn lại những thành tựu đã đạt được, khẳng định vai trò tiên phong trong việc kết nối, nâng cao giá trị nghề nghiệp và đóng góp vào sự phát triển của thị trường bất động sản Việt Nam.
Hơn 2,3 triệu lượt hộ nghèo, đối tượng chính sách được vay vốn chính sách

Hơn 2,3 triệu lượt hộ nghèo, đối tượng chính sách được vay vốn chính sách

Năm 2024, với tổng nguồn vốn tín dụng đạt gần 377.000 tỷ đồng, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã hỗ trợ hàng triệu hộ nghèo và đối tượng chính sách phát triển sản xuất, cải thiện đời sống. Bước sang năm 2025, NHCSXH tiếp tục đặt trọng tâm vào nâng cao chất lượng tín dụng, quản lý rủi ro và đẩy mạnh chuyển đổi số, nhằm thúc đẩy các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới.
Xem thêm
Phiên bản di động